Người khuyết tật gian nan tìm việc làm

Với những hạn chế về sức khỏe, cơ hội học nghề và nhất là rào cản về nhận thức, cơ hội việc làm cho người khuyết tật từ trước đến nay luôn gặp khó khăn. Đặc biệt, hiện nay trong bối cảnh việc làm giảm sút, người bình thường cũng khó tìm việc, con đường tìm việc của người khuyết tật càng gian nan.

Khó tìm việc

Được học và biết nghề may từ năm 2005 nhưng đến nay, Nguyễn Thị Thùy Dương, người khuyết tật ở xã Phú Cường, huyện Ba Vì, vẫn chưa tìm được việc làm ổn định. Đi xin việc vốn vô cùng khó khăn bởi Dương là người khuyết tật, nhưng khi được nhận vào làm, Dương cũng không thể đáp ứng được, nên đành phải nghỉ việc. “Biết chuyện đi xin việc của mình thật vô vọng, nên hiện tôi về nhà làm may tại gia đình, được đồng nào hay đồng đó”- Thùy Dương cho biết.

Người khuyết tật chưa qua đào tạo chuyên môn khó khăn khi tìm việc đã đành, nhưng cơ hội công việc với những người khuyết tật đã được đào tạo chuyên môn bài bản cũng chẳng thuận lợi. Chị Ngô Thị Kim Oanh (người khuyết tật ở Thường Tín – Hà Nội) sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Hà Nội và bươn chải tìm việc, chị được tuyển vào làm việc ở một vài tổ chức phi chính phủ nước ngoài dưới dạng hợp đồng ngắn hạn để giúp đỡ những người khuyết tật khác.

Thế nhưng, khi các dự án này kết thúc, chị lại rơi vào tình trạng thất nghiệp. Sau 4 năm tìm việc mới nhưng đều vô vọng, chị chán nản và quyết định trở về sống dựa vào bố mẹ già. Mặc dù sở hữu một nền tảng giáo dục vững chắc, người phụ nữ này vẫn không thể chịu đựng được những cái nhìn phân biệt đối xử của các nhà tuyển dụng, chỉ vì chị gặp khó khăn trong việc đi lại do căn bệnh bại não mà chị mắc từ bé. “Mình luôn phải gọi điện hỏi trước xem họ có tuyển người khuyết tật không và họ nói là có. Thế nhưng khi cầm hồ sơ đến nộp, họ nhìn mình như người hành tinh khác, có nơi còn không cho mình vào. Người ta chỉ nhìn người khuyết tật từ bên ngoài mà không tìm hiểu khả năng làm việc thực sự của họ”, chị Oanh buồn rầu chia sẻ.

Người khuyết tật đang làm việc tại Trung tâm dạy nghề Quỳnh Hoa.

Một trường hợp khác là Nguyễn Trung Thành- một người khuyết tật đã tốt nghiệp khoa Hoá thực phẩm - Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2004, nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm được việc làm ổn định. Thành tâm sự: “Khi còn ngồi trên giảng đường, tôi luôn cố gắng học tốt và luôn tự tin, gạt bỏ suy nghĩ mình là người khuyết tật. Nhưng đến khi cầm hồ sơ đi xin việc và bị từ chối quá nhiều, tôi phải đối diện với sự thật rằng việc làm là một giấc mơ quá sức đối với người khuyết tật, mặc dù họ vẫn có khả năng làm việc”.  Rất nhiều người như Thành đã không đủ kiên trì tìm việc làm mà buộc phải “tự lo thân” bằng cách mở cửa hàng, buôn bán lặt vặt. Có nhiều người phải bán bánh mì, vé số, sửa xe...

Đừng lãng phí nguồn nhân lực

Theo anh Trịnh Công Thanh- Chủ tịch Hội thanh niên khuyết tật thành phố Hà Nội, những năm gần đây, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho người khuyết tật nói chung và thanh niên khuyết tật nói riêng tìm việc làm. Cùng với đó, thái độ, nhận thức của người sử dụng lạo động đối với người khuyết tật cũng cởi mở hơn. Nhờ vậy, nhiều thanh niên khuyết tật đã tìm được việc làm, thậm chí có những người được tuyển vào làm công chức nhà nước. Tuy nhiên, về cơ bản, vấn đề việc làm cho người khuyết tật nói chung, thanh niên khuyết tật nói riêng vẫn rất khó khăn.

Bên cạnh những chủ sử dụng lao động đã có những nhìn nhận tích cực đối với người khuyết tật, thì vẫn có không ít cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp từ chối tuyển dụng, hoặc dè dặt khi xét hồ sơ xin việc của người khuyết tật. Ngoài ra, khó khăn đối với người khuyết tật còn đến từ các yếu tố liên quan khác, gây cản trở cho họ tiếp cận với việc làm, như hệ thống giao thông chưa phù hợp, thiếu những chỗ ăn ở cho lao động là người khuyết tật v.v...

Chị Nguyễn Thu Hương- người khuyết tật sống ở đường Giải Phóng, Hà Nội cho biết: “Hiện nay, mặc dù người khuyết tật đã được xã hội và doanh nghiệp quan tâm, tạo điều kiện về việc làm hơn nhưng đa số vẫn chỉ là công việc dành cho những người khuyết tật dạng nhẹ, với mức lương thấp, còn người khuyết tật dạng  nặng thì rất vô vọng trong tìm kiếm việc làm”.

Cũng theo anh Trịnh Công Thanh: Phần lớn người khuyết tật đều mong muốn có một công việc ổn định, để có thể nuôi sống bản thân và phụ giúp gia đình. Nếu tìm được công việc phù hợp, người khuyết tật rất trân trọng và chí thú làm ăn mà không có ý định nhảy việc, đó là ưu điểm lớn nhất của những lao động là người khuyết tật. Lãnh đạo Công ty Vietsoftware, đơn vị sử dụng nhiều người khuyết tật nhận xét: Năng lực của người khuyết tật không thua kém các lao động khác, thậm chí còn vượt trội. Người khuyết tật ý thức được những thiệt thòi của mình nên họ chuyên tâm vào chuyên môn và không ngừng trau dồi tri thức. Họ làm việc thông minh và sáng tạo”.

Để không lãng phí nguồn nhân lực, anh Trịnh Công Thanh cho rằng, ngoài những chính sách tạo việc làm cho người khuyết tật, nhà nước cần có giải pháp khuyến khích chủ lao động tạo môi trường, điều kiện làm việc thuận lợi để người khuyết tật có thể làm được việc. Chẳng hạn, lối đi tiện lợi cho những người dùng xe lăn, bàn làm việc thấp hoặc ghế cao để họ tiện sử dụng khi ngồi làm việc, bố trí cho họ những công việc phù hợp và không phải đi công tác xa.. Tập thể nơi người khuyết tật làm việc không nên kỳ thị, hay có cái nhìn phân biệt, xem họ là gánh nặng.

Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trao tặng 100 triệu đồng, giúp hộ cận nghèo huyện Thanh Oai xây dựng Nhà Đại đoàn kết

Trao tặng 100 triệu đồng, giúp hộ cận nghèo huyện Thanh Oai xây dựng Nhà Đại đoàn kết

(LĐTĐ) Sáng 19/3, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Thanh Oai tổ chức Lễ khởi công xây dựng Nhà Đại đoàn kết cho gia đình bà Trần Thị Út - hộ cận nghèo ở thôn Xuyên Dương, xã Xuân Dương, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
Khám phá chuẩn sống khác biệt tại “thành phố đáng sống nhất hành tinh” Ocean City

Khám phá chuẩn sống khác biệt tại “thành phố đáng sống nhất hành tinh” Ocean City

(LĐTĐ) Không chỉ trở thành điểm “phải đến” của cộng đồng “xê dịch” khi tới Hà Nội, Ocean City hiện đang là nơi an cư đáng mơ ước của hơn 60 nghìn cư dân tinh hoa cả trong và ngoài nước bởi những giá trị sống khác biệt chỉ có tại “nơi đáng sống nhất hành tinh”.
Tránh tình trạng tăng lương không theo kịp lạm phát

Tránh tình trạng tăng lương không theo kịp lạm phát

(LĐTĐ) Ban Dân nguyện kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có giải pháp hiệu quả để kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả... tránh tình trạng mức điều chỉnh tăng lương không theo kịp lạm phát.
Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

(LĐTĐ) Cùng với Mã Pì Lèng hiểm trở, sông Nho Quế đã trở thành huyền thoại, đi vào thơ ca và là một trong những biểu tượng của Hà Giang. Đến với Hà Giang vào những ngày tháng 3, thấy nơi đây dường như không có Hạ, Thu, Đông, chỉ có mùa Xuân luôn hiện hữu trong màu xanh của sông, của núi.
Tiếp tục triệu tập hàng nghìn bị hại trong vụ án Tân Hoàng Minh

Tiếp tục triệu tập hàng nghìn bị hại trong vụ án Tân Hoàng Minh

(LĐTĐ) Theo Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Xuân Văn, Tòa án đã triệu tập 6.630 nhà đầu tư được xác định là người bị hại trong vụ án. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có gần 1.000 bị hại có mặt tại Tòa.
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm một Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm một Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập và chỉ đạo tổ chức Lễ ra mắt Công đoàn cơ sở Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Gia Lâm.
Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

(LĐTĐ) Trong khi nhiều ngành hồ hởi bởi được bỏ ra khỏi danh sách phải chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT), thì ngành phân bón lại trông chờ được áp loại thuế này. Thực tế khi áp dụng Luật Thuế số 71/2014/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế (Luật Thuế 71) từ ngày 1/1/2015 để giảm gánh nặng giá phân bón cho nông dân, mục đích không những không đạt được mà còn gây tác dụng ngược khi giá thành phân bón bị tăng thêm 5 - 8%.

Tin khác

Tăng cơ hội kết nối, thúc đẩy phát triển thị trường lao động

Tăng cơ hội kết nối, thúc đẩy phát triển thị trường lao động

(LĐTĐ) Tham gia Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Nam Từ Liêm 2024, người lao động có cơ hội ứng tuyển vào 1.620 chỉ tiêu việc làm đa dạng các vị trí, ngành nghề, với mức lương hấp dẫn của 30 đơn vị, doanh nghiệp.
Gần 42.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố

Gần 42.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố

(LĐTĐ) Tham gia Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố diễn ra ngày 14/3 có 154 đơn vị, doanh nghiệp, với nhu cầu tuyển dụng gần 42.000 lao động.
Xu hướng “khởi nghiệp, tự tạo việc làm” gia tăng: Đáng mừng hay đáng lo?

Xu hướng “khởi nghiệp, tự tạo việc làm” gia tăng: Đáng mừng hay đáng lo?

(LĐTĐ) Chuyên gia dự báo nhân lực Trần Anh Tuấn cho biết, năm 2024, xu hướng lao động “khởi nghiệp, tự tạo việc làm” gia tăng là một tín hiệu đáng mừng về việc dám nghĩ, dám làm, dám khởi nghiệp, tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều vấn đề đáng lo ngại cần phải quan tâm.
Cân nhắc kỹ trước khi “nhảy việc”!

Cân nhắc kỹ trước khi “nhảy việc”!

(LĐTĐ) Theo ghi nhận của tổ chức Công đoàn và cơ quan chức năng, đầu năm nay, thị trường lao động tương đối ổn định. Tuy nhiên, vẫn có không ít trường hợp người lao động có ý định “nhảy việc”, chuyển việc. Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, thị trường lao động vẫn tiềm ẩn không ít rủi ro thì “nhảy việc”, chuyển việc là điều người lao động cần phải cân nhắc kỹ càng.
Kinh tế ấm dần, cung - cầu lao động tăng

Kinh tế ấm dần, cung - cầu lao động tăng

(LĐTĐ) Giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp là nhiệm vụ được thành phố Hà Nội luôn coi trọng, đặc biệt, trong bối cảnh năm 2024 và thời gian tới, khi thị trường lao động vẫn còn nhiều khó khăn. Thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh kết nối cung - cầu lao động, tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm và triển khai các biện pháp thiết thực khác nhằm thúc đẩy tạo việc làm hiệu quả.
Gần 30.000 lao động nước ngoài được cấp phép làm việc tại TP.HCM

Gần 30.000 lao động nước ngoài được cấp phép làm việc tại TP.HCM

(LĐTĐ) Với gần 30.000 lao động nước ngoài được cấp giấy phép làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), lực lượng này góp phần đáp ứng nguồn nhân lực có chuyên môn, kinh nghiệm quản lý điều hành, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế cho các doanh nghiệp tại TP.HCM.
Thành phố Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp tất bật tìm công nhân

Thành phố Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp tất bật tìm công nhân

(LĐTĐ) Sau Tết Nguyên đán 2024, với việc có thêm nhiều đơn hàng mới, không ít doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) bắt đầu thông báo tuyển dụng thêm lao động.
2 tháng, hơn 23 ngàn người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

2 tháng, hơn 23 ngàn người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Cục Quản lý lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có thông tin về tình hình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2024.
Sẽ có trên 10 thông tư hướng dẫn triển khai chính sách tiền lương mới

Sẽ có trên 10 thông tư hướng dẫn triển khai chính sách tiền lương mới

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 2/3, bà Nguyễn Bích Thu - Quyền Vụ trưởng Vụ Tiền lương (Bộ Nội vụ) đã thông tin về tiến độ hoàn thành các văn bản liên quan đến triển khai chính sách tiền lương từ 1/7/2024.
Thị trường lao động dần ổn định

Thị trường lao động dần ổn định

(LĐTĐ) Thông thường, sau Tết Nguyên đán hàng năm, tình hình lao động nhảy việc, nghỉ việc luôn là vấn đề thách thức của các doanh nghiệp. Thế nhưng, sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm nay, theo ghi nhận, tình hình lao động khá ổn định, nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp đã có nhiều giải pháp quan tâm, giữ chân người lao động (NLĐ)…
Xem thêm
Phiên bản di động