Nguy cơ gây nhiễm khuẩn huyết cho trẻ nhỏ
Xét nghiệm mới giúp phát hiện sớm nhiễm trùng máu |
Theo PGS.Trần Minh Điển, vắc xin được xem là một trong những phát kiến hữu hiệu nhất của ngành y trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và chống lại những bệnh tật nguy hiểm, chết người. Nguyên lý hoạt động của vắc xin là đưa vào cơ thể con người một số thành phần đặc hiệu của yếu tố gây bệnh (virus, vi trùng) để kích thích hệ miễn dịch, tạo ra phản ứng miễn dịch hiệu quả mà không gây bệnh tật cho cơ thể.
Từ đó, tạo ra các dòng tế bào miễn dịch đặc hiệu có thể "nhớ mặt đặt tên" các yếu tố gây bệnh này. Trong tương lai, nếu cơ thể bị xâm nhập bởi những yếu tố trên, cơ thể sẽ có sẵn các chiến binh tinh nhuệ phù hợp, tiêu diệt các yếu tố này từ sớm, để dập tắt khả năng phát triển thành bệnh, hoặc giảm nhẹ mức độ bệnh và giảm nguy cơ biến chứng từ bệnh.
PGS.TS. Trần Minh Điển. |
Tuy nhiên, vì là một loại thuốc, nên bất kì vắc xin nào cũng có thể có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ. Đa số các tác dụng phụ của vắc xin là nhẹ và thoáng qua. Một số rất ít tác dụng phụ có thể gây nguy hiểm, như phản ứng phản vệ. Bởi vì vắc xin kích thích hệ thống miễn dịch nên các phản ứng tại chỗ: sốt, sưng, nóng, đỏ, đau sẽ tự khỏi. Tai biến nặng là rất hiếm.
Chẳng hạn, phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin Combe Five (DPT) có thành phần ho gà toàn tế bào thường là phản ứng tại chỗ (sưng, đỏ, đau): Lên tới 50%. Sốt (>38ºC), lên tới 50%. Các triệu chứng toàn thân, kích thích, khó chịu, quấy khóc, lên tới 60%. Nhưng những nguy cơ tác dụng phụ nguy hiểm sau khi tiêm vắc xin là rất thấp và không đáng kể so với hiệu quả phòng ngừa, giảm thiểu tử vong và biến chứng từ bệnh nguy hiểm, để bảo vệ cơ thể nói riêng và cộng đồng con người nói chung.
Một số phản ứng nặng sau tiêm vắc xin có thể do trẻ mắc các bệnh trùng hợp ngẫu nhiên hay gặp ở trẻ nhỏ như tim bẩm sinh, sặc sữa, nhiễm trùng huyết, đột tử, xuất huyết não…"Phản ứng sau tiêm chủng ảnh hưởng đến niềm tin và sự hưởng ứng của cộng đồng, các bậc cha mẹ; đồng thời ảnh hưởng cả đến các cán bộ làm tiêm chủng mở rộng…
Tuy nhiên nếu cha mẹ “quay lưng” với việc tiêm vắc xin cho trẻ thì sẽ làm giảm tỷ lệ tiêm vắc xin, làm giảm miễn dịch cộng đồng, bệnh dịch có nguy cơ quay trở lại. Ví dụ, ở Nhật, tác động của phản ứng sau tiêm chủng vắc xin DPT dẫn tới mắc dịch ho gà ở Nhật. Sau khi có 2 trường hợp chết sau tiêm vắc xin DPT, tạm dừng tiêm chủng. Sau đó đã có 41 trường hợp tử vong do bệnh ho gà bùng phát ở đất nước này"- PGS.Trần Minh Điển cho hay.
PGS.Trần Minh Điển cũng khuyến cáo, để phòng, tránh những nguy cơ tai biến có thể xảy ra với trẻ nhỏ sau tiêm, các bậc phụ huynh cần chú ý trước, trong và sau khi đưa trẻ đi tiêm về. Trong đó, trước tiêm chủng các bà mẹ, gia đình trẻ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, phiếu tiêm chủng. Khi đưa trẻ đến các cơ sở y tế, các bậc phụ huynh cần thông báo với bác sĩ tiền sử bệnh tật, sử dụng thuốc của trẻ, phản ứng sau tiêm chủng của lần tiêm chủng trước.
Trong quá trình tiêm chủng, gia đình trẻ, cùng cán bộ y tế theo dõi trẻ trong 30 phút tại điểm tiêm chủng. Đồng thời, thông báo cho cán bộ y tế nếu có thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe. PGS.Trần Minh Điển cũng cho biết, sau tiêm vắc xin cần theo dõi tinh thần, trạng thái ăn – ngủ, nhiệt độ, phát ban, biểu hiện tại chỗ sưng, đỏ, trẻ khóc, khó chịu, nôn trớ. Khi trẻ có những biểu hiện: Sốt cao trên 39 độ, sốt kéo dài hơn 24 giờ; tri giác trẻ bất thường, quấy khóc, lờ đờ... cần đưa ngay đến các cơ sở y tế.
Nếu để trẻ quấy khóc dai dẳng, vật vã, khó thở, da nổi thâm tím, chi lạnh thì kết quả điều trị sẽ hạn chế. “Đặc biệt, các bậc phụ huynh lưu ý không tự ý dùng thuốc, phải dùng thuốc theo chỉ dẫn của cán bộ y tế. Nếu trẻ sốt cần cặp nhiệt độ, theo dõi sát, chườm nước ấm, nới rộng quần áo, không nên dùng các loại thuốc lá, cây cỏ… khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế, dùng thuốc hạ sốt theo đúng hướng dẫn” - PGS.Trần Minh Điển nói.
Một số gia đình chủ quan không cho con tiêm chủng dẫn đến mắc bệnh. Theo thông tin từ lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung ương từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã điều trị cho 38 trường họp mắc ho gà. Trong đó, có những trường hợp bệnh nhân rất nặng. Bởi vậy, PGS. Trần Minh Điển khuyến cáo các bậc cha mẹ tiếp tục đưa con đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Điều quan trọng là trẻ em khi được tiêm chủng đầy đủ sẽ khỏe mạnh, không bị các di chứng, dị tật do bệnh truyền nhiễm gây ra giúp trẻ phát triển thể chất và trí não bình thường.Tiêm chủng mở rộng là tiêm chủng phổ cập cho hầu hết trẻ em nên diện bảo vệ của nó là rất lớn góp phần quan trọng cho phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00