Ngành Lao động- Thương binh và Xã hội đã hoàn thành 3 mục tiêu đột phá
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đánh giá như vậy tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2019; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2020 do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 25/2 với sự tham gia của 63 điểm cầu trên cả nước...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu chỉ đạo tại hội nghị |
Dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và đại diện các bộ, ban, ngành chức năng. Tham dự tại điểm cầu Hà Nội có Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Ngô Văn Quý; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Bùi Huyền Mai cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành.
Hoàn thành 100% Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: Thực hiện tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ trong năm vừa qua là tập trung thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Trong năm 2019, toàn Ngành Lao động- Thương binh và Xã hội đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, các lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngành đều được triển khai đồng bộ, đạt kết quả tích cực. Hoàn thành 3 chỉ tiêu của Ngành, góp phần vào cùng cả nước hoàn thành 12/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, năm 2019, là năm thứ tư liên tiếp Bộ hoàn thành 100% Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; Bộ đã chủ trì soạn thảo, trình Quốc hội đã biểu quyết thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành 90,06%, đây là Bộ luật có nhiều nội dung lớn, phức tạp, nhạy cảm, qua đó đã nội luật hóa công ước và các cam kết quốc tế, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, đã trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế ILO.
Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khai mạc hội nghị |
Bộ đã hoàn thành 196 nhiệm vụ (đạt 100%) do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ, không có nhiệm vụ quá hạn. Năm 2019, cả nước đã tạo việc làm cho trên 1,6 triệu lao động, đạt 103,2% kế hoạch; đưa 148 nghìn người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, về đích trước 1 năm trong kế hoạch 5 năm 2016 - 2020.
Công tác tuyển sinh dạy nghề đạt trên 2,33 triệu người, là năm thứ hai liên tiếp tuyển sinh vượt kế hoạch; giảm nghèo tiếp tục đạt kết quả tích cực, tỷ lệ giảm nghèo năm 2019 giảm 1,35%, đến nay hộ nghèo bình quân cả nước giảm còn dưới 4%; theo tiêu chí của Liên hợp quốc, chúng ta còn 1,45%, đáng phấn khởi là đã xuất hiện nhiều tấm gương vươn lên thoát nghèo, tự viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo tại một số địa phương. Về lĩnh vực người có công, qua hơn 3 năm đã giải quyết chế độ hoặc giải đáp, trả lời đối với 100% số hồ sơ rà soát tại thời điểm ban hành Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH - trên 6000 hồ sơ), trong đó đã xác nhận trên 2.000 liệt sĩ, trên 2.600 thương binh. Hiện nay, đang tiếp tục xem xét theo hướng mở rộng phạm vi đến các ngành, cấp huyện, xã và trong nhân dân và theo báo cáo của các địa phương, có 8 địa phương đã giải quyết xong hồ sơ tồn đọng, 14 địa phương không có tồn đọng.
Toàn Ngành đã tổ chức rà soát, sắp xếp lại bộ máy, giảm trên 100 các phòng, ban, rà soát, sắp xếp giảm 133 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đạt 10,8% chỉ tiêu Nghị quyết Trung ương.
Các lĩnh vực bảo trợ xã hội; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội; hợp tác quốc tế; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, phát triển, có nhiều tiến bộ.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác của Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, khó khăn, thách thức như: Công tác quản lý người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam vẫn còn hạn chế; chất lượng giáo dục nghề nghiệp còn thấp. Tình trạng trốn đóng, nợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chậm được khắc phục. Đời sống của đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai còn nhiều khó khăn. Tệ nạn ma túy, mại dâm ở nhiều nơi vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em diễn biến phức tạp, không có chiều hướng giảm.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý tham luận tại hội nghị |
Năm 2020, trước nhiều thời cơ và thách thức được dự báo sẽ có tác động, ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ của ngành, toàn ngành Lao động- Thương binh và Xã ẽ quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; quán triệt phương châm hành động của Chính phủ và tiếp tục phương châm hành động “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả” với 5 trọng tâm chỉ đạo điều hành. Trong đó, Ngành sẽ tập trung cho công tác xây dựng thể chế, hoàn thiện hệ thống luật pháp về lao động, người có công và xã hội bảo đảm tính đồng bộ, hiện đại, khả thi và hội nhập quốc tế; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với thị trường lao động; tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ để nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và yêu cầu phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, góp phần nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia.
Thiết kế chính sách giúp người dân tự lực thoát nghèo
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đạt được của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trong năm 2019, nhất la việc ngành đã hoàn thành 3 mục tiêu đột phá (xây dựng thể chế, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và phát triển thị trường lao động) và 2 ưu tiên (giải quyết tồn đọng trong xác nhận, công nhận người có công với cách mạng và tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em). Trong đó, lĩnh vực lao động, việc làm đã hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 trước 1 năm.
Theo Chủ tịch Quốc hội, năm 2020 có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu của giai đoạn 2016-2020, đòi hỏi đội ngũ cán bộ ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phải vào cuộc quyết liệt hơn mới có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Toàn cảnh hội nghị |
Cụ thể, trong lĩnh vực lao động, việc làm, toàn ngành cần quan tâm phát triển, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; phát triển kinh tế bền vững gắn với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và củng cố quốc phòng, an ninh. Cùng với đó, các cơ quan, đơn vị chức năng cần đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng gắn với doanh nghiệp và thị trường lao động; chú trọng cải thiện điều kiện sống, nâng cao mức thu nhập cho người lao động…
Trong lĩnh vực người có công, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đã ban hành đối với các đối tượng người có công; đẩy mạnh các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, huy động mọi nguồn lực trong xã hội, cộng đồng để chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng.
Nhằm thực hiện tốt hơn các chính sách an sinh xã hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân giao nhiệm vụ cho ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thiết kế chính sách theo hướng để người dân phát huy tinh thần tự lực, vươn lên thoát nghèo; tiếp tục rà soát, đánh giá các chính sách an sinh xã hội trên từng lĩnh vực để kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, ban hành chính sách mới cho phù hợp với từng đối tượng thụ hưởng… Đặc biệt, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần sớm hoàn thành việc xây dựng, trình, ban hành các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động (sửa đổi) năm 2019…
Nhân dịp chuẩn bị đón năm mới 2020 và Tết cổ truyền dân tộc, Chủ tịch Quốc hội đề nghị toàn ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện tốt việc thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng chính sách, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, bảo đảm mọi người, mọi nhà đều có Tết.
Tham luận tại hội nghị, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết, năm 2019, toàn thành phố giải quyết việc làm cho hơn 192.000 người; tuyển sinh, tổ chức đào tạo nghề cho 205.000 người, trong đó có hơn 15.000 lao động nông thôn. Kết quả này góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của thành phố từ 63,18% vào năm 2018, lên 67,5% vào cuối năm; giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp xuống còn 1,7%; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 0,42%, đạt 433,5% kế hoạch năm… |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Chính sách 03/11/2024 19:23
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người
Gương sáng 02/11/2024 13:11
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025
Chính sách 02/11/2024 06:22
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa
Gương sáng 30/10/2024 14:39
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống
Gương sáng 30/10/2024 12:24
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động
Gương sáng 28/10/2024 06:05