Cần thêm cơ chế bảo vệ nhà báo
Cuộc hội tụ ấn tượng của nghề báo | |
Bảo vệ phụ nữ làm nghề báo |
Điều đáng nói, Luật Báo chí và các văn bản dưới Luật đã quy định rõ việc bảo vệ nhà báo khi tác nghiệp, nhưng từ văn bản đến thực tế lại là một khoảng cách quá xa.
Nhiều nhà báo bị hành hung
Lăn xả, đeo bám đề tài điều tra hóc búa, có công phanh phui biết bao vụ tiêu cực, khuất tất, song nhiều nhà báo vẫn chưa thật sự được bảo vệ an toàn. Nhiều vụ việc nhà báo bị đe dọa, hành hung, các thủ phạm không được đưa ra ánh sáng và sự việc đi vào im lặng. Các cơ quan chức năng thống kê, 5 năm trở lại đây có 50 vụ tấn công nhà báo.
Xin điểm qua vài vụ xảy ra năm 2016, như ngày 23/3, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng (báo Lao động) bị 3 đối tượng hành hung tại khu vực phía sau chung cư Kim Văn - Kim Lũ (quận Hoàng Mai, Hà Nội); ngày 6/11, phóng viên Nguyễn Tùng (Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC) và đồng nghiệp là Phạm Hiển (phóng viên báo Pháp luật Việt Nam) bị đánh tại huyện Thanh Oai (Hà Nội); nhà báo Đặng Văn Nghịnh và Nguyễn Anh Tuấn, Phòng Thời sự, Đài PT - TH tỉnh Thái Nguyên bị hành hung khi đang thực hiện phóng sự điều tra về tình trạng khai thác cát sỏi trên địa bàn xã Quân Chu (huyện Đại Từ).
Phóng viên báo T.Ư và Hà Nội tác nghiệp một sự kiện trước Tượng đài Lý Thái Tổ. Ảnh: Thanh Hải |
Năm 2017, vào ngày 28/2, nhà báo Văn Thanh, Văn phòng đại diện báo Thanh tra khu vực miền Trung - Tây Nguyên bị hành hung trong quá trình lấy thông tin về tình trạng khai thác quặng tại xã Vân Sơn (huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa); sáng 13/6, một nhóm phóng viên của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đang tác nghiệp ghi hình tại khu vực trước cửa số nhà 172 QL3, thuộc địa phận xã Phù Lỗ (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) thì bị một người đàn ông điều khiển ô tô bán tải đâm vào nhưng không trúng, chiếc máy quay phim của nhóm phóng viên đã bị chiếc ô tô này nghiền nát…
Trên những bước đường tìm hiểu, điều tra, ngay như tác giả bài viết này cũng từng đối mặt với hiểm nguy, mà bản thân nếu không tìm cách tự bảo vệ thì đã phải lĩnh hậu quả.
Luật Báo chí quy định “không ai được đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhà báo; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật”. Tuy vậy, dù nhiều nhà báo bị hành hung, đánh đập nhưng hiệu quả xử lý thấp, điều đó ảnh hưởng lớn đến nhiệt huyết của phóng viên, nhà báo. |
Chia sẻ nỗi niềm, không ít nhà báo cho rằng, hiện nay, cơ chế và sự hậu thuẫn để bảo vệ còn chưa được nâng cao, chưa giúp nhà báo có một điểm tựa vững chắc để nuôi ngọn lửa đam mê. Nhà báo Nguyễn Anh Thế - Trưởng ban Bạn đọc báo Dân trí cho biết: “Có Luật, nhưng chế tài xử lý chưa mạnh, Luật vẫn chưa đi vào thực tiễn là một thực tế thách thức những người làm báo”.
Anh Thế nhận định, các đối tượng cản trở tiếp cận thông tin “bật” lại nhà báo “nhoay nhoáy”, thậm chí dùng các phương tiện ghi âm, quay lén ngược lại nhà báo. Nhà báo làm điều tra ngày càng phải đối mặt với nhiều hiểm nguy, thậm chí là những thế lực lớn, tinh vi. Bởi vậy, cần tăng tính chủ động phối hợp của các đơn vị chuyên ngành, lực lượng công an trong điều tra, xử lý những trường hợp hành hung nhà báo.
Thừa nhận thực tế này, ông Nguyễn Thái Thiên - Phó Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ TT&TT) cho rằng, dù Luật Báo chí 2016, Luật Tiếp cận thông tin (2016) đã được Quốc hội thông qua, và trước đó, nhiều văn bản cũng quy định về việc bảo vệ nhà báo tác nghiệp, nhưng thực tế vẫn còn những khoảng trống. Do vậy, trước hết nhà báo vẫn phải tự bảo vệ mình, đồng thời các cơ quan có trách nhiệm cần tích cực hơn nữa để bảo vệ, tạo niềm tin cho nhà báo thực thi nhiệm vụ.
Sự hậu thuẫn cần thiết
Nhìn nhận từ góc độ đạo đức nghề nghiệp, không thể phủ nhận một bộ phận nhà báo hiện nay đang lợi dụng nghề nghiệp để trục lợi, kiếm tiền bất chính. Báo chí đang đối đầu với quá nhiều khó khăn, trong đó đáng sợ nhất là “kinh tế báo chí”.
Hoạt động phát hành báo in, quảng cáo báo chí suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các nguồn thu, làm cho đời sống kinh tế của nhiều tờ báo và nhiều nhà báo khó khăn. Từ đó, một bộ phận nhà báo lao đi kiếm tiền bằng mọi giá là một thực trạng đáng xấu hổ hiện nay.
Theo một số cây bút phóng sự, vượt qua được sự cân nhắc “thiệt hơn” thì nhà báo sẽ thảnh thơi lăn xả vào cuộc sống để phát hiện đề tài. Có khi chỉ một vấn đề nhỏ được hé lộ, mà nhà báo tìm ra căn cứ để phát triển cả vệt bài. Khi ta có lập trường vững chắc, là thông tin khách quan, thì cũng giảm đi những phi vụ nhà báo bị mua chuộc.
Thêm một vấn đề mà không ít nhà báo đàn anh tâm sự, và tôi cũng rất thấm thía là nhà báo cần sự dũng cảm, lên tiếng vì lẽ phải. Dũng cảm trong môi trường của chính nhà báo, và dũng cảm trong môi trường của hiện thực cuộc sống. Cả hai vấn đề đều quan trọng. Bởi các hành động tiêu cực, cái khiếm khuyết được bao bọc rất kỹ lưỡng, có tổ chức tinh vi nên rất khó điều tra. Trong khi nhà báo hoạt động trên lập trường lẽ phải thì đứng độc lập, thiếu lực lượng bảo vệ và dễ bị mua chuộc, hoặc đe dọa.
Nhà báo Phùng Sưởng - Phó Tổng Biên tập báo Tiền Phong chia sẻ: “Hiện tại, Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành 10 Điều quy định về đạo đức nghề nghiệp cho những người làm báo. Sắp tới, các liên chi hội và chi hội nhà báo cũng sẽ triển khai thành lập Hội đồng đạo đức nghề nghiệp tại các tòa soạn. Hy vọng đây là một trong những giải pháp để nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báo để từ đó hạn chế phần nào các tiêu cực”.
Là người hiểu luật và nắm chắc kỹ năng, nghiệp vụ điều tra, nhà báo Phùng Sưởng cho biết thêm, nhà báo khi tác nghiệp, ngoài phải hiểu luật và vấn đề mình định điều tra, thì phải có kỹ năng tiếp cận, xử lý thông tin. Bởi vũ khí quan trọng của nhà báo chính là sự thật.
Một điều khác nữa, để khích lệ và làm điểm tựa cho nhà báo điều tra, thì chính lãnh đạo cơ quan, mà trực tiếp là Tổng Biên tập, cần hiểu công việc của anh em phóng viên điều tra, kịp thời động viên họ sau mỗi bài viết công phu, có tính phát hiện bằng cách tăng nhuận bút, thưởng nóng…
Và, trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực thì đòi hỏi cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí phải sẵn sàng đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng của phóng viên. Đây là thực tế không phải cơ quan nào cũng làm được. Có những đơn vị, khi xảy ra vụ việc, hoặc rủi ro nào đó, thay vì bảo vệ, chia sẻ trách nhiệm, lại tìm cách đổ lỗi cho phóng viên.
Xét đến cùng, phóng sự điều tra là một trong những mục quan trọng làm nên sức hấp dẫn, sức sống mà không ít nhà báo cho rằng là “trọng pháo” của tờ báo. Khi việc bảo vệ nhà báo còn chưa được thực thi tốt nhất, thì các lãnh đạo tòa báo cần khích lệ kịp thời.
Đó là điều giúp các phóng viên không có cảm giác chán nản, e dè trong làm nhiệm vụ, giảm nhuệ khí khi đấu tranh với các hành vi tiêu cực vốn rất gian nan và nhọc nhằn.
Theo Nguyễn Văn Học/ kinhtedothi.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31