Những triệu chứng đau tim đáng ngờ ở phụ nữ
Buồn nôn và nôn mửa
Dấu hiệu này có thể do các bệnh lý về dạ dày gây ra. Tuy nhiên, nếu chúng đi kèm với các triệu chứng liên quan tới tim mạch khác như khó thở, toát mồ hôi lạnh, đau tức ngực hoặc lưng thì vấn đề có vẻ nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Ngứa ran, đau nhói tứ chi
Triệu chứng trên thường bị cho là do một dây thần kinh nào đó bị chèn ép hay viêm khớp, nhưng sức khỏe tim mạch đôi khi mới là vấn đề đầu tiên cần quan tâm và chú ý đến.
Khó thở hay tim đập nhanh
Sự hoảng loạn cũng có những dấu hiệu này. Tuy nhiên, điểm khác biệt là trong khi cơn hoảng loạn thường kéo đến và kết thúc nhanh, đột ngột sau khi tác nhân gây sợ hãi qua đi thì các triệu chứng trên đối với nguy cơ đau tim lại bắt đầu từ từ và có xu hướng kéo dài.
Đau hàm
Hàm của bạn có thể bị đau nếu bạn đang có nguy cơ bị một cơn đau tim tấn công. Nguyên nhân là do các dây thần kinh dẫn tới khu vực hàm và tim nằm gần nhau, vì vậy sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới nhau. Nếu cơn đau diễn ra liên tục thì bạn nên tìm tới nha sĩ đầu tiên. Còn trong trường hợp cơn đau ngắt quãng, không liên tục và ngày càng tồi tệ khi bạn gắng dùng sức thì việc kiểm tra sức khỏe tim mạch là điều cần thiết.
Hoa mắt, chóng mặt
Bạn hay cảm thấy cơ thể bỗng trở nên yếu ớt hơn mọi ngày mà không rõ lý do, đặc biệt là đi kèm với triệu chứng khó thở và toát mồ hôi lạnh thì nguy cơ cao là tim của bạn không nhận được đủ lượng máu cần thiết.
Khó chịu hoặc nóng rát ở ngực và lưng
Phụ nữ thường mô tả cơn đau tim họ gặp phải như bị bóp chặt, nặng nề hay một cảm giác chèn ép. Sự khó chịu này thường bị nhầm lẫn với chứng ợ nóng (ợ chua) hoặc khó tiêu. Nếu đồng thời bạn cũng cảm thấy buồn nôn và những triệu chứng trên không thường xảy ra sau bữa ăn thì cần tới ngay cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe, tránh những rủi ro không đáng có.
Đau tim thường xảy ra do sự tích tụ các mảng chất béo bám trong động mạch vành. Khi các mảng bám dày và cứng lại, chúng sẽ phát triển thành xơ vữa động mạch – bệnh lý phổ biến gây ra các cơn đau tim. Xơ vữa động mạch có thể chặn lưu lượng máu, đồng nghĩa với việc chặn nguồn oxy cung cấp tới các cơ tim và dẫn tới đau tim.
Ngoài ra, bệnh tim có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như di truyền, huyết áp cao, béo phì, hút thuốc lá, tình trạng căng thẳng hay lối sống ít vận động…
Theo Hùng Cường/ Dân trí
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00