Những mong ước giản đơn
Mong ước được “sống đủ” |
Thông điệp mà Thủ tướng gửi gắm đến CNLĐ không chỉ đang làm việc tại các KCN- CX miền Đồng Nam Bộ, hay các KCN của cả nước mà còn với tất cả người lao động (NLĐ) đang làm việc trong mọi lĩnh vực, ngành nghề khắp mọi miền Tổ quốc rằng: Hãy hăng say học tập, lao động, sản xuất... Đảng, Nhà nước luôn luôn quan tâm theo từng bước đi của NLĐ và đã, đang, sẽ ban hành những chủ trương, chính sách để NLĐ có cuộc sống vật chất, tinh thần tương đối. Trước mắt là vấn đề việc làm, thu nhập, nhà ở, trường học cho con... Không chỉ CNLĐ được trực tiếp giao lưu với Thủ tướng tại Hội trường Nhà văn hóa tỉnh Đồng Nai hôm 30.4 vui mừng, mà NLĐ khắp mọi miền Tổ quốc cũng rất xúc động. Xúc động vì khá lâu rồi có vị đứng đầu Chính phủ “sẵn sàng” ngồi trên ghế làm việc của công nhân để giao lưu cả tiếng đồng hồ với họ.
Công nhân mong có nhà để ở, để thuê... |
Thế nên, từ Hà Nội, anh Nguyễn Minh Thanh- 36 tuổi, quê ở Nam Định, nhân viên Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam hiện đang thuê nhà ở khu tập thể Vĩnh Hồ - Thịnh Quang - Đống Đa cho hay: Là NLĐ hiện đang phải đi thuê nhà để ở, tôi chỉ mong sao tới đây, Đảng, Nhà nước tiếp tục có các chính sách phù hợp về an sinh - xã hội, đặc biệt là vấn đề nhà ở để NLĐ có thu nhập trung bình tiếp cận với nhà ở. Anh cho biết: “Có an cư, mới lập nghiệp”- nếu Nhà nước không có những chính sách tiếp theo về nhà ở giá rẻ thì NLĐ có thu nhập trung bình, thu nhập thấp vẫn rất khó tiếp cận với nhà ở. Không có nhà làm nơi an cư đã khổ, học hành của các cháu còn khổ sở hơn”.
Anh Thanh dẫn chứng, cơ chế sổ hộ khẩu hiện nay dẫn đến con em những NLĐ có thu nhập thấp rất thiệt thòi. Đơn cử, dẫu Nhà nước đã đẩy mạnh cải cách hành chính, song điệp khúc có nhà thì mới có hộ khẩu vẫn cứ song hành. Anh nói: Vì đi thuê, nay đây, mai đó... nên khi đi làm sổ hộ khẩu, cơ quan chức năng thường tra hỏi có giấy chứng nhận nhà ở không? Giấy tạm trú, tạm vắng, hợp đồng làm việc dài hạn đâu? Kết quả, hộ khẩu không làm được, con đi học không đúng tuyến. Không đủ điều kiện đi học trường công lập, các con phải đi học trường ngoài đắt, đã tốn kém còn tốn kém hơn! Còn anh Đỗ Mạnh Tuấn - công nhân Công ty CP xuất khẩu dụng cụ cơ khí - thì lại có ước vọng: Với thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng, nếu so với mặt bằng thu nhập của CNLĐ hiện nay là khá cao, song nếu so với mặt bằng giá cả thì tiền lương của hai vợ chồng sau khi chi tiêu các khoản, tích góp vẫn không thể đủ tiền mua nhà.
...mong có trường mầm non để gửi con và yên tâm công tác. |
Vì vậy, mong muốn của anh Tuấn cũng như đông đảo CNLĐ là Nhà nước và Thành phố cần sớm xây dựng nhà ở tại KCN Quang Minh (Mê Linh) để CNLĐ nói chung, những hộ gia đình nói riêng được thuê nhà với mức giá phù hợp để sinh sống. Không chỉ yếu tố nhà ở, các chính sách liên quan đến hộ khẩu, chuyện học hành của các cháu, nhiều CNLĐ đặc biệt quan tâm đến vấn đề thu nhập và chế độ bảo hiểm. Không ít CNLĐ cho rằng thông qua các phương tiện thông tin báo chí, được biết tới đây, Bộ Luật Lao động (sửa đổi) và Luật Bảo hiểm xã hội đi vào cuộc sống, CNLĐ chỉ mong các cấp, các ngành quan tâm để họ được đóng bảo hiểm đều đặn, đúng quy định của pháp luật sau này về già có lương hưu. Còn những CNLĐ đang làm việc tại KCN Bắc Thăng Long trong những lần đối đối thoại với các UVBCT- Bí thư Thành ủy Hà Nội: Phạm Quang Nghị (nhiệm kỳ 2010 - 2015), Hoàng Trung Hải (nhiệm kỳ 2016 - 2021) đều bày tỏ mong muốn Thành phố cần tổ chức định kỳ các cuộc giao lưu, đối thoại với NLĐ để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của họ. Đồng thời, qua các cuộc đối thoại sẽ có những chính sách phù hợp để giúp CNLĐ nâng cao kiến thức, bản lĩnh chính trị cũng như nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
Cụ thể, TP cần triển khai nhiều hơn khu vui chơi, nhà văn hóa cho CNLĐ; đi kèm với đó các DN cũng phải quý trọng sức lao động đối với họ nhằm giảm giờ làm thêm, giảm ca làm thêm để CNLĐ có thời gian nghỉ ngơi, nâng cao văn hóa và tái tạo sức lao động. Theo thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện giai cấp công nhân đóng góp khoảng 60% GDP cho nền kinh tế. Nhìn vào những đóng góp đó, thì những mong ước của họ khá giản đơn và hết sức chính đáng. Nhân sự kiện Tháng Công nhân 2016 và đặc biệt qua cuộc đối thoại với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa qua, đông đảo CNLĐ cả nước mong rằng tới đây sẽ có nhiều cuộc đối thoại như thế giữa các cấp, các ngành với họ để những tâm tư nguyện vọng, đóng góp của họ được các cấp, ngành quan tâm hơn nữa.
“Đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, những năm qua, hàng triệu triệu NLĐ đã góp phần xứng đáng vào kết quả tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, tăng giá trị cho sản phẩm trên thị trường, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho chính mình. Cũng chính những tấm gương sáng tiêu biểu trong lao động, sáng tạo, cải tiến khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, nâng cao tay nghề ngày càng nhiều, là động lực mạnh mẽ cho các thế hệ lao động trẻ tiếp bước trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức Công đoàn Việt Nam đội ngũ công nhân, viên chức, người lao động đã tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, nỗ lực góp phần thực hiện đường lối đổi mới do Đảng lãnh đạo, vươn lên trong lao động và công tác, giữ vai trò quyết định thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, xứng đáng là giai cấp lãnh đạo cách mạng, lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Trương Thị Mai - UVBCT, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương |
Hà Lê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép
Đời sống 23/09/2024 10:31
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày
Đời sống 17/09/2024 13:40
Sập hầm chui dân sinh đang thi công tại Tuyên Quang
Đời sống 17/09/2024 10:03
Đêm trắng của những người "canh" bão số 3 ở Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia
Đời sống 07/09/2024 10:00