Nâng cao hiệu quả đối thoại tại nơi làm việc
Hình thức mới trong hoạt động giao dịch việc làm | |
Nâng cao hiệu quả phong trào “Giỏi việc nước- đảm việc nhà” |
Tạo niềm tin cho công nhân lao động
Thực hiện Đề án phát triển quan hệ lao động trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2014 – 2020, ngày 12/12/2016, Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm đã đăng cai tổ chức Hội thảo “Vai trò của công đoàn cấp trên trong đối thoại tại nơi làm việc”.
LĐLĐ quận Nam Từ Liêm đăng cai tổ chức Hội thảo “Vai trò của công đoàn cấp trên trong đối thoại tại nơi làm việc”. |
Trong thời gian qua, các cấp công đoàn Thành phố Hà Nội đã có rất nhiều nỗ lực để thúc đẩy các hoạt động đối thoại trong quan hệ lao động, cũng như chủ động khởi xướng và tham gia các hoạt động đối thoại với chính quyền các cấp, với người sử dụng lao động.
Theo ông Nguyễn Chính Hữu – Chủ tịch LĐLĐ quận Nam Từ Liêm, hằng năm, có 40,86% CĐCS doanh nghiệp đã phối hợp tổ chức đối thoại giữa Công đoàn – Người sử dụng lao động – Người lao động để nắm diễn biến, tình hình tư tưởng, giải quyết những kiến nghị.
Đối thoại tại nơi làm việc đã được quy định cụ thể tại Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ Luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Tại Điều 65, Mục 1, Chương V của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi năm 2012, quy định về đối thoại tại nơi làm việc được tiến hành định kỳ 3 tháng một lần hoặc theo yêu cầu của mỗi bên. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ bố trí địa điểm và các điều kiện vật chất khác bảo đảm cho việc đối thoại tại nơi làm việc. Hoạt động này giúp giảm nguy cơ xảy ra tranh chấp lao động, tạo lập các mối quan hệ lao động thân thiện, hài hòa, ổn định và ngày càng tiến bộ. |
Các ý kiến của công nhân lao động (CNLĐ) chủ yếu về các vấn đề như: Xây dựng hạ tầng xã hội, quy hoạch xây dựng nhà ở, bệnh viện, nhà văn hóa công nhân; giá điện, nước sinh hoạt; việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT cho người lao động; bán hàng bình ổn giá...Hầu hết các vấn đề trên đã được UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các ngành chức năng từng bước giải quyết, tạo niềm tin và sự phấn khởi cho CNLĐ Thủ đô.
Trong những năm qua, LĐLĐ quận Cầu Giấy đã làm tốt việc chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc (đối với CĐCS khối doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước) và hai năm trở lại đây (đối với các doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức công đoàn tại đơn vị).
“Năm 2016, LĐLĐ quận đã phối hợp với người sử dụng lao động tại 16 doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn tổ chức hội nghị NLĐ để đóng góp ý kiến vào Nội quy lao động trước khi đăng ký với Sở LĐTBXH và phối hợp thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể tại 3 doanh nghiệp (100% vốn đầu tư nước ngoài)”, ông Ngô Đức Cường – Phó chủ tịch LĐLĐ quận Cầu Giấy cho biết.
Cần lập những kênh đối thoại tại nơi làm việc
Tuy nhiên, trong thực tế triển khai, đặc biệt ở cấp cơ sở và cấp trên cơ sở, kết quả về số lượng và chất lượng đối thoại chưa cao, còn mang nặng hình thức, chưa tiếp cận đầy đủ về bản chất và ý nghĩa của đối thoại. Nhìn chung, việc tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc theo Nghị định 60/2013/NĐ- CP tuy đã có những kết quả bước đầu nhưng vẫn chưa được rộng khắp.
Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự quan tâm thực hiện nghiêm túc do nhiều yếu tố khách quan, chủ quan. Cán bộ CĐCS chủ yếu tập trung công việc chuyên môn, chưa dành nhiều thời gian cho công tác công đoàn nên tổ chức thực hiện vẫn còn hình thức, hiệu quả chưa cao.
Chia sẻ về những vướng mắc trong thực hiện đối thoại định kỳ, theo ông Nguyễn Đình Thắng – Phó Chủ tịch Công đoàn Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, phần lớn các DN cho rằng, một năm tiến hành 4 lần là nhiều vì họ không bố trí được thời gian hoặc không có điều kiện về kinh tế.
“Đối với mỗi DN, doanh thu bằng lợi nhuận trừ đi chi phí, chi phí càng cao thì lợi nhuận càng giảm. Hiện nay, kinh tế khó khăn khiến nhiều DN khó có thể tổ chức đối thoại theo định kỳ. Năm 2011 chỉ có lác đác vài đơn vị tổ chức được hội nghị NLĐ. Cho đến nay, đã thực hiện rất quyệt liệt cũng mới chỉ đạt được 52,6%”, ông Thắng nhấn mạnh.
Hơn nữa, tại các cuộc đối thoại định kỳ và hội nghị NLĐ, ý kiến của đại diện NLĐ mới chỉ tập trung vào giải quyết các quyền lợi cho NLĐ thay vì quan tâm đến các giải pháp nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh cho DN. Hoặc khi tham gia vào đối thoại tại nơi làm việc, NLĐ vẫn còn nhút nhát, e dè, chưa dám nêu ý kiến vì sợ bị trù dập.
Theo ông Trương Công Nam – Chủ tịch CĐ Văn phòng Hãng hàng không Nhật Bản tại Hà Nội (Jal), trước mỗi kỳ họp định kỳ 3 tháng 1 lần giữa lãnh đạo văn phòng và NLĐ, BCH CĐ Jal tại Hà Nội đều gửi thư điện tử cho từng thành viên, hỏi xem ai có tâm tư, nguyện vọng, hay bức xúc gì thì nêu ý kiến, nhưng hầu hết NLĐ lại chọn cách im lặng.
Nhiều ý kiến cho rằng, để nâng cao hiệu quả đối thoại tại nơi làm việc công đoàn cấp trên cơ sở cần chỉ đạo CĐCS thiết lập các kênh đối thoại tại nơi làm việc. Theo ông Đào Xuân Bổn – Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Sóc Sơn, hình thức đối thoại tại nơi làm việc phải linh hoạt và tùy thuộc điều kiện cụ thể của mỗi DN. Mỗi kênh có những ưu điểm, nhược điểm và điều kiện vận dụng hiệu quả riêng.
“Để tăng hiệu quả đối thoại, mỗi DN cần thiết lập và vận hành kết hợp nhiều kênh đối thoại khác nhau. Tùy điều kiện, doanh nghiệp có thể lựa chọn kết hợp các kênh đối thoại phổ biến như: Họp trước ca làm việc (thời gian tùy DN bố trí 10 –15 phút), lập hòm thư đề xuất, bảng tin, mạng nội bộ, webside, sử dụng tin nhắn điện thoại, bảng biểu dán tại nơi nghỉ giải lao giữa ca…Góp phần giảm chi phí cho DN, đồng thời giúp NLĐ không bị tiết lộ danh tính nếu họ không muốn”, ông Đào Xuân Bổn cho biết thêm.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Hoạt động 22/12/2024 10:26
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Quận Tây Hồ: Hiệu quả trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn
Công đoàn 21/12/2024 08:42
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Hoạt động 20/12/2024 20:32
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Y tế Việt Nam: Chú trọng các hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động
Hoạt động 20/12/2024 18:33
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 18:32
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
LĐLĐ quận Long Biên chuyển giao Công đoàn cơ sở về LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm
Hoạt động 20/12/2024 13:49
LĐLĐ quận Đống Đa: Giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn
Hoạt động 20/12/2024 12:23