Ông lớn Huawei nói gì về những chiếc điện thoại thương hiệu Việt?

Rào cản về việc đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ, hay vấn đề bản quyền là những gì có thể cản bước điện thoại Việt vươn ra thế giới. Tuy nhiên, cơ hội dành cho điện thoại Việt tại thị trường trong nước là rất lớn. Cứ “kiên trì” thì sẽ có ngày “thành công”.
ong lon huawei noi gi ve nhung chiec dien thoai thuong hieu viet Huawei tăng thị phần toàn cầu lên 8,5% nhờ mẫu điện thoại mới P9
ong lon huawei noi gi ve nhung chiec dien thoai thuong hieu viet Đầu tháng 7, chiếc điện thoại với camera kép Huawei P9 sẽ về Việt Nam
ong lon huawei noi gi ve nhung chiec dien thoai thuong hieu viet Huawei kiện Samsung vi phạm bản quyền
ong lon huawei noi gi ve nhung chiec dien thoai thuong hieu viet Huawei giảm giá cực sốc chào Cup Châu Âu
ong lon huawei noi gi ve nhung chiec dien thoai thuong hieu viet Huawei hỗ trợ Daydream, nền tảng google ứng dụng thực tế ảo trên di động
ong lon huawei noi gi ve nhung chiec dien thoai thuong hieu viet Huawei vào Top 100 Thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2016
ong lon huawei noi gi ve nhung chiec dien thoai thuong hieu viet

Trong khoảng 3-4 năm trở lại đây, nhiều thương hiệu điện thoại Việt đã xuất hiện. Thậm chí, ở thời kỳ cao điểm, thị trường nước ta có tới hơn 30 hãng điện thoại “thương hiệu Việt” cùng chia thị phần. Nổi đình nổi đám nhất phải kể đến Vivas của VNPT hay gần đây là BPhone của Bkav. Tuy nhiên đến nay, không nhiều thương hiệu còn khả năng trụ lại.

Theo lý giải của một số chuyên gia, điện thoại thương hiệu Việt thời kỳ đầu bùng nổ là do tâm lý ủng hộ “người Việt dùng hàng Việt”. Tuy nhiên, tâm lý thời gian đầu này không thể giúp duy trì ngành hàng này phát triển bền vững.

Sau khi người dùng dần nhận ra không ít trong số này là “mác Việt, ruột Tàu” và chất lượng không được đảm bảo, người dùng trong nước không còn quá mặn mà với những cái tên “thương hiệu Việt” nữa. Thậm chí một bộ phận người tiêu dùng tỏ ra hoài nghi về nguồn gốc của những sản phẩm này. Tâm lý vô tình lại trở thành rào cản đối với những nhà phát triển có ý định sản xuất những smartphone mang bản sắc của người Việt, do chất xám của người Việt tạo nên, chẳng hạn như Vivas của VNPT hay gần đây là BPhone của BKAV.

Bí quyết thành công?

Trong một cuộc phỏng vấn với báo chí Việt Nam ôngJim Xu - Phó Chủ tịch Huawei Consumer Business Group (CBG), một thương hiệu điện thoại tư nhân đến từ Trung Quốc đã đưa ra những lời khuyên cho các doanh nghiệp Việt.

ong lon huawei noi gi ve nhung chiec dien thoai thuong hieu viet
Ông Jim Xu - Phó Chủ tịch Huawei Consumer Business Group (CBG)

 Theo ông Jim Xu, Huawei khởi nghiệp từ 28 năm trước và chỉ tập trung vào ICT. “Năm 1987, chúng tôi xây dựng khu campus đầu tiên tại Thẩm Quyến, 2km xung quanh đây chẳng có cái gì cả. Tại thời điểm đó nếu Huawei tập trung đầu tư vào bất động sản thì chúng tôi sẽ kiếm lời được khoảng 20 lần. Nhưng Huawei không làm thế, mà tập trung mọi nguồn lực cho ICT, vì Huawei tin rằng để trở thành một công ty dẫn đầu trong ngành ICT toàn cầu thị phần phải thực sự chuyên tâm. 28 năm qua chúng tôi cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng chúng tôi không từ bỏ mà kiên định theo mục tiêu và định hướng đã chọn”.

Đại diện Huawei chia sẻ, yếu tố thứ hai để thương hiệu này thành công chính là sự cởi mở. “Chúng tôi mở các trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D) ở khắp nơi trên thế giới. Sự cởi mở là để học hỏi lẫn nhau, vì rất nhiều công nghệ đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Để trở thành người dẫn đầu thì cần phải tích cực học hỏi và phát triển để đạt được sự tối ưu nhất”, ông Jim Xu nhận định.

Nói về việc ở Việt Nam có nhiều doanh nghiệp muốn phát triển thương hiệu điện thoại riêng, Phó chủ tịch Huawei CBG đưa ra nhận định: “Tôi nghĩ nếu muốn phát triển và vươn ra thị trường bên ngoài bạn sẽ phải đầu tư rất nhiều cho RViệt Nam được đánh giá là một trong những thị trường có tính cạnh tranh cao nhất và với nhu cầu còn rất lớn. Tỷ lệ sử dụng smartphone ở Việt Nam hiện chỉ khoảng 55% và còn rất nhiều tiềm năng. Tốc độ tăng trưởng của thị trường luôn đạt 2 con số trong nhiều năm qua. Việt Nam có dân số rất trẻ và người tiêu dùng thường chú ý đến những sản phẩm có thương hiệu, thời trang và sáng tạo.

ong lon huawei noi gi ve nhung chiec dien thoai thuong hieu viet

Tuy nhiên, các bạn cũng cần suy nghĩ cẩn trọng khi ra thị trường nước ngoài, vì ở đó có rất nhiều thách thức và bạn phải tập trung đầu tư rất nhiều, ví dụ như vấn đề bản quyền. Như các bạn đã biết, Huawei vừa khởi kiện Samsung về bản quyền tại thị trường Trung Quốc và thị trường Mỹ về công nghệ 4G. Trong 4 năm qua, Samsung đã sử dụng công nghệ này mà không có thỏa thuận với chúng tôi.”

Được biết, theo Báo cáo thường niên 2015 của Huawei, công ty này đã đầu tư 9,18 tỷ USD cho các hoạt động R&D, chiếm 15,1% doanh thu hàng nămTổng mức đầu tư R&D trong một thập kỷ qua đạt xấp xỉ 36,97 tỷ USD. Công ty có 16 trung tâm nghiên cứu và phát triển, 36 trung tâm sáng tạo liên hợp, và 45 trung tâm đào tạo trên toàn thế giới. Tính đến ngày 31/12/2015, Huawei đã nộp 52.550 hồ sơ cấp bằng sáng chế ở Trung Quốc, 30.613 tại nước ngoài, với 50.377 bằng sáng chế đã được cấp. Trong năm 2015, Huawei bán ra hơn 100 triệu smartphone, tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm trước.

Theo GFK, Huawei xếp thứ 3 trong thị trường điện thoại thông minh toàn cầu từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2015. Doanh nghiệp Việt đã chia bao tiền để nghiên cứu sản xuất điện thoại Năm 2015, sau khi ra mắt chiếc điện thoại Bphone đầu tiên tại Việt Nam, đại diện Bkav cho biết đã chi hơn 20 triệu USD để sản xuất chiếc điện thoại này.

Đội ngũ nhân sự tham gia lên đến hơn 200 kĩ sư thiết kế, lập trình phần mềm. Chi phí nào bao gồm cả việc đào tạo nhân sự, bởi nền giáo dục của Việt Nam còn hạn chế.

Do đó, BKAV phải tự đào tạo đội ngũ kĩ sư từ khi họ còn đang ngồi trên ghế nhà trường theo chương trình riêng của BKAV. BKAV cũng đã đầu tư một nhà máy sản xuất tại Mỹ ĐÌnh, với công suất sản xuất khoảng 800 chiếc điện thoại/ngày, một tháng là 24.000 sản phẩm.

Tuy nhiên, sau một năm ra mắt hiện chiếc điện thoại này vẫn chưa thể chinh phục được số đông người dùng Việt Nam. Chính đại diện của BKAV cũng phải nhận định: “Nhìn về mặt bằng chung, thị trường Việt Nam khá khắt khe, với chính sản phẩm của người Việt.”

BKAV cũng cho biết, sẽ phối hợp với Qualcomm để thông qua kênh phân phối của nhà mạng Mỹ, Ấn Độ, đem sản phẩm Bphone tới các thị trường này. Tuy nhiên, có vẻ kế hoạch này chưa được triển khai sau “thất bại” tại thị trường trong nước.

ong lon huawei noi gi ve nhung chiec dien thoai thuong hieu viet

Từ trái qua phải: Huawei P9, Bphone, Vivas Lotus S2

Trước đó, tháng 8/2013, VNPT Technology cũng ra mắt chiếc smartphone thuần Việt đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam với tên gọi Vivas Lotus S1. Không công bố thông tin về tổng mức đầu tư cho việc sản xuất điện thoại, nhưng VNPT cho biết đã đầu tư 50-60% hàm lượng chất xám trên tổng giá trị sản phẩm. Ông Huỳnh Song Trà, Phó tổng giám đốc công ty VNPT Technology khi đó cho biết chiếc Vivas Lotus S1 được công ty bắt tay làm từ hơn 1 năm trước. Công ty đã đầu tư dây chuyền hàn linh kiện (SMT) và lắp ráp tại Việt Nam với năng lực lắp ráp khoảng 300 chiếc smartphone/ngày. Được biết, tính đến nay VNPT cũng đã cho ra đời được gần chục mẫu điện thoại khác nhau, nhưng chủ yếu tập trung vào phân khúc điện thoại giá rẻ.

Có thể thấy, so với những ông lớn trong lĩnh vực sản xuất điện thoại di động, các doanh nghiệp Việt còn cần phải cố gắng và nỗ lực nhiều hơn cả về đầu tư tiền bạc lẫn chất xám. Tuy nhiên, không phải là không có những cơ hội bởi theo đại diện Huawei, chúng ta có thể thấy thị trường smartphone khá là “phẳng” khi mà các công ty công nghệ hàng đầu cùng chia sẻ các nguồn lực để tạo ra một chiếc smartphone. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp lại cho ra đời những chiếc điện thoại có bản sắc riêng.

Quỳnh Chi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 4/11, thị trường dầu thế giới ghi nhận xu hướng tăng, mặc dù dự báo giá hàng hóa toàn cầu sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm vào năm 2025, do nguồn cung dầu mỏ dồi dào. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 69,33 USD/thùng, tăng 0,33%. Giá dầu Brent đạt 72,94 USD/thùng, tăng 0,4%.
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 4/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.242 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 104,32 điểm.
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định

Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định

(LĐTĐ) Hôm nay (4/11), sau nhiều phiên gần đây, giá vàng nhẫn thường biến động cùng chiều với thị trường thế giới. Trong bối cảnh giá vàng thế giới giảm mạnh, vàng nhẫn trong nước đang đối diện nguy cơ giảm theo.
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/11/2024), thị trường xăng dầu thế giới chốt phiên cuối tuần với tín hiệu hạ nhiệt, đánh dấu sự ổn định sau nhiều phiên tăng mạnh. Dưới đây là diễn biến chính của giá dầu trong tuần qua.
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao

Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao

(LĐTĐ) Sáng nay (3/11/2024), tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.242 đồng, giảm tuần 13 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 104,32 điểm - tăng tuần 0,06%.
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024

Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024

(LĐTĐ) Lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị nhu cầu về vàng vượt 100 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái do các khoản đầu tư vào vàng gia tăng mạnh trong bối cảnh giá kim loại quý này liên tiếp phá đỉnh. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, ngược chiều thế giới, nhu cầu vàng bất ngờ sụt giảm trong quý 3/2024.
Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay 3/11, giá vàng thế giới giảm nhẹ khoảng 1,9% so với đỉnh 2,790 USD. Vàng nhẫn tròn giảm 100 nghìn đồng/lượng xuống 89 triệu đồng/lượng.
Giá xăng dầu hôm nay (2/11): Dầu thô giảm trong tuần qua

Giá xăng dầu hôm nay (2/11): Dầu thô giảm trong tuần qua

(LĐTĐ) Sáng nay (2/11/2024), giá dầu thô trên thị trường quốc tế ổn định nhẹ sau một tuần giảm do những yếu tố như căng thẳng tại Trung Đông và sản lượng dầu kỷ lục từ Mỹ. Cụ thể, giá dầu thô WTI 69,33 USD/thùng, tăng nhẹ 0,33% (tương đương 0,23 USD), dầu Brent 72,94 USD/thùng, tăng 0,4% (tương đương 0,29 USD).
Tỷ giá USD hôm nay (2/11): Đồng USD thế giới phục hồi, thị trường tự do tăng

Tỷ giá USD hôm nay (2/11): Đồng USD thế giới phục hồi, thị trường tự do tăng

(LĐTĐ) Sáng nay (2/11/2024), tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.242 VND/USD, giảm 1 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 104,32 điểm - tăng 0,34%.
Giá vàng hôm nay (2/11): Đồng loạt quay đầu giảm

Giá vàng hôm nay (2/11): Đồng loạt quay đầu giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (2/11/2024), giá vàng trên thế giới tiếp tục chịu áp lực giảm do sự phục hồi của đồng USD mạnh hơn và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao. Tại thị trường trong nước, nhiều thương hiệu vàng cũng đồng loạt điều chỉnh giảm giá.
Xem thêm
Phiên bản di động