Nặng lòng với nghề báo

Mặc dù đã nghỉ làm báo được mấy năm, nhưng cứ đến gần ngày Nhà báo (21/6), tôi lại thấy mình nao nao… Những ký ức về một thời “bút sắc, lòng trong” lại cuộn dâng.
nang long voi nghe bao Cần thêm cơ chế bảo vệ nhà báo
nang long voi nghe bao Cuộc hội tụ ấn tượng của nghề báo

Chập chững vào nghề

Đầu những năm 80 của thế kỷ trước, khi ấy tôi đang làm biên tập ở Diafim (xưởng phim đèn chiếu), báo chí nước nhà không “đông đàn, dài lũ” như bây giờ. Thời ấy, các tờ báo chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cùng ra trường với tôi có một số làm báo. Một ngày, bạn học của tôi, làm ở tờ Thiếu niên tiền phong, bảo rằng: “Tôi vừa được đảm nhận một chuyên mục.

nang long voi nghe bao

Ông thấy có thể tham gia được không?” Chuyên mục của anh ấy là viết về những câu chuyện con cho thiếu nhi, những câu đố vui được viết bằng thơ…Thú thật, lúc ấy tôi không hình dung làm báo là như thế nào? Không ngờ những “bài báo” đầu tiên của tôi, những mẩu chuyện nhỏ, những câu đố vui…được in. Người bạn bảo, ông có thể làm báo được đấy! Tôi cười và nghĩ, âu cũng là “làm cho vui”.

Phải nói thật, dù đã gần 40 năm trôi qua nhưng tôi vẫn còn nhớ, ngày ấy, nhuận bút của “Mẩu chuyện con”, “Câu đố vui”…tuy bèo bọt nhưng vẫn khá hơn bây giờ. Mỗi lần nhận nhuận bút, tôi có thể mời mấy người bạn ra “lòng lợn, tiết canh chợ Đuổi” làm một bữa nhoè. Nếu ở bây giờ, cũng quán ấy, nhuận bút một bài báo không đủ, dẫu chỉ một người…

Tôi chập chững bước chân vào làng báo là như vậy đấy. Và nói như các cụ, đã là duyên nghiệp thì khó thoát lắm. Đầu năm 90, Diafim của tôi gần như bị…xoá sổ. Thất nghiệp như trước nhãn tiền. May thay, anh bạn của tôi, ở báo Tuổi trẻ Thủ đô, sau này trở thành Tổng biên tập tờ Lao động Thủ đô, “rủ rê” tôi cùng với anh ra tập san cuối tuần.

Anh ấy bảo: “Báo chí đã phải bắt đầu tự bươn chải rồi. Ông về làm với tôi nhé…”. Nhận lời, tôi và một vài người nữa, trong đó có cố nhà văn Hoà Vang, người viết truyện ngắn “Huyền thoại Rồng” gây xôn xao dư luận… cùng nhau xây dựng tập san này. Không ngờ, tập san vừa ra mắt đã được bạn đọc hưởng ứng, bán chạy như “tôm tươi”.

Các đại lý bán báo liên tục gia tăng số lượng phát hành. Tôi nhớ, bài “Rời bỏ thế giới vàng” của tôi đánh động cả một vùng đào đãi vàng Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá. Và cũng từ đây, tôi nhận ra rằng, làm báo không cứ ở Trung ương hay địa phương, không cứ ở tờ to hay tờ nhỏ, tất cả đều ở bài vở của mình viết ra, bạn đọc thấy được gì ở trong đó, phải chăng là sự trung thực, cảm xúc…và:

Hay dở nằm ở tấm lòng

Báo chí nở rộ sau khi chủ trương đổi mới đi vào cuộc sống. Ngành ngành, nghề nghề…ra báo. “Cuộc chiến” giành bạn đọc ngày một khốc liệt…Đúng vào giai đoạn này, tôi bước vào làm báo chuyên nghiệp khi “đầu quân” cho tờ Lao động Xã hội của Bộ LĐ TB&XH. Tờ báo còn rất non trẻ trong lúc nhiều tờ báo khác như Lao Động của TLĐ, Tiền Phong, Đại Đoàn Kết…đang nổi như cồn với hàng loạt bài chống tiêu cực. Như một sự mặc nhiên, làm báo ở những tờ báo bị xem là “nhỏ” là rất khó khăn đối với phóng viên.

Cơ sở không mấy khi “mặn mà” với anh chị em phóng viên ở những tờ báo này. Tôi còn nhớ, trong một lần xuống cơ sở, sau khi biết chúng tôi ở tờ LĐXH, lãnh đạo ở đây đã thẳng thừng từ chối. Tôi buộc lòng: “Cũng được thôi”. Có điều chúng tôi sẽ “ghi nhận” sự “bất hợp tác” của các anh trong bài viết của mình. Và nếu có gì “chưa rõ”…chúng tôi không chịu trách nhiệm!” Lãnh đạo đơn vị này vội vàng “nói lại cho rõ” và chúng tôi đã có buổi làm việc hiệu quả.

Bài báo ra đời trong sự đón nhận “tâm phục, khẩu phục” của đơn vị. Sau này khi gặp lại, vị lãnh đạo đã “suýt” từ chối chúng tôi cười bảo: “Tôi nhận thấy bài báo của anh chứa đựng một tấm lòng. Tấm lòng của người viết và cả tấm lòng cho người được viết…” Cũng ở câu chuyện “báo to, báo nhỏ”, tôi ghi nhận không ít phóng viên trẻ rất ngại nói rõ mình làm ở tờ báo, bị coi là “nhỏ”.

Ví như, trong một lần đi công tác với một phóng viên tập sự, tới đâu anh ấy cũng xưng mình là nhà báo của Lao động mà quên hai chữ Xã hội kèm theo. Tôi đã phải nén giận: “Tại sao cậu lại có thể coi thường tờ báo mình đang làm nhỉ? Có gì mà không dõng dạc, tôi làm ở Lao động Xã hội…”

Có thể nói, trong sự nghiệp làm báo của mình, tôi nhận ra, để có được thành công, có được những bài viết hay, người làm báo phải có tấm lòng, có tình yêu đối với mỗi câu chữ của mình. Nhiều người đã thành đạt nhờ vào những điều này. Câu chuyện về một nữ nhà báo dưới đây là một minh chứng:

“Chị bước chân vào làng báo khi đã ở tuổi “băm”. Trở về nước sau khi “xuất khẩu lao động” ở Liên Xô (cũ), chị lấy chồng, sinh con, đẻ cái và là bà chủ của một cửa hàng tân dược. Cuộc sống không có gì phải phàn nàn. Vậy mà, vì tình yêu với nghề làm báo, chị “buông bỏ” tất cả để theo đuổi đam mê. Bắt đầu ở làng báo với “chức danh” tiếp thị, quảng cáo…chị “tập dần” với câu chữ của nghề...

Lăn lộn ở một vài tập san, tạp chí…một ngày, chị được tờ Lao Xã (chúng tôi thường đùa nhau, gọi tờ LĐXH của mình như vậy) đón nhận. Lần đầu tiên đi công tác với “chức danh” phóng viên của chị là xuống Hải Phòng tham dự hội nghị tổng kết công tác xúc tiến việc làm. Đêm ấy, chị thức trắng “vật lộn” với cả đống tài liệu về công tác này chỉ để có được một cái “tin sâu”.

Trời sáng rõ mà trên trang bản thảo vẫn chưa có được một dòng. Chị nhìn tôi: “Anh ơi, làm sao bây giờ. Cả đống tài liệu như thế mà gom lại có hai, ba trăm chữ…Khó quá! Em thức cả đêm mà vẫn chưa được chữ nào!” Tôi cười: “ Em hãy bỏ cái đống tài liệu này sang một bên, nghĩ xem, buổi tổng kết hướng tới mục đích gì là cơ bản.

Viết nó ra, rồi lấy con số trong tài liệu để minh chứng là xong. Tư liệu để đấy dành cho bài viết dài hơi…”. Làm theo lời tôi, chỉ ít phút sau, tin sâu về hội nghị đã được hoàn tất, chị cười: “Không thày đố mày làm nên…”

Nữ nhà báo ấy, hôm nay đã trở thành một người có tên tuổi của làng báo. Chị, hiện đang là Phó tổng biên tập của tờ tạp chí dành cho doanh nhân. Nếu ai đó hỏi, bí quyết để có được thành tựu như hôm này là gì, chắc chị sẽ ấp tay lên ngực mà bảo rằng: “Chẳng có bí quyết gì cả. Tất cả đều ở tấm lòng…”

Nơi còn đọng lại

Tờ báo cuối cùng tôi làm trước khi về nghỉ là tờ Lao động Thủ đô. Chắc là “duyên phận” chi đây?. Trước đó, tôi đã vài lần cộng tác với tờ báo này. Đây cũng là tờ báo mà tôi đã có một kỷ niệm “nho nhỏ”. Ngày ấy, “cơn bão đề” tràn về vùng quê “sơn thâm cùng cốc” của tôi khiến rất nhiều người lâm vào cảnh khốn cùng, trong đó có cả người thân của tôi.

Đem chuyện này nói với anh bạn tôi, anh ấy bảo: “Sao ông không viết một phóng sự về hiện trạng này?”. Tôi phân vân: “Quê tôi tận Thanh Hoá, liệu Lao động Thủ đô có hợp không?” Anh bạn tôi cười: “Ông thật lạc hậu. Báo ở đâu chẳng đến tay bạn đọc. Người ở quê ông không được đọc thì có người nơi khác “đọc hộ”…thông tin sẽ đến lo gì!”.

Thế là bài viết: “Lô đề tàn phá quê nghèo” ra đời. Trong bài báo có nhắc đến một vài “chức sắc” hàng huyện cũng tham gia chơi đề…Họ tức giận tìm mọi cách để có thông tin về người viết. Quê tôi không mấy người hành nghề làm báo. Bởi vậy, tôi là người duy nhất, họ cho rằng là tác giả bài báo.

Và họ đã có những “động thái” trả đũa hướng tới người thân của tôi. Tới mức tôi phải đánh động: “Nếu các vị thấy không đúng điều gì hãy gửi công văn ra toà soạn để giải quyết, chứ hành sự như vậy, không ổn…”. Việc này rồi cũng phai dần theo năm tháng, duy có điều, nhờ bài báo ấy, tình trạng lô đề ở quê tôi giảm đi khá nhiều. Một hai chức sắc tham gia đánh đề “được” nghỉ hưu sớm như một lời cảnh tỉnh đối với nhiều người khác…

Trở lại với việc tôi về “đầu quân” cho báo Lao động Thủ đô, anh bạn tôi bảo: “Cánh nhà báo trẻ ngày nay không mấy chú ý tới câu chữ, sai ngữ pháp, chính tả tùm lum. Ông về đọc giùm…”. Nói rõ ra, anh ấy bảo tôi về đọc morat. Ban đầu tôi hơi tự ái nhưng nghĩ lại, làm báo đâu chỉ ở những bài viết mà còn ở câu chữ trong đó. Bạn đọc sẽ thấy yên lòng, tin tưởng khi đọc những bài viết rõ ràng, trong sáng…ít sai sót, kể cả những điều nhỏ nhặt nhất. Và thế là tôi nhận lời.

Cũng chính có những tháng ngày này, tôi học được rất nhiều điều của những người làm báo khác và cũng thấy mình trưởng thành, nặng lòng hơn với nghề báo. Ở tờ Lao động Thủ đô, tôi cảm nhận được những tấm lòng đau đáu của người làm báo nơi đây.

Họ luôn để tâm hướng tới cuộc sống của người lao động, những người được xem là yếu thế trong xã hội. Tấm lòng của người làm báo ở đây còn hiện rõ ở những bài viết về các vấn đề xã hội, con người…trong các trang mục. “Lăng kính đa chiều” với bài viết của người mang bút danh “Thiện Tâm” là một minh chứng rõ nét…

Lại sắp đến Ngày Nhà báo VN, ngày của những người làm báo và tôi có một thời đứng trong hàng ngũ này, tôi muốn được “giãi bày” tấm lòng mình (có thể của nhiều người nữa) một chút…như một sự tri ân với cái nghề đã cho mình tất cả.

Hồ Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

(LĐTĐ) Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan thuế triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, công tác thuế năm 2024 đưa toàn ngành về đích với tổng số thu ước đạt 1.732.000 tỷ đồng.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

(LĐTĐ) Là người có thói quen trung thành với các sản phẩm đã mua cả trăm lần, tôi vẫn quyết định phá lệ một lần, ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD, để xem hương vị có gây bất ngờ như cái tên hay không.

Tin khác

Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

(LĐTĐ) Nhằm giúp trẻ em khiếm thị được tiếp cận với công nghệ, Hội Người mù quận Thanh Xuân đã phối hợp với Tập đoàn Logitem Việt Nam triển khai dự án hướng dẫn sử dụng máy vi tính và điện thoại thông minh cho trẻ em khiếm thị.
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2023), Trung tâm Thông tin Triển lãm, Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội tổ chức triển lãm “Tiến bước dưới quân kỳ”.
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

(LĐTĐ) Nhân Ngày Dân số Việt Nam (26/12), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Thanh Xuân tổ chức Hội nghị gặp mặt biểu dương cán bộ làm công tác Dân số và đánh giá kết quả thực hiện công tác Dân số và Phát triển năm 2024 trên địa bàn quận.
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play

Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), phối hợp cùng Google chính thức ra mắt tính năng “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” nhằm tăng cường bảo vệ người dùng trước các hành vi lừa đảo và đảm bảo an toàn trực tuyến tại Việt Nam.
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số

Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số

(LĐTĐ) Mới đây, Trung tâm Y tế quận Hoàng Mai phối hợp với Chi cục Dân số Hà Nội tổ chức lớp tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, nâng cao chất lượng dân số cho 152 cộng tác viên làm công tác dân số tại cơ sở trên địa bàn.
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025

Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025

(LĐTĐ) Tại Chương trình "Mùa xuân cho em" lần thứ 18 diễn ra tối nay (19/12), Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng của 60 đơn vị, tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong năm 2025.
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số

Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số

(LĐTĐ) Mới đây, Ban Chỉ đạo công tác Dân số và Phát triển quận Thanh Xuân tổ chức Điểm tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số và Kỷ niệm 63 năm Ngày Dân số Việt Nam (26/12/1961 - 26/12/2024) với chủ đề “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc”.
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ

Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ

(LĐTĐ) Bảy giờ sáng, bầu trời qua ô cửa vẫn đùng đục một màu xám ngoét, tôi co mình trong chiếc chăn bông dày xụ, với tay lấy điện thoại mà tưởng mình lỡ bỏ quên trong tủ lạnh đêm qua. Vừa vào Facebook, lòng tôi se sắt khi thấy dòng trạng thái của một cô bạn học cũ “Mất mẹ, con mất cả mùa xuân” kèm tấm ảnh chụp đoạn tin nhắn hai mẹ con thảo luận mẫu trang trí Tết năm nào. Dòng chữ dưới cùng tấm hình "bạn không thể nhắn tin với tài khoản này" thực sự xuyên thẳng vào tim tôi lạnh ngắt.
Độc đáo nghề làm hoa tre

Độc đáo nghề làm hoa tre

(LĐTĐ) Để tưởng nhớ công ơn của Thánh Gióng, vào mỗi dịp Xuân về, dân làng Vệ Linh (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn) làm ra những bông hoa bằng tre, lấy quả dành dành trên núi nhuộm vào phần tơ bông tạo nên hàng ngàn những giò hoa tre tuyệt đẹp để dâng lên đức Thánh, cầu mong Ngài phù hộ, độ trì cho nhân dân sức khỏe, phúc lộc…
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”

Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”

(LĐTĐ) Ngày 19/12, Hội và Quỹ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp với Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (1400), Nền tảng thiện nguyện MB phát động chiến dịch gây quỹ cộng đồng ủng hộ người bị di chứng chất độc da cam/dioxin với thông điệp “Những mùa xuân nguyên vẹn”.
Xem thêm
Phiên bản di động