Nên nhân rộng mô hình camera giám sát
Chung tay xây dựng đô thị văn minh | |
Hướng đến công tác quản lý đô thị văn minh | |
Thiết chế văn hóa: Góp phần xây dựng đô thị văn minh |
Hà Nội thí điểm ghi hình, xử phạt người xả rác
Vào mỗi dịp cuối tuần hay ngày nghỉ lễ, lượng du khách đến phố đi bộ Hồ Gươm luôn tăng đột biến. Tuy nhiên, có thể thấy công tác vệ sinh môi trường tại đây vẫn còn những bất cập. Trong đó, đặc biệt là vấn đề rác thải vẫn được một bộ phận người dân xả ra bừa bãi gây mất vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị cho khu vực.
Trước đây, mô hình lắp camera giám sát đã được người dân tổ dân phố 20, Xuân Thủy, Cầu Giấy thực hiện, mang lại nhiều hiệu quả tich cực |
Dạo một vòng xung quanh tuyến phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, phóng viên không khó để bắt gặp những hình ảnh không mấy đẹp mắt với các loại rác thải như là túi nilon, vỏ hoa quả, bánh kẹo, chai lọ... rơi vãi trên mặt đường, trên vỉa hè của các tuyến phố đi bộ.
Minh chứng rõ nét cho vấn đề này là tại các khu vực như: Vỉa hè phía trước Bưu điện Hà Nội, cửa hàng kem Tràng Tiền, kem Thủy Tạ... Điều này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, gây mất vệ sinh môi trường cho tuyến phố đi bộ đầu tiên của Thủ đô, mà còn để lại những ấn tượng không tốt cho du khách quốc tế vốn đến thăm quan, du lịch Hà Nội rất đông thời gian gần đây.
Phố đi bộ Hồ Gươm bắt đầu triển khai mô hình lắp camera xử phạt nạn xả rác |
Theo lãnh đạo Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco), để khắc phục những bất cập trong ý thức của người dân, phía công ty đã triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu nạn xả giác bừa bãi. Công ty Urenco đã lắp đặt thêm nhiều thùng rác 240 lít, thùng 660 lít, xe đẩy tay inox có thùng chứa rác 80 lít, chổi gom, chổi thanh hao, kẹp rác, xẻng chuyên dùng, chổi nhựa.
Hàng ngày, công ty huy động thêm 5 công nhân khu vực hồ Hoàn Kiếm, đảm bảo có 21 công nhân mỗi ca. Đồng thời, trong thời gian từ 19 - 24 giờ các ngày cuối tuần, lực lượng lao công sẽ dùng chổi thanh hao, thùng 240 lít quét dọn làm sạch toàn bộ khu vực không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận… nhưng hiệu quả vẫn chưa đạt như kỳ vọng.
Trước tình trạng này, Urenco đã kết hợp với UBND quận Hoàn Kiếm thực hiện thí điểm ghi hình, xử phạt 7 triệu đồng đối với các cá nhân vứt rác không đúng quy định. Trong những ngày gần đây, tại khu vực phố đi bộ Hồ Gươm, đã bố trí những tấm biển nhắc nhở người dân bỏ rác đúng nơi quy định tại đầu các tuyến đường dẫn vào, cũng như trong phố đi bộ.
Thậm chí, tại những khu vực điểm nóng về tình trạng xả rác sai quy định, Urenco đã lắp đặt camera để ghi lại những hành vi vi phạm. Những tấm biển bao được thiết kế dáng chữ A đơn giản, 2 nội dung tuyên truyền khác nhau ở 2 mặt. Mặt in chữ màu xanh nhắc nhở mọi người đổ rác đúng nơi quy định và mặt in chữ vàng cảnh báo về mức xử phạt có thể lên tới 7 triệu đồng với hành vi xả rác bừa bãi.
Được biết, những tấm biển này được nhân viên môi trường đặt vào tối ngày 26/4 vừa qua dọc đoạn đường vào khu phố đi bộ quanh bờ hồ Hoàn Kiếm. Ngay sau khi những tấm biển cảnh báo được đặt, nhiều người dân lên tiếng cho biết, họ hoàn toàn ủng hộ với chủ trương này của UBND quận Hoàn Kiếm.
Mức phạt này được người dân đánh giá là có tính răn đe để góp phần giảm thiểu lượng rác xung quanh phố đi bộ nhất là những dịp cuối tuần, nghỉ lễ. Dự kiến sau khi triển khai thí điểm một tháng, ngày 19/5, Công ty Môi trường Đô Thị Hà Nội sẽ đánh giá hiệu quả của hoạt động để chính thức triển khai trên nhiều tuyến phố khác.
Người dân hoàn toàn ủng hộ
Về camera giấu kín, vị đại diện Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội cho biết, mục đích chủ yếu đó là có được những hình ảnh để làm công tác bố trí sản xuất tại các khu vực chính thuộc đơn bị quản lý. Camera sẽ quay ở những chỗ đông người để bố trí sản xuất sao cho hợp lý từng khu vực, nắm được múi giờ thời điểm nào đông người, thời điểm nào ít người. Đồng thời qua đó phát hiện tình trạng người dân, khách du lịch cố tình vi phạm trong vấn đề vệ sinh môi trường sẽ trích xuất clip xử phạt nếu phát hiện đúng người.
Trước đề xuất mới của UBND quận, người dân hoàn toàn ủng hộ nhằm bảo vệ môi trường tốt hơn xung quanh khu vực phố đi bộ. Bác Nguyễn Thị Nhung (78 tuổi) cho biết: “ Hàng quán vỉa hè mọc lên như nấm sau khi phố đi bộ được chính thức đi vào hoạt động. Lượng rác thải sau mỗi cuối tuần hay kì nghỉ lễ đều đáng báo động, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Mặc dù thùng rác được trang bị nhiều nơi nhưng nhiều người vẫn cố thờ ơ và vứt rác xuống bãi cỏ hay ven cống thoát nước. Do vậy, tôi cảm thấy việc lắp camera ghi hình để xử phạt người xả rác là rất nên làm”.
Trước đây, nằm sâu trong một con hẻm nhỏ ở Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội, một giải pháp ngăn chặn tình trạng đổ rác bừa bãi cũng đã được người dân tán thưởng nhiệt tình. Đó là đề xuất gắn những tấm hình người đổ trộm rác quanh cột điện trước ngõ để răn đe.
Trao đổi với phóng viên, ông Đỗ Đức Thắng (Tổ trưởng tổ dân phố 20) cho hay: “Khu vực ngã 3 của ngõ là nơi người dân thường xuyên vứt bỏ rác bừa bãi, dù chúng tôi đã đưa ra nhiều biện pháp khác nhau nhưng ý thức người dân vẫn không được cải thiện. Chính vì vậy, rác vẫn ngập ngõ, ngập đường và bốc mùi hôi thối”.
Bác Thắng cho biết, ngay sau đó người dân đã có ý kiến lắp đặt camera giám sát để bêu hình ảnh những người vứt rác bừa bãi. Từ khi lắp camera giám sát được 1 năm qua, tình trạng xả rác đã giảm đi rất nhiều, người dân sợ bị in hình ảnh vi phạm rồi “bêu” lên cột điện ở ngã 3.
Tương tự, theo ghi nhận của PV, tại phố đi bộ Hồ Gươm, sau khi lắp camera xử phạt người vứt rác không đúng nơi quy định, tại đây đã có nhiều sự thay đổi. Bạn Thanh Ngân (23 tuổi) chia sẻ: “Phố đi bộ vốn là không gian vui chơi chung của mọi người, tôi thường cùng bạn bè tới đây vào cuối tuần.
Trước đây, tôi thường xuyên gặp rác thải bừa bãi khắp nơi. Thế nhưng từ khi những tấm biển cảnh báo, cùng với việc lắp camera “phạt nguội” thì đường phố ở đây trở nên sạch sẽ hơn hẳn. Cá nhân tôi thấy mức phạt 7 triệu đồng mang tính răn đe, để bất cứ ai trước khi vứt rác đều phải suy nghĩ thật cẩn trọng”.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực môi trường cho rằng, để công tác bảo vệ môi trường đạt được những kết quả bền vững, chính quyền cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa với các đơn vị chịu trách nhiệm dọn dẹp vệ sinh môi trường. Đơn cử như tại khu vực phố đi bộ, nếu chính quyền địa phương vẫn mặc định đây là trách nhiệm của đơn vị làm vệ sinh môi trường thì nó sẽ như “muối bỏ bể”. Để khắc phục tình trạng này, chính quyền địa phương phải tăng cường công tác tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm tra xử lý các hộ kinh doanh, gánh hàng rong có hành vi xả rác sai nơi quy định…
H. Dương
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34