Người giữ hồn cho nghề mây tre đan

Về làng mây tre đan Phú Vinh (xã  Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội), nói đến nghệ nhân Nguyễn Văn Trung (SN 1953) không ai là không biết. Bằng tài năng và đôi bàn tay khéo léo của mình, nghệ nhân Nguyễn Văn Trung đã trở thành niềm tự hào không chỉ của làng nghề mây tre đan Phú Vinh, mà còn là niềm tự hào của nghề đan lát Việt Nam.
“Bà Tiên” của những mảnh đời bất hạnh
Người làm “hồng thêm xuân mới”

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất vốn là cái nôi của nghề truyền thống mây tre đan, ngay từ nhỏ nghệ nhân Nguyễn Văn Trung đã được thừa hưởng sự khéo léo, niềm đam mê với nghề đan lát truyền thống từ gia đình. Những tưởng cuộc sống sẽ là “màu hồng” với ông, thế nhưng, cuối năm 1969, sau một cơn sốt “thập tử, nhất sinh” ông được bác sĩ thăm khám và kết luận mắc bệnh co cơ, lao xương nên phải nằm liệt giường. Hơn 3 năm điều trị, bệnh tình không thuyên giảm, thời gian sau chân phải của ông bị co rút và ngắn hơn chân trái đến gần 15cm. “Đây cũng chính là bước ngoặt của đời tôi, tôi tập đi, tập bò rồi tập làm mây tren đan. Thế rồi niềm đam mê ấy ngấm dần vào con người tôi, nó đã mang lại thành công và may mắn cho tôi và cho bao người”, ông Trung nhớ lại.

Người giữ hồn cho nghề mây tre đan

Năm 1972, Nguyễn Văn Trung được các nghệ nhân trong làng Phú Vinh và chính quyền địa phương vận động vào Hợp tác xã Nông nghiệp Phú Vinh. Với đôi tay tài hoa, sự tâm huyết với nghề truyền thống của quê hương, chàng trai khuyết tật Nguyễn Văn Trung đã được xã viên hợp tác xã bầu làm đội trưởng đội kỹ thuật. Cũng trong năm đó, sản phẩm mây tre đan của đội sản xuất do Nguyễn Văn Trung làm đội trưởng đã giành giải nhất “Cuộc thi tay nghề giỏi ở làng Phú Vinh”. Đây cũng chính là động lực quan trọng để giúp Nguyễn Văn Trung tiếp tục “giữ lửa” trong tình thế làng nghề đang “tiến thoái lưỡng nan”.

Năm 1980, Nguyễn Văn Trung tiếp tục giành giải thưởng “Tuổi trẻ sáng tạo” tại Liên Xô và được nhận vào học tại chức trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Năm 1983, ông Trung được Ủy ban Khoa học Nhà nước và Bộ Đại học cử sang Cu-ba làm chuyên gia giúp nước bạn giảng dạy về làm hàng thủ công mỹ nghệ cho người dân nước bạn. Sau 5 năm học tập, nghiên cứu nghề mây tre đan ở các nước thuộc châu Mỹ La-tinh, châu Âu, trở về nước, ông Trung đã mạnh dạn sử dụng cây bèo tây để làm nguyên liệu sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Tháng 9/1987, ông được cấp trên bổ nhiệm giữ chức Phó hiệu trưởng trường Mỹ nghệ Hà Tây. Đầu năm 1988, nghề mây tre đan ở Phú Vinh đứng trước nguy cơ suy thoái, nhiều người đã bỏ nghề vì không có công ăn việc làm. Trong hoàn cảnh đó, ông Trung đã xin nghỉ việc ở trường Mỹ nghệ Hà Tây để về quê gây dựng, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống mây tre đan.

Những năm đầu thế kỷ 21, làng Phú Vinh thực sự khởi sắc, các đối tác, doanh nghiệp nước ngoài về ký kết hợp đồng nhiều, người dân làm không xuể. Tháng 10/2005, ông Trung mạnh dạn thành lập Công ty TNHH Mỹ nghệ Hoa Sơn nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân quê nhà và giữ nghề truyền thống gần 400 năm của ông, cha. Tiếp đó, năm 2007, ông quyết định thành lập Trung tâm Dạy nghề tư thục mây tre đan Phú Vinh để dạy nghề miễn phí cho người khuyết tật.

Được biết, mỗi năm Trung tâm Dạy nghề tư thục mây tre đan Phú Vinh do ông làm giám đốc đã đào tạo từ 400 đến 500 học viên. Sau này, có nhiều người thành đạt, làm giàu từ nghề mây tre đan. Tính đến nay, trung tâm đã đào tạo được hơn 3.000 người lành nghề mây tre đan (trong đó có gần một phần ba là người khuyết tật) các tỉnh như: Bắc Ninh, Hòa Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đồng Nai, Tuyên Quang… Từ niềm đam mê, giữ nghề và tấm lòng nhân hậu với những mảnh đời kém may mắn, ông Nguyễn Văn Trung đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành, cũng như giấy chứng nhận nghệ nhân tiêu biểu, chưa bằng lòng với những gì mình đã đạt được, ông Trung bảo: “Khi nào còn sức khỏe, tôi còn tâm huyết và sẽ cống hiến hết sức mình cho đất nước, cho quê hương”.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân chưa quy định rõ về việc quản lý dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam khi dữ liệu này được lưu trữ, xử lý hoặc chia sẻ với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Từ 31/3, Đội cứu hộ, cứu nạn của Việt Nam sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn ở các nơi bị ảnh hưởng động đất tại Myanmar.
Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết: 10/35 BHXH khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới từ ngày 1/4/2025 do đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ.
Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Người lao động sẽ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện.
Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Kế hoạch tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2025 - 2026 của 30 quận, huyện, thị xã ở Hà Nội đã được công bố. Phụ huynh có thể tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (tại địa chỉ https://hanoi.edu.vn/) để nắm được thông tin chi tiết.
Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Bộ Nội vụ đã xây dựng và đang đưa ra lấy ý kiến về Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), trong đó đề xuất sửa đổi các quy định liên quan đến cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ, công chức để làm cơ sở sàng lọc, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Tạo sân chơi thể thao cho đoàn viên, người lao động

Tạo sân chơi thể thao cho đoàn viên, người lao động

Ngày 30/3, Công đoàn Công ty TNHH Cao su INOUE Việt Nam đã phối hợp với Ban lãnh đạo Công ty tổ chức thành công Ngày hội thể thao lần thứ hai với sự tham gia của hơn 400 vận động viên là đoàn viên, người lao động của Công ty.

Tin khác

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Với kỳ vọng để người tự kỷ cũng được lao động, được cống hiến sức mình trong những môi trường làm việc phù hợp, anh Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) đã sáng lập ra VAPs (Vietnam Autism Projects), Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ. Đây được coi là dự án tiên phong tại Việt Nam đưa người tự kỷ tới các công việc mang tính chất ổn định, tiến tới hoà nhập cộng đồng.
Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Hơn 20 năm khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, bác sĩ Trần Anh Thắng (Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, hết lòng vì người bệnh đúng như lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”. Không những vậy, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trung tâm nhiều năm liền, bác sĩ Thắng luôn nhiệt huyết, năng nổ góp phần đưa Công đoàn đơn vị thành điển hình của ngành Y tế Thủ đô.
Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Cách đây gần 20 năm, đã có một thời người nông dân hoang mang không biết canh tác cái gì trên mảnh ruộng của mình. Cũng như nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (Hà Nội), anh Bùi Văn Khá buồn bã nhìn đồng ruộng xơ xác trong khi đời sống kinh tế luôn khó khăn, thiếu thốn. Phải làm gì để đất “nở hoa”, những bông hoa của sự no đủ, dồi dào? Và rồi trải qua biết bao khó khăn vất vả cùng trăn trở, anh đã thành công “gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời”.
Nữ bác sĩ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Nữ bác sĩ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Trở thành một người tốt, người có giá trị trong xã hội là điều mà bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hương Trà - Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Phó Chủ tịch phụ trách Công đoàn Bệnh viện Phụ sản Hà Nội luôn phấn đấu. Chính vì vậy, trong công việc chuyên môn và trong cuộc sống, bác sĩ Trà luôn không ngừng nỗ lực để khẳng định giá trị của bản thân. Bác sĩ Trà là một trong những gương điển hình trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam biểu dương, khen thưởng.
Cán bộ Nữ công Công đoàn “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Cán bộ Nữ công Công đoàn “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Với vai trò là Tổ phó phòng Sản xuất, Ủy viên Ban Chấp hành, Trưởng Ban Nữ công Công đoàn Công ty TNHH Ogino Việt Nam, chị Nguyễn Thùy Dung luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, chị đã có nhiều đóng góp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Nữ công Công đoàn và chăm lo tốt hơn cho lao động nữ tại Công ty. Chị Dung là một trong những gương điển hình trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam biểu dương, khen thưởng.
Thành công từ sự sáng tạo không ngừng

Thành công từ sự sáng tạo không ngừng

Hạnh phúc của người lao động là có được môi trường làm việc tốt, được thỏa sức sáng tạo, cống hiến hết mình, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Đó là quan niệm của anh Vũ Khắc Hùng (sinh năm 1989) - kỹ sư làm việc tại Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam (thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội).
Những "cây sáng kiến" là đảng viên ưu tú của ngành Điện

Những "cây sáng kiến" là đảng viên ưu tú của ngành Điện

Học tập và làm theo Bác, hàng nghìn cán bộ, nhân viên, công nhân lao động ngành Điện đã và đang hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đóng góp sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị lao động. Trong số đó, có 2 gương công nhân tiêu biểu là đảng viên, vinh dự được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam biểu dương nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà

Vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà

Vừa là Chủ tịch Công đoàn, Giám đốc Kiểm toán nội bộ của Công ty Tài chính Lotte Việt Nam, vừa là người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình, chị Nguyễn Thị Thu Huyền luôn có bí quyết để cân bằng giữa công việc và gia đình. Chị là một trong những gương điển hình trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội biểu dương, khen thưởng.
Nữ Chủ tịch Công đoàn hết lòng vì cán bộ, giáo viên, người lao động

Nữ Chủ tịch Công đoàn hết lòng vì cán bộ, giáo viên, người lao động

Với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (quận Đống Đa, Hà Nội), trong những năm qua, cô giáo Nguyễn Quỳnh Anh luôn nỗ lực thực hiện tốt cả “hai vai”; cùng tập thể Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn nâng cao chất lượng dạy và học, cũng như khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn tại nhà trường.
Xem thêm
Phiên bản di động