Miền đất Phật mùa... vãn hội
Chùa Hương đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt | |
Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn |
Chuyện nhặt trên dòng suối Yến
Xưa, nghe các cao niên trong vùng kể lại, hội chùa ở Hương Sơn đều tự mở và tự đóng tùy thuộc theo tâm cầu an của khách hành hương. Dần dà, dù chẳng ai quy ước nhưng cứ hễ sau tết Thượng Nguyên (Rằm tháng Giêng - PV) khách đã đông đúc về đây dự hội. Đoàn khách hành hương, trảy hội cứ nối tiếp đến khoảng Rằm tháng ba thì vãn.
Ngày nay, chùa mở sớm hơn. Người ta thường lấy ngày mùng 6 tháng Giêng để khai hội. Ngày này vốn là lễ khai sơn hay còn được gọi nôm là mở cửa rừng của người làng Yến Vỹ. Theo lệ cũ của người làng, hôm ấy họ đều tề tựu đông đủ rồi tổ chức múa rồng ở sân đền Trình, bơi thuyền trên dòng suối Yến. Sau lễ mở cửa này, du khách mới trảy hội. Thời điểm du khách trẩy hội cũng là “mùa làm ăn” của người làng Yến Vỹ.
Thời điểm này dọc hai bên suối Yến, cây cối khẳng khiu cành lá nhưng đổi lại là cảnh sắc tuyệt đẹp của từng chòm hoa súng nở đỏ hai bên bờ. |
Người làng chủ yếu sống dựa vào chuyện kinh doanh các dịch vụ đi kèm mùa hội chùa. Người ta thường nói vui rằng, dân ở đây được hưởng lộc phật nên một năm chỉ cần làm vài ba tháng là cũng đủ để… nuôi miệng. Ấy nhưng, chuyện đó đơn thuần là bề nổi mà khách hành hương nhìn vào. Thực chất, để được no đủ người địa phương vẫn phải bươn trải, vất vả quanh năm với đủ thứ nghề
Nhắc chuyện này, bà Nhung – người phụ nữ người lái đò trên dòng suối Yến suốt nhiều năm nay kể: Ngoài nghiệp chèo đò, đưa đón khách hành hương thì đa phần người dân nơi đây vẫn làm ruộng. Dĩ nhiên, làm ruộng thì thường vất vả, lam lũ quanh năm bởi vậy cũng phải vinh dự, chọn lựa kỹ lắm họ - những phụ nữ chèo đò như bà Nhung mới được ban tổ chức hội chùa kết nạp vào làm thành viên chèo đò.
Theo những phụ nữ chèo đò nơi đây, muốn hoạt động trên dòng suối Yến, ngoài các yêu cầu đạo đức cơ bản thì người chèo nhất thiết phải có kinh nghiệm. Những mùa lễ hội trước, trên suối Yến thường có khoảng 7.000 lượt đò hoạt động. Tính trung bình mỗi đò chở 10 người thì số khách đi có thể lên đến 7 vạn người.
Theo quan sát của cá nhân tôi từ những người phụ nữ chèo đò trên dòng suối này, ngay khi ở Bến Đục họ đã phân chia thứ tự và lượt đi rõ ràng để khỏi mất lòng nhau. Họ sắp xếp giống như xếp hàng mua vé. Nghĩa là, đò của ai đến trước tại bến thì sẽ được đón khách trước.
Cứ theo thứ tự lượt về bến mà xoay vòng. Một lượt chèo đò được trả 50.000 – 120.000 đồng, ai may mắn đến lượt chèo mà có nhiều khách thì khoản “bồi dưỡng” cũng có phần khá hơn. Trái lại, nếu chẳng may rơi trúng đận mưa gió, khách ít ghé chùa thì cả ngày chèo ấy coi như trôi qua lãng phí.
Công việc lái đò tưởng chừng như nhẹ nhàng lại vô cùng mệt nhọc. Giấu đi vẻ mềm yếu, những người phụ nữ chèo đò nơi đất phật âm thầm khoác lên mình lớp quần áo dày cộp, phơi người trong nắng gió để có được khoản thu nhập, chăm lo cho gia đình.
Đặc tả công việc của mình bằng một chữ “khổ”, tựa tay lên mái chèo, chị Hợp tâm sự: Nhà có 4 đứa con. Bữa cơm hàng ngày, thuốc thang khi chồng và con đau ốm, tiền lễ nghĩa, rồi dựng vợ gả chồng cho con đều nhờ cái bến đò này. Vậy nên, nhiều lúc, chị thấy nghề vất vả nhưng miễn sao lo được cho gia đình, con cái được học hành đến nơi đến chốn là đã đủ hạnh phúc.
Nhìn những con thuyền được các nữ “phu đò” khéo léo bẻ lái, vượt qua quãng đường dài thì mới hiểu hết được những nỗi vất vả của họ. Để con thuyền nhẹ nhàng di chuyển, nhiều khi các chị phải oằn người, truyền hết sức lực vào mái chèo. Vất vả xuôi ngược trên dòng nước, lái con thuyền đi cả chục cây số nên đòi hỏi người chèo phải dẻo dai thì mới chịu được áp lực công việc.
Cảnh sắc mê mẩn lòng người
Theo cuốn Nam Hải Quán Thế Âm - một truyện nôm ra đời vào khoảng thế kỷ XVIII – XIX thì chùa Hương là nơi lưu dấu tu hành của công chúa Diệu Thiện là Bà Chúa Ba. Bà tu hành 9 năm ở động Hương Tích rồi đắc đạo trở thành Đức Quán Thế Âm bồ tát, sau trở về diệt trừ cái ác, đáp hiếu cha mẹ, phổ độ chúng sinh. Hiện ở làng Yến Vĩ người ta vẫn truyền tai nhau chuyện rằng, khi mãnh hổ cõng bà vào núi Hương Sơn. Chỗ bà xuống đầu tiên là hang Thánh Mẫu, còn gọi là am Phật Tích, tương truyền trong hang còn dấu một bàn chân bà in trên đá. Am Phật Tích (dấu tích nhà Phật) có tên từ đó. Ở đấy bà sang một vũng nước trong hang bên cạnh tắm gội rửa nỗi oan ức bụi trần. Chỗ đó sau thành chùa Giải Oan, có giếng Giải Oan, trước cửa hang có dòng suối gọi là suối Giải Oan. Người xưa quan niệm ai oan ức điều gì, thành kính đến nơi đây lễ Phật, uống nước Giếng Giải Oan coi như đã giải được nỗi uẩn khúc trong lòng. |
Do không phải thời điểm chính của lễ hội nên bến Thiên Trù thời điểm này chỉ dăm ba hàng quán mở cửa. Tất nhiên không có cảnh chèo kéo, bắc loa quảng cáo bán đặc sản rau sắng, củ mài như thường thấy nên khách du lịch hoàn toàn được thảnh thơi tâm trí để chiêm ngưỡng cảnh đẹp nơi đất phật.
Suối Yến thời điểm này cũng khá trong, có thể nhìn xuyên xuống đáy, thi thoảng nhìn rõ cả những chú cá nhỏ đang bơi lội xung quanh những đám rong. Dọc suối Yến, xen lẫn trong màn sương mờ ảo của buổi sớm là bóng thuyền thoi của người đi đặt nơm, bẫy lưới. Nghe kể, để có những mẻ cá, con tôm bán trong buổi chợ sớm cạnh Bến Đục họ phải bơi thuyền đặt lưới đánh dấu suối từ tối hôm trước. Sáng ra, họ chỉ việc nhấc nơm, nhặt cá bỏ vào hom giỏ.
Mùa này, suối Yến đã được mở rộng chiều ngang từ 25 lên 42m tạo điều kiện cho lượng đò lưu thông lớn. Chị Bùi Thị Thắm (30 tuổi) nhà tại Yến Vỹ cho biết: “Thời gian này, chủ yếu là nhiếp ảnh gia và vãng khách ghé qua, thưởng hoa ngắm cảnh. Tháng 11, những cây hoa gạo dọc hai bên suối Yến khẳng khiu cành lá nhưng đổi lại là cảnh sắc tuyệt đẹp của từng chòm hoa súng nở đỏ ối hai bên bờ. Hoa súng nở nhiều, tím hồng cả một con suối. Suối Yến dường như rộng thêm, cả một dải nước mênh mông xanh ngắt”.
Nói là vậy, nhưng để bắt gặp được cảnh sắc hoa súng nở ngợp bờ suối cũng cần thêm chữ “duyên”. Nhiều tay máy nghiệp dư, chuyên săn lùng cảnh đẹp sông nước vì thiếu cơ duyên nên cũng phải lưu lại chốn phật thiền đôi bữa mới được dịp trông cảnh hoa súng nở. Kỳ thực, không giống nhiều loài hoa khác, súng nở đỏ rực vào sáng sớm, phủ kín cả một đoạn suối nhưng lạ ở chỗ, chỉ đến khoảng 10 giờ sáng là thứ hoa tím hồng ấy bắt đầu cụp lại, lặn sâu vào trong làn nước.
Theo tìm hiểu, ít năm trở lại đây, nhu cầu của du khách đến chùa Hương được chụp ảnh với hoa súng nhiều hơn vì thế những người dân ở nơi đây đã chuyển sang trồng hoa súng, tạo cảnh quan cho du khách chụp hình. Với giá 50.000 đồng/thuyền, du khách có thể tự chèo thuyền giữa dòng hoa nở đỏ rực giữa cảnh mênh mang núi rừng trung điệp, để cùng hít thở không khí mát mẻ trong lành buổi sớm nơi sông nước.
Chùa Hương hiện có nét mới là hệ thống cáp treo. Nghĩa là, thay vì phải leo bộ hơn tiếng đồng hồ, du khách chỉ mất có 4 phút để vào đến động Hương Tích. Công trình gần 80 tỉ đồng đã được đưa vào sử dụng sau nhiều năm tranh cãi và cho đến bây giờ tranh cãi vẫn chưa dứt. Người thì cho rằng, có cáp treo đi nhanh và tiện nhưng cũng không ít ý kiến phản bác lại bởi ngồi cáp treo khác gì cưỡi lên đầu thần Phật, như thế thì còn gì là linh thiêng, ý nghĩa hành hương.
Nhắc chuyện này, một chị lái đò nói với sang chúng tôi giảng giải: “Các anh đi cáp, bay vù vù mấy phút lên thắp hương lại “bay” về thì lấy đâu ra thời gian mà tĩnh tâm suy ngẫm về những triết lý sâu xa của nhà phật. Vào Hương Sơn là vào cõi phật nên phải xử sự theo cách ứng xử của các tín đồ đạo phật. Người đi kẻ lại, gặp nhau chào hỏi, câu cửa miệng là “Nam mô a di đà Phật”. Trong cách nói dân gian, người ta bảo đi chùa Hương, chứ ít ai nói là đi du lịch Hương Sơn, đến đất này thì nên hiểu theo nghĩa ấy”.
Đinh Luyện
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 05:45
Trách nhiệm với quê hương, đất nước
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 16:24
Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 10:21
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 15:35
Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 14:03