Dự thảo Luật Quốc phòng (sửa đổi):

Nên hạn chế doanh nghiệp làm kinh tế

Quân đội làm kinh tế để góp phần nâng cao năng lực phòng thủ, song phải giới hạn làm kinh tế những lĩnh vực gì là một trong những vấn đề được đại biểu Quốc hội (ĐB) quan tâm tại phiên làm việc ở tổ về Dự thảo Luật Quốc phòng (sửa đổi) diễn ra vừa qua.
nen han che doanh nghiep lam kinh te Bảo đảm an ninh thông tin trong hội nhập
nen han che doanh nghiep lam kinh te Bộ Y tế đề xuất người độc thân mới được chuyển giới
nen han che doanh nghiep lam kinh te Làm rõ những trách nhiệm được miễn
nen han che doanh nghiep lam kinh te Cần thiết phải ban hành Luật An ninh mạng
nen han che doanh nghiep lam kinh te Tổ chức, hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước: Đổi mới để phát triển

Theo dõi của PV LĐTĐ tại các tổ TP. Hồ Chí Minh; Điện Biên, Long An, Thái Bình thì cơ bản các ĐB đều cho rằng việc Chính phủ trình sửa luật nhằm xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị để xây dựng phát triển đất nước.

nen han che doanh nghiep lam kinh te
Các ĐB thảo luận ở Tổ.nh: Lê Hà

Tuy nhiên, theo các ĐB mục đích số một của quân đội là bảo vệ Tổ quốc, vấn đề tài chính là ngân sách Nhà nước lo. Do đó, hạn chế tối đa các đơn vị quân đội làm kinh tế như thời gian vừa qua. Trên tinh thần đó, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) ủng hộ phát triển công nghiệp quốc phòng, bởi vì hoạt động kinh tế bình phong, các nước trên thế giới đều thực hiện, song phải tuân thủ đúng nguyên tắc của Nghị quyết của Đảng.

Cụ thể, nghị quyết Đảng đã nêu rõ, những gì không cần thiết thì lực lượng vũ trang không nên làm kinh tế, mà nên tập trung lực lượng để chiến đấu. Vì vậy, kết hợp kinh tế - quốc phòng cần bảo đảm nguyên tắc lực lượng quốc phòng không làm kinh tế thuần túy vì lợi ích, lợi nhuận hoặc kinh doanh những ngành nghề không phục vụ cho mục đích quốc phòng.

ĐB Nghĩa đưa ra ví dụ, quốc phòng thì không thể kinh doanh massage, khách sạn, không xây nhà ở để bán.. Toàn dân, nhà nước phải có nghĩa vụ bảo đảm kinh phí cho quân đội thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. “Làm như vậy chính là để tăng sức mạnh quốc phòng, không phân tán nguồn lực, đồng thời không làm ảnh hưởng niềm tin, tình cảm của dân đối với quân đội. Vì làm kinh tế nếu có sai phạm thì sẽ ảnh hưởng đến tình cảm của dân đối với quân đội”- ĐB Trương Trọng Nghĩa nói.

ĐB Nguyễn Văn Chương (Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TPHCM) cũng cho rằng, việc quân đội kết hợp làm kinh tế là vấn đề cần đánh giá thận trọng. Vì theo ĐB Chương, khi hòa bình lập lại, Bộ Quốc phòng đã mời gọi giao khu đất rừng mênh mông khu biên giới cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ ngành để bảo vệ biên giới. Tuy nhiên, sau bao nhiêu năm cũng không ai tới đó. Chỉ có quân đội xung phong lên với xe công binh, xe kéo với lực lượng cuốc cày mà quân đội có. Bộ đội đã xây dựng những doanh trại ban đầu, xây dựng vùng biên thành rừng cao su. Qua thời gian mới hình thành mặt bằng phẳng lặng, mới làm ra kinh tế, dần dần người dân mới chịu di cư lên, nhưng không phải ai cũng sẵn sàng.

Bởi thế, dưới góc nhìn của ĐB cựu chiến binh này, vấn đề có việc lợi dụng quân đội làm kinh tế kết hợp quốc phòng để làm sai, phục vụ lợi ích nhóm, làm mất uy tín quân đội là không thể chấp nhận được, cần chấn chỉnh. Còn mục tiêu tối thượng của quân đội là bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền. “Hiện Bộ Chính trị đã thông qua chủ trương đề án Bộ Quốc phòng đề xuất và Chính phủ cũng đã thông qua đề án chính thức tái cơ cấu các doanh nghiệp của quân đội. Sau khi thực hiện chủ trương thì hơn 100 doanh nghiệp đã giảm xuống còn 88. Tới đây thực hiện đề án đổi mới sẽ cổ phần hoá, thoái vốn của nhà nước, khi đó quân đội còn 17 doanh nghiệp, trong đó có 5 doanh nghiệp có cổ phần và 12 doanh nghiệp vốn sở hữu nhà nước (trong đó có cả tập đoàn Viettel và Tổng Công ty 36)”- ĐB Chương cho hay.

Còn tại các tổ thuộc các đoàn Long An, Điện Biên, Thái Bình một số ĐB đều cho rằng phải gắn kinh tế quốc phòng với công nghiệp quốc phòng. Đặc biệt, trong bối cảnh ngân sách khó khăn, việc quốc phòng làm kinh tế là điều nên làm. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra phải xây dựng những tập đoàn kinh tế quốc phòng mạnh, vừa đi đầu trong lĩnh vực kinh tế, công nghệ và nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao như mô hình Tập đoàn Viettel; nên hạn chế các doanh nghiệp quốc phòng làm kinh tế như xây dựng khách sạn, chung cư, làm những công việc của các đơn vị dân sự. Nếu doanh nghiệp nào đang làm kinh tế kiểu này Nhà nước nên thoái vốn để cổ phần hóa.

H.Phạm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2024 - 2029, thành phố Hà Nội cần xem xét thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở những tòa chung cư lớn để góp phần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn. Đó là gợi mở của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến với thành phố Hà Nội.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

(LĐTĐ) Với tinh thần "không nói không, không nói khó, không nói có nhưng không làm", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương… nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy khí thế đang có, tiếp tục "giữ lửa", triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) một cách thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực, rõ ràng…
Xem thêm
Phiên bản di động