Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi
Giá sữa trẻ em bị kiểm soát chặt, người tiêu dùng hưởng lợi | |
Đặt lợi ích người tiêu dùng lên hàng đầu |
Giá bán lẻ ở các vùng sẽ được đăng ký khác nhau
Thông tư 08 của Bộ Công Thương quy định, các thương nhân sản xuất, nhập khẩu sữa phải đăng ký giá bán lẻ khuyến nghị và thông báo giá này đến toàn bộ hệ thống phân phối của mình. Theo đó, mức giá bán lẻ của các thương nhân phải được niêm yết và không được vượt quá mức giá bán lẻ khuyến nghị đã đăng ký. Thông tư cũng quy định, thương nhân sản xuất, nhập khẩu sữa có thể thực hiện đăng ký các mức bán lẻ khuyến nghị phù hợp với từng khu vực địa lý nhất định.
Giá bán lẻ sữa ở các vùng sẽ được đăng ký quản lý giá khác nhau. |
Đánh giá về thông tư này, ông Nguyễn Lộc An, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho rằng, Thông tư 08 có hiệu lực sẽ đảm bảo giá cả đến tay người tiêu dùng chuẩn xác nhất và là cơ sở chính xác để quản lý giá sữa, bất chấp việc các doanh nghiệp sữa phải thông qua bao nhiêu khâu trung gian phân phối đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Đại diện Vụ Thị trường trong nước khẳng định, Bộ Công Thương sẽ chỉ quản lý đăng ký kê khai và niêm yết giá đối với các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu lớn, có thể gây tác động lớn đến giá cả thị trường sữa trong nước. Hiện nay có 7 công ty, doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký kê khai giá với Bộ, các doanh nghiệp còn lại sẽ đăng ký với sở Công Thương các tỉnh.
Một đại diện của Hội Bảo vệ người tiêu dùng chia sẻ, Thông tư 08 đã có nhiều điểm rạch ròi hơn nhưng vì yêu cầu kê khai giá cuối cùng nên doanh nghiệp sẽ đăng ký với Bộ Công Thương giá sẽ bán tại vùng sâu, vùng xa nhất, trong khi thực tế, có thể doanh nghiệp mới chỉ phân phối đến khu vực trung du miền núi. Đây là vấn đề cần phải đề cập rõ ràng để tránh trường hợp các doanh nghiệp lợi dụng kê khai giá bán lẻ ở điểm xa nhất nhưng vẫn bán ở các khu vực nội thành các thành phố lớn.
Nới rộng danh mục sản phẩm sữa đăng ký quản lý giá
Cũng theo Thông tư 08/2017/TT-BCT thì TPCN cũng thuộc diện bị quản lý giá. Bởi vì, TPCN theo quy định bởi Nghị định 179 ban hành năm 2013 có 3 nhóm, gồm: Thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm bổ sung và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Thực phẩm bổ sung được hiểu sản phẩm được sản xuất trên cơ sở một thành phần tự nhiên, có bổ sung vi chất. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe lại chỉ cần có các vi chất, không quy định cần phải có thành phần tự nhiên.
Đại diện Bộ Y tế khẳng định: “Trên thế giới, sản phẩm dinh dưỡng công thức chỉ xuất hiện đối với độ tuổi dưới 36 tháng. Từ 36 tháng tuổi đổ lên là không có, không xuất hiện bất kỳ một loại sữa dành cho một độ tuổi nhất định nào khác, mà dành toàn bộ quyền lựa chọn cho người tiêu dùng. Còn ở thị trường của mình các doanh nghiệp làm hoàn toàn trái ngược và cứ đưa độ tuổi vào để áp dụng”. |
Ông Nguyễn Văn Dũng – Trưởng Phòng quản lý sản phẩm, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay: “Vì có nhiều khái niệm như thế nên chúng tôi thống nhất chỉ đưa những sản phẩm dinh dưỡng phục vụ trẻ nhỏ, trong đó có sữa hoặc không có sữa nhưng có thành phần đáp ứng nhu cầu phát triển thể chất của trẻ nhỏ là thuộc danh mục phải quản lý giá. Trong nhóm thực phẩm bổ sung cũng chỉ nhắm vào sản phẩm dinh dưỡng là chính”.
Đại diện Bộ Y tế cũng cho biết, danh mục các sản phẩm sữa và TPCN cần kê khai đăng ký và niêm yết giá sẽ được công bố trong thời gian tới. Và nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe sẽ bị loại ra khỏi danh mục. Tuy nhiên, có một vướng mắc đối với Bộ Y tế, là theo phân bố chức năng, Bộ Y tế chỉ công bố hợp quy các sản phẩm có bổ sung dinh dưỡng, từ đấy mới chuyển các sản phẩm này sang Bộ Công Thương để quản lý về giá.
Trong khi đó, các sản phẩm thuần về sữa sẽ do các cơ quan chức năng địa phương công bố. Do đó, Bộ Y tế cũng không thể cung cấp tất cả các danh mục sản phẩm phải quản lý giá cho Bộ Công Thương. Như vậy có thể thấy, các cơ quan an toàn vệ sinh thực phẩm các địa phương sẽ phải có trách nhiệm báo cáo lại sở Công Thương về các sản phẩm thuần sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi để sở tổng hợp, đưa danh mục cần phải kê khai đăng ký về Bộ Công Thương.
Trước thời điểm Thông tư 08/TT-BCT có hiệu lực, ông Lương Đăng Ninh, đại diện Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Lạng Sơn bày tỏ, thực tế hiện nay người tiêu dùng đang bức xúc và cảm thấy bị thiệt thòi do các tổ chức cá nhân kinh doanh bằng nhiều hình thức đã triệt để móc túi người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi Thông tư 08 có hiệu lực ngày 10/8/2017, người tiêu dùng sẽ có công cụ để giám sát các chuỗi cửa hàng bán lẻ, qua đó đảm bảo quyền lợi của mình không bị xâm phạm, dù họ ở bất kỳ khu vực nào trên cả nước.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Tin khác
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"
Thị trường 20/12/2024 06:56
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc
Thị trường 20/12/2024 06:46
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed
Thị trường 19/12/2024 16:28