Nếu toàn dân đồng lòng chúng ta nhất định kiểm soát được dịch bệnh
Chung tay cùng tuyến đầu phòng chống dịch bệnh Covid-19 | |
Chung tay cùng cộng đồng phòng, chống dịch bệnh Covid-19 |
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng cho biết, tính tới hôm nay (6/4), chúng ta đã trải qua đúng 1 tháng kể từ giai đoạn II. Nếu kể từ ngày phát hiện ca nhiễm bệnh đầu tiên thì đã qua 2 tháng rưỡi. Thời điểm đó, Việt Nam là một trong số vài nước bị lây nhiễm.
Tới nay, khi dịch bệnh đã lan ra toàn thế giới thì nước ta có 241 người nhiễm bệnh, là 1 trong 3 nước có trên 200 ca nhiễm bệnh mà chưa có người tử vong.
Có thể khẳng định tới giờ phút này, Việt Nam đã và đang kiểm soát được dịch bệnh.
Có được điều đó vì chúng ta có sự lãnh đạo, chỉ đạo rất sâu sát, đúng đắn của Đảng, Nhà nước; sự vào cuộc rất đồng bộ, quyết liệt của các lực lượng chức năng. Nhưng đặc biệt và trên hết là nhờ có sự tham gia của Nhân dân ta với tinh thần “mỗi người dân là một chiến sĩ chống dịch”.
Thay mặt Ban chỉ đạo quốc gia, Phó Thủ tướng trân trọng cảm ơn Nhân dân đã chung sức, đồng lòng chống dịch cho dù phải chịu không ít bất tiện, thậm chí thiệt thòi về lợi ích kinh tế. Hơn thế, rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, từ những cụ già tới các em nhỏ đã có muôn vàn hành động rất đẹp, hết sức ý nghĩa để tiếp thêm sức mạnh vật chất và tinh thần cho cuộc chiến chống dịch.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp |
Phó Thủ tướng khẳng định: Dịch bệnh trên thế giới vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Phía trước vẫn còn rất nhiều gian khó và tiềm ẩn không ít rủi ro. Chúng ta quyết không được chủ quan, lơi lỏng. Nhưng nếu toàn dân đồng lòng, toàn dân chống dịch thì nhất định chúng ta sẽ chiến thắng.
Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo đã thảo luận về công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ phòng chống dịch bệnh; triển khai thực hiện cách ly tập trung, cách ly xã hội; phân tích, đánh giá tình hình và dự đoán diễn biến dịch bệnh trong thời gian tới để có biện pháp ứng phó phù hợp; sản xuất máy thở, mua sắm trang biết bị, vật tư y tế; công tác kiểm soát đường biên giới; triển khai hỗ trợ một số nước phòng chống dịch bệnh…
Đánh giá diễn biến dịch bệnh trong nước, lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng vừa qua chúng ta đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đến thời điểm hiện tại chúng ta vẫn kiểm soát tốt tình hình.
Tuy nhiên diễn biến dịch bệnh còn tiềm ẩn những yếu tố khó lường, nguy cơ lây nhiễm vẫn hiện hữu, nên không được lơ là, chủ quan, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị trong thời gian tới các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của trung ương, nhất là Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về cách ly xã hội; đi từng ngõ, gõ từng nhà để rà soát, sàng lọc, phát hiện sớm, quản lý chặt chẽ các trường hợp nghi ngờ, khoanh vùng, dập dịch.
Chia sẻ quan điểm này, Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, trong những ngày gần đây số người bị lây nhiễm đã phát hiện rất ít. Số người được chữa khỏi tăng lên. Đây là những tín hiệu rất đáng mừng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa thể yên tâm, do vậy người dân và các cơ quan, đơn vị, địa phương không được chủ quan mà phải tiếp tục hiệp đồng chặt chẽ, triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp ngăn chặn dịch bệnh.
Bên cạnh công tác phòng, chống dịch, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn cũng yêu cầu các địa phương tiếp tục đấu tranh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật, bảo đảm tốt về an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Về phía quân đội, Trung tướng Trần Duy Giang, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Phó Trưởng Ban Thường trực phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Bộ Quốc phòng cho biết, tuần qua số lượng người nhập cảnh từ Lào, Campuchia về Việt Nam đã giảm tới 55%. Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh ở một số nước Đông Nam Á rất phức tạp, dự báo số công dân Việt Nam về nước thời gian tới sẽ tăng lên. Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ đội Biên phòng tiếp tục quản lý chặt đường biên giới; giao các Quân khu ở phía Nam bố trí khu vực tạm cư cho công dân về nước; tiếp tục tổ chức tốt công tác cách ly tập trung; đồng thời đề nghị các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về cách ly xã hội.
Về công tác hậu cần, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, hiện chúng ta đã sản xuất được khẩu trang y tế và trang phục phòng hộ cho y bác sĩ từ nguồn nguyên liệu trong nước để phục vụ công tác phòng chống dịch trong nước và hướng tới xuất khẩu.
Về máy thở, chúng ta đang nghiên cứu sản xuất máy thở xâm nhập, không xâm nhập, sắp tới sẽ có máy thở thay thế nguồn nhập khẩu.
"Hiện số lượng trang thiết bị, vật tư y tế, máy thở, đồ bảo hộ... đã sẵn sàng cho tình huống xuất hiện 10.000 bệnh nhân mắc COVID-19. Đồng thời, Tiểu ban Hậu cần đang lên phương án chuẩn bị trang thiết thiết bị, vật tư y tế... cho các tình huống xấu hơn, báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, quyết định trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả", Thứ trưởng Trương Quốc Cường thông tin.
Liên quan đến công tác điều trị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết Bộ đã ban hành công điện yêu cầu tất cả bệnh viện nâng cấp các biện pháp phòng, chống dịch nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng.
Theo đó, tất cả những người đến khám có biểu hiện nghi ngờ hoặc tiền sử dịch tễ chưa rõ ràng đều cần được chỉ định xét nghiệm SARS-CoV-2 ngay hoặc cách ly, chuyển tuyến đúng.
Bảo đảm đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân đạt chuẩn cho tất cả nhân viên y tế khi khám và điều trị cho người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19. Trường hợp người bệnh cấp cứu chưa khai thác được yếu tố nguy cơ thì kíp cấp cứu phải mang đầy đủ trang phục phòng hộ cá nhân như khi cấp cứu người nhiễm COVID-19.
Dựa trên tình hình thực tế, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bố trí các phòng khám theo nguyên tắc ở khu vực bên ngoài các khối nhà chính, khối nhà nội trú; phòng ngừa tối đa nguy cơ lây nhiễm vào các khu bên trong.
Các bệnh viện tuyến trên ưu tiên nhận người bệnh nặng, cấp cứu, chuyển tuyến; hạn chế tối đa nhận các trường hợp khám bệnh thông thường mà tuyến dưới thực hiện được. Tăng cường khám bệnh, tư vấn theo các hình thức trực tuyến, điện thoại, viễn thông để giảm lưu lượng người đến khám bệnh. Giãn, hoãn việc mổ phiên các trường hợp trì hoãn được.
"Người dân trước đây khi khám bệnh thường đến thẳng bệnh viện, bây giờ khi trước đến thăm khám (trừ trường hợp cấp cứu) bà con nên liên hệ với cơ sở y tế để được hướng dẫn, đặt lịch hẹn khám trước… bảo đảm giãn cách xã hội", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn khuyến cáo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31