Nợ của Vinashin, Vinalines, Chính phủ có phải trả thay?

Trả lời chất vấn của đại biểu về số nợ của Vinashin, Vinalines, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết: Số liệu nợ cũng đã được rà soát đối chiếu kỹ lưỡng và kết quả xử lý là giảm tới 70% nghĩa vụ nợ của Vinashin.

Tham gia chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) đề nghị Bộ trưởng Tài chính cho biết đến nay tổng số nợ mà Chính phủ vay để cho vay lại và bảo lãnh cho doanh nghiệp nhà nước là bao nhiêu? Có những khoản vay nào Chính phủ bảo lãnh vay, nhưng khi đáo hạn, doanh nghiệp nhà nước không trả được, Chính phủ phải trả nợ thay hay vay đảo nợ không? Dự kiến tình hình sắp đến như thế nào?

“Đề nghị Bộ trưởng cho biết cụ thể về các khoản nợ của Vinashin, Vinalines mà Chính phủ cho vay hoặc bảo lãnh vay đã và đang đáo hạn phải trả. Chính phủ có trả nợ thay không hoặc bảo lãnh vay đáo hạn?”, đại biểu Nghĩa nhấn mạnh.

 

Trả lời chất vấn của đại biểu về số nợ của Vinashin, Vinalines, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng dẫn giải đến kinh nghiệm quốc tế, nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả quốc gia phát triển khi cần thiết cũng can thiệp vào xử lý tài chính của doanh nghiệp lớn.

Đối với Việt Nam, Chính phủ đã cấp bảo lãnh Chính phủ để phát hành trái phiếu tái cơ cấu lại nợ của Vinashin, trên cơ sở nghị quyết của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Chính phủ và tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp lý về cấp, quản lý bảo lãnh nợ Chính phủ.

“Việc xử lý nợ cũng chỉ trong giới hạn phạm vi của công ty mẹ của tập đoàn Vinashin và 8 công ty con giữ lại. Số liệu nợ cũng đã được rà soát đối chiếu kỹ lưỡng và kết quả xử lý là giảm tới 70% nghĩa vụ nợ của Vinashin”, Bộ trưởng khẳng định.

Kết quả xử lý là giảm tới 70% nghĩa vụ nợ của Vinashin.

Kết quả xử lý là giảm tới 70% nghĩa vụ nợ của Vinashin.

Về vấn đề nợ công, đại biểu Lê Thị Công (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng đặt câu hỏi: “Trong khi nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, thu ngân sách thấp, xuất khẩu không thuận lợi, nợ công rơi vào tình trạng vay để trả nợ và mối lo lớn nhất là khả năng trả nợ. Nhưng theo báo cáo của Bộ Tài chính, nợ công vẫn trong ngưỡng đảm bảo an toàn. Xin Bộ trưởng cho biết nợ công có thực sự an toàn không, giải pháp nào để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia?”

Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết: Theo số lượng tuyệt đối của nợ công trong những năm gần đây đều có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, qua đánh giá hai yếu tố quan trọng là cơ cấu nợ công và khả năng trả nợ, thì “nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, thấp hơn các chỉ tiêu được Quốc hội và Chính phủ phê chuẩn, bao gồm chỉ tiêu tỷ lệ nợ công trên GDP, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ trên tổng thu ngân sách hàng năm, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Số liệu do Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cung cấp cho thấy, tỷ lệ về chỉ tiêu nợ công trên GDP thay đổi không nhiều qua các năm. Năm 2010 là 51,7%, năm 2011 là 50,1%, năm 2012 là 50,8%, năm 2013 là 53,4% (kể cả số Quốc hội đã biểu quyết chuyển nợ hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2012 vào trong bội chi).

Riêng nợ Chính phủ, Bộ trưởng Dũng cho biết, hiện nay ở mức 41,5%, tức thấp hơn chỉ tiêu 55% Quốc hội cho phép. “Chúng tôi cho rằng cùng với tăng trưởng GDP ở mức trung bình trong những năm tới kết hợp với việc kiểm sát chặt chẽ tính bền vững và khả năng trả nợ sẽ tiếp tục duy trì”, Bộ trưởng nói.

Nhấn mạnh tới thời điểm trả nợ, Bộ trưởng Dũng lưu ý việc “bị trùng lặp theo cơ cấu nợ công hiện nay có khoảng 50% nợ nước ngoài, nợ vay ODA lãi suất thấp, thời hạn còn lại phải trả nợ khoảng 14 - 15 năm. Việc này còn dài dài, xấp xỉ 50%, còn lại huy động trong nước bằng trái phiếu Chính phủ và các khoản vay khác. Trong điều kiện những năm vừa qua kinh tế khó khăn, huy động khó khăn, cho nên thời hạn huy động rất ngắn 2 năm, 3 năm, 5 năm. Vừa qua chúng tôi đã huy động 5 năm, 10 năm, có cả đến 15 năm nhưng số lượng rất ít, cơ cấu nợ công này rất quan trọng, đặc biệt khoảng 30% huy động trong nước ở thời gian phải trả nợ trong vòng 1 đến 3 năm”.

Do đó, Bộ đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ để có giải pháp cơ cấu lại nợ công và theo từng bước. Trên thực tế, từ cuối năm 2013 đến đầu năm 2014, Bộ Tài chính đã cho phát hành trái phiếu Chính phủ, trong đó tăng thời hạn lên 5 năm, 10 năm.

Cũng theo phân tích của Bộ trưởng Dũng, tỷ lệ trả nợ của Chính phủ trên tổng thu ngân sách hàng năm là 25%; tuy nhiên có 10% trong số này là các khoản được vay để đảo nợ, tức là không làm phát sinh thêm nghĩa vụ trả nợ mới. “Nếu trừ nghĩa vụ vay đảo nợ thì chúng ta vẫn nằm ở mức khoảng 20 - 21%, dưới mức 25%”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Trước thực tế này, Bộ trưởng Dũng cho rằng, vấn đề đặt ra là phải huy động được vốn để vừa phục vụ cho phát triển mới, vừa phục vụ cho vay đảo nợ, nghĩa là thời gian tiếp theo sau đây phải dài hạn so với hiện nay và những năm trước. “Chỗ này rất quan trọng, các đại biểu Quốc hội nhìn thấy sốt ruột là rất đúng, nhưng nếu loại trừ vay đáo nợ thì vẫn nằm trong ngưỡng 20 - 21%, nhỏ hơn 25%. Vay đảo nợ không làm phát sinh thêm nghĩa vụ nợ mới, chỗ này có ý như thế, chúng tôi phải phân tích rất kỹ, phân tích rất sâu”, Bộ trưởng tái khẳng định về số liệu an toàn của nợ công hiện nay.

Theo đánh giá của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì, con số nợ công mà Bộ Tài chính đưa ra công bố tính cả phần bảo lãnh của Chính phủ. Vậy, việc vay để đảo nợ, tức là vay để trả nợ đến hạn thì tác động đến nợ công thế nào?

“Đáp” lại lời của Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho hay: Vay đảo nợ nếu không phát sinh nghĩa vụ nợ mới, có khi chúng ta còn vay được nợ mới mà lãi suất thấp hơn thì nợ công không bị ảnh hưởng. Đảo nợ tức là không phát sinh nghĩa vụ nợ mới, không phát sinh nghĩa vụ trả nợ thì nhìn chung không ảnh hưởng đến nợ công. Vấn đề ở đây làm sao chúng ta huy động được vốn trong thời gian tới có thời hạn huy động dài hơn thời hạn hiện nay. Chúng tôi thấy đây là một trong những giải pháp chúng ta phải tái cơ cấu lại nợ công, cùng với các giải pháp khác có tác dụng quản lý thì giải pháp tái cơ cấu nợ công rất quan trọng”.

Theo Dân trí

Nên xem

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

(LĐTĐ) Mới đây, Thường vụ Huyện đoàn Mỹ Đức phối hợp với Cụm thi đua số 4 Thành đoàn Hà Nội tổ chức trao tặng công trình thanh niên “Sân chơi thiếu nhi” xã Thượng Lâm.
Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo đúng kế hoạch, từ 8h hôm nay (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức công bố kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi đã có hơn 52.000 tài khoản đăng ký, vượt mốc 20.000 lượt truy cập hằng ngày. Ứng dụng này đã tiếp nhận và xử lý nhanh chóng 338 phản ánh, tỷ lệ hài lòng đạt trên 48%. Người dân đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý.
Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vừa phối hợp với Herbalife Việt Nam tổ chức buổi đào tạo về dinh dưỡng khoa học thể thao cho các đại diện của 58 câu lạc bộ bóng đá Việt Nam.
Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội chi cho công tác trợ cấp ưu đãi người có công với tổng kinh phí 1.252 tỷ đồng, trong đó, thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho gần 80.000 người có công và thân nhân người có công số tiền 1.094 tỷ đồng.
Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 238 cán bộ làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế trực thuộc ngành.
Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tổ chức lớp tập huấn kiến thức về công tác An toàn, vệ sinh lao động; bồi dưỡng kỹ năng, quy trình, phương pháp xây dựng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ huyện và cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện.

Tin khác

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

(LĐTĐ) Sáng nay (15/7), Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác Tài chính - Ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Theo đó, nhấn mạnh công tác điều hành giá cả, thị trường bám sát thực tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống của người dân; tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm.
Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tập trung thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp tài chính - ngân sách đã đề ra, Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Năm 2024, mặc dù thị trường thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, song công tác xúc tiến thương mại đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong đó, với việc chương trình xúc tiến thương mại liên tục được tổ chức, được xem là “đòn bẩy” giúp các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của Hà Nội vươn ra thị trường thế giới.
Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2024 tăng 10,7%

Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2024 tăng 10,7%

(LĐTĐ) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II/2024 của Hà Nội ước đạt 208,8 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với quý trước, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Hà Nội đạt 408,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ.
Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

(LĐTĐ) Tại Hội thảo “Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và doanh nghiệp do nữ làm chủ trong quá trình chuyển đổi xanh” được tổ chức ngày 10/7/2024 tại Hà Nội, đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tham gia chia sẻ nhiều kinh nghiệm, giải pháp thiết thực.
Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 3.324 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ.
Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ trở thành một trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế, đóng vai trò cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm huy động vốn, đầu tư, tiết kiệm, thanh toán, phát hành sản phẩm tài chính…; ban đầu là phát triển các nền tảng vững chắc của một TTTC quốc gia (NFC), sau đó trở thành TTTC khu vực (RFC), tiến tới TTTC quốc tế (IFC) và toàn cầu (GFC).
Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng hơn 5,32%

Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng hơn 5,32%

(LĐTĐ) Theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 của thành phố Hà Nội tăng 0,07% so với tháng 5 và tăng 5,39% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, CPI của Thành phố tăng 5,32% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (12/7), thị trường quốc tế tiếp tục tăng mạnh, vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce.
Xem thêm
Phiên bản di động