Nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho công nhân lao động vẫn là bài toán khó
Nâng cao hơn nữa đời sống tinh thần cho công nhân lao động | |
Công đoàn các khu CN-CX Hà Nội Khơi dậy tinh thần sáng tạo trong CNLĐ | |
Đời sống văn hóa tinh thần của CNLĐ còn khó khăn |
Thiếu thốn vật chất, đơn điệu tinh thần
Từ Hải Dương lên Hà Nội làm công nhân may, Phương Thuỷ cùng 3 cô bạn đồng hương, đồng nghiệp sống trong một căn phòng trọ chật hẹp ở gần khu công nghiệp Vĩnh Tuy. Công việc ca kíp mệt mỏi nên về đến nhà, các cô chỉ thèm được lăn ra ngủ. “Ở đây không có ti vi, sách báo, bạn bè, họ hàng thân thích cũng không nên chúng em còn biết làm gì ngoài nói vài câu chuyện phiếm rồi đi ngủ lấy sức” - Thuỷ phân bua. Được hỏi: sao không góp tiền mua radio, sách báo hoặc rủ nhau đi xem kịch, xem phim, Thuỷ lắc đầu quầy quậy: “Giá cả leo thang vùn vụt, đến ăn uống chúng em còn phải dè xẻn thì đâu dám nghĩ đến những việc xa xỉ như vậy”.
Cũng theo Thuỷ và các bạn cùng phòng, các cô rất hiếm khi được xem một buổi biểu diễn văn nghệ hay được tham gia vào hoạt động thể dục thể thao do công ty tổ chức bởi “những đợt hàng gấp, chúng em còn phải làm tăng ca, lấy đâu ra thời gian vui chơi giải trí”…Bởi vậy, mong ước thiết tha của Thủy là được tạo điều kiện để nâng cao đời sống tinh thần bởi nếu không “chúng em sẽ thành những bà khọm già, sống tẻ ngắt ngay khi mới 18 tuổi”.
CNLĐ rất cần được tham gia vào các hoạt động văn hóa thể thao sôi nổi |
Mong muốn của Thuỷ và các bạn cùng phòng cũng là mong muốn của rất đông CNLĐ. Theo khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam, hiện cả nước có 2,1 triệu lao động đang làm việc tại các KCN, chiếm 21% tổng số lao động và 11% dân số cả nước. Mặc dù hàng năm, giai cấp công nhân đã đóng góp cho cả nước hơn 60% tổng sản phẩm xã hội và 70% NSNN, nhưng đời sống văn hóa, tinh thần của họ vẫn còn hết sức khó khăn.
Là người tham gia khảo sát và lăn lộn với thực tế đời sống công nhân, PGS-TS.Vũ Quang Thọ- Viện trưởng Viện Nghiên cứu công nhân và công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) tỏ ra băn khoăn: "Trong số 2,1 triệu lao động nói trên có rất ít người được quan tâm chăm sóc sức khỏe; được tham gia vào các hoạt động văn nghệ, thể thao, cũng không có mấy người thường xuyên được đi xem các chương trình giải trí ở rạp chiếu phim, hay ca nhạc. Kể cả các công trình như: Nhà văn hóa, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trạm y tế..., phục vụ những nhu cầu thiết yếu nhất của con người, song đến nay vẫn chưa được đảm bảo tại các KCN và KCX".
Cũng theo số liệu của Tổng LĐLĐ Việt Nam, chỉ tính nhà ở, hiện nước ta có trên 70% lao động là người ngoại tỉnh có nhu cầu thuê nhà ở, song chưa đến 10% được ở trong các khu nhà do vốn NSNN hay DN xây dựng. Còn lại hơn 90% số lao động phải thuê nhà trọ của các hộ dân, thiếu trang, thiết bị sinh hoạt đơn giản nhất. Riêng tại Hà Nội, hiện mới chỉ có 2/9 KCN đã có nhà ở cho công nhân thuê (KCN Bắc Thăng Long, KCN Phú Mỹ), song số công nhân được thuê nhà cũng rất thấp. Cũng chỉ có 2 KCN có sân bóng đá dành cho công nhân lao động (KCN Bắc Thăng Long, KCN Nội Bài); 2 KCN có điểm sinh hoạt văn hóa công nhân (KCN Thăng Long, KCN Phú Mỹ). Đặc biệt, chưa có KCN nào có nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trạm y tế, nhà văn hóa cho CNLĐ và con em.
Phải bắt nguồn từ đời sống vật chất
Cũng theo số liệu của Tổng LĐLĐ Việt Nam, chỉ tính nhà ở, hiện nước ta có khoảng trên 70% lao động là người ngoại tỉnh có nhu cầu thuê nhà ở, song chưa đến 10% số này được ở trong các khu nhà do vốn NSNN hay DN xây dựng. Còn lại hơn 90% số lao động phải thuê nhà trọ của các hộ dân, thiếu trang, thiết bị sinh hoạt đơn giản nhất. Riêng tại Hà Nội, hiện nay mới chỉ có 2/9 KCN đã có nhà ở cho công nhân thuê (KCN Bắc Thăng Long, KCN Phú Mỹ), song số công nhân được thuê nhà cũng rất thấp. |
Theo PGS-TS Vũ Quang Thọ, đời sống tinh thần không tách rời với đời sống vật chất. Đời sống vật chất của công nhân nước ta hiện nay còn quá thiếu thốn chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới đời sống tinh thần của họ nghèo nàn, đơn điệu. Với mức lương thấp, hầu hết CNLĐ mới chỉ giải quyết được các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, những chi tiêu cho đời sống tinh thần với họ đều là những chi tiêu xa xỉ.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu công nhân và CĐ, mức lương trung bình của NLĐ trong các DN dao động từ 3,8 triệu- 4 triệu đồng. Với tình hình lạm phát, giá cả hàng hóa dịch vụ tăng nhanh như hiện tại, mức lương này cũng chỉ thỏa mãn được 70% nhu cầu sống của họ, chủ yếu về lương thực, tiền thuê nhà, đi lại, may mặc, sinh hoạt cá nhân.
Trong khi đó, ngoài trách nhiệm đối với bản thân, mỗi công nhân còn phải gánh vác cả trách nhiệm với gia đình. Chính bởi vậy, công nhân thường dè xẻn việc ăn, uống, sinh hoạt của mình để dành dụm tiền gửi về phụ giúp cuộc sống gia đình ở quê. Để kiếm thêm thu nhập, ngoài thời gian lao động chính, đại bộ phận công nhân Việt Nam còn làm thêm ca, thêm giờ vì thế họ thiếu nhiều điều kiện để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần như vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, học tập, giao lưu….
Ngoài ra, tình trạng thiếu thốn trong đời sống tinh thần của CNLĐ còn bắt nguồn từ các nguyên nhân khác như thiếu sự quan tâm của chính quyền, KCN, DN trong việc cấp đất, kinh phí đầu tư cho việc xây dựng nơi sinh hoạt văn hóa công cộng,… Đa số các DN chỉ chú trọng tập trung cho sản xuất mà ít quan tâm đầu tư nhu cầu sinh hoạt, giải trí cho NLĐ.
Từ những nguyên nhân trên, PGS - TS Vũ Quang Thọ cho rằng, để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ thì việc trước tiên cần làm là xây dựng và hoàn thiện các chủ trương, chính sách phát triển về đời sống vật chất, văn hóa cho đội ngũ công nhân; phải làm thế nào để các nhà hoạch định chính sách hiểu và tìm ra các biện pháp, chiến lược hiệu quả giúp công nhân thoát khỏi đời sống khó khăn như hiện nay. Việc đầu tư cho công nhân phải được thỏa đáng, nhất là nhanh chóng đưa tiền lương áp sát với mức sống tối thiểu của họ. Ngoài ra, trong các dự án xây dựng KCN, KCX, phải dành kinh phí, quỹ đất cho việc xây dựng các công trình như: Trường học, trạm y tế, khu vui chơi giải trí, thể thao… phục vụ cho CNLĐ.
Tổ chức CĐ, doanh nghiệp và các cơ quan liên quan cần tăng cường giáo dục công nhân ý thức kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, giúp họ hiểu luật pháp, làm theo luật pháp. Tổ chức CĐ và đoàn thanh niên cần phối hợp với chính quyền và các đoàn thể địa phương chủ động tổ chức các buổi giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, tạo sân chơi bổ ích, hưởng thụ văn hoá lành mạnh phù hợp cho CNLĐ, giúp công nhân giải tỏa mệt mỏi sau những giờ lao động căng thẳng.
PGS-TS Vũ Quang Thọ cho rằng, bản thân chủ doanh nghiệp phải thực sự thông cảm với hoàn cảnh của công nhân, từ đó tạo mối quan hệ hài hòa giữa các bên. Đối với chủ DN là người nước ngoài, công đoàn cần tuyên truyền để họ hiểu được phong tục tập quán của NLĐ Việt Nam, từ đó xây dựng các chương trình và kế hoạch cụ thể nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho lực lượng lao động này.
Ngọc Tú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công tác Nữ công các tỉnh, ngành phía Bắc
Công đoàn 04/11/2024 09:36
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Vì lợi ích đoàn viên 02/11/2024 18:31
Thêm 100 đoàn viên, người lao động ngành Xây dựng Hà Nội được khám sức khoẻ miễn phí
Vì lợi ích đoàn viên 02/11/2024 06:28
Thêm thỏa thuận hợp tác nhằm chăm lo tốt hơn cho đoàn viên Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 01/11/2024 17:58
Đống Đa: Hơn 400 cán bộ tập huấn công tác tài chính công đoàn
Hoạt động 01/11/2024 15:03
Sôi nổi Chung khảo hội thi “Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính” năm 2024
Hoạt động 01/11/2024 14:06
Trao hỗ trợ cho đoàn viên Công đoàn HANDICO bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Hoạt động 31/10/2024 22:27
Tầm soát ung thư cho 400 nữ Công đoàn viên ngành Giao thông vận tải Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 31/10/2024 22:21
Gia Lâm: Sôi nổi Hội thao nghiệp vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong công nhân, viên chức, lao động
Hoạt động 31/10/2024 19:17
LĐLĐ huyện Mỹ Đức hỗ trợ đoàn viên bị thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng bão số 3
Hoạt động 31/10/2024 17:17