Luôn đồng hành cùng NLĐ về an toàn lao động

“Các vi phạm về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) hiện vẫn phổ biến, một phần do ý thức thờ ơ, chủ quan của cả người sử dụng lao động và người lao động. Trong khi cơ sở pháp lý còn có những xung đột, khó thực thi, chế tài xử lý vi phạm lại chưa nghiêm. Tổ chức công đoàn có vai trò quan trọng trong công tác ATVSLĐ và có nhiều đóng góp cho công tác này.”- Đó là nhận định của các đại biểu tham dự hội thảo “Vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ” do LĐLĐ TP Hà Nội tổ chức chiều ngày 9/5 vừa qua.
luon dong hanh cung nld ve an toan lao dong Phát động thi đua an toàn lao động năm 2017
luon dong hanh cung nld ve an toan lao dong Góp phần xây dựng văn hóa an toàn lao động

Bất cập trong công tác ATVSLĐ

Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Lê Đình Hùng cho biết, theo số liệu các đơn vị cơ sở báo cáo và qua quá trình điều tra tai nạn lao động (TNLĐ) năm 2016, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xảy ra 225 vụ tai nạn lao động làm 49 người chết, 202 người bị thương, tăng gần 200% so với năm 2015, đứng thứ 2 trên cả nước về số vụ TNLĐ (sau TP Hồ Chí Minh).

luon dong hanh cung nld ve an toan lao dong
Một tiết mục thi tại Hội thi “An toàn vệ sinh viên giỏi” Thành phố.

Nguyên nhân các vụ TNLĐ chủ yếu xuất phát từ sự vi phạm pháp luật về ATVSLĐ của người sử dụng lao động và cả người lao động. Trong đó nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đảm bảo các điều kiện làm việc an toàn cho NLĐ. Một số chế độ chính sách đối với NLĐ còn bị vi phạm nhiều như công tác huấn luyện ATVSLĐ, khám sức khỏe định kỳ, trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân…

Cùng với đó công tác thanh tra, xử lý vi phạm về ATVSLĐ còn chưa nghiêm, chế tài xử phạt chưa đủ sức răng đe. Số doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về ATVSLĐ hàng năm còn ít, chủ yếu là lồng ghép trong các cuộc thanh tra, kiểm tra chung về thực hiện pháp luật lao động, do đó chưa đảm bảo tính chuyên sâu về kỹ thuật ATVSLĐ.

Đặc biệt công tác khai báo, thống kê về TNLĐ của doanh nghiệp chưa nghiêm túc. Thực tế khi xảy ra các vụ TNLĐ 90% DN không báo cáo ngay với cơ quan chức năng. Có 93-95% DN không báo cáo riêng về thực thi công tác ATVSLĐ. Cùng với đó hệ thống các văn bản dưới luật ban hành còn chậm tiến độ và khó thực hiện trong thực tế.

Cũng nói về những bất cập trong ATVSLĐ, Phó Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương Binh và Xã hội thành phố Hà Nội Phan Văn Mậu, thẳng thắn với việc có trên 140 ngàn DN trên địa bàn TP với nhiều loại hình thì công tác ATVSLĐ khó tránh khỏi khó khăn.

Hà Nội chỉ có 14 thanh tra trong lĩnh vực này còn ở các quận, huyện có 1 phòng phòng lao động nhưng phòng lao động này làm rất nhiều việc nên không có chuyên gia riêng vững kiến thức về công tác ATVSLĐ. Đặc biệt việc xã hội hóa trong lĩnh vực ATVSLĐ cũng xảy ra nhiều bất cập.

Theo ông Mậu, 4 mảng dịch vụ được Nhà nước cho xã hội hóa đó là huấn luyện an toàn; kiểm định kỹ thuật an toàn; quan trắc môi trường; và mảng sức khỏe, trước đây nhà nước quan lý thì rất tốt, nhưng khi xã hội hóa lại xảy ra bất cập.

“Không một DN tư nhân nào bỏ tiền ra thuê đơn vị tư nhân về đo quan trắc môi trường cho kết quả không đạt yêu cầu để rồi công nhân bỏ việc, phải bỏ tiền ra cải thiện. Làm thế nào để giám sát được quá trình lấy mẫu của đơn vị tư nhân này khi mà mục tiêu của họ là kiếm tiền và họ phải chiều lòng khách hàng” ông Mậu chia sẻ.

Về vấn đề kiểm định an toàn, ông Mậu lấy ví dụ, ngày mai, ngày kia có đoàn thanh tra nhà nước đến doanh nghiệp kiểm tra, doanh nghiệp này liền mời ngay một đơn vị kiểm định đến và họ yêu cầu kiểm định nhanh, thậm chí không cần kiểm định chỉ cần cho họ cái giấy kết quả kiểm định là được.

Trong khi đó một công nhân làm việc công việc nặng nhọc, cần được giải quyết chế độ bồi dưỡng đọc hại. Nhưng muốn được bồi dưỡng theo quy định phải có một trong các điểm đo môi trường không đạt yêu cầu; công việc đó phải nằm trong danh mục công việc nặng nhọc độc hại...

Tuy nhiên chỉ cần một điều kiện công nhân cũng khó mà được hưởng bồi dưỡng bởi đo môi trường do DN tự thuê làm. Danh mục nhà nước, Bộ LĐ-TB xã hội quy định nhưng trên thực tế danh mục bị biến tướng đi, DN không dễ gì thống kê cho NLĐ công việc họ làm nằm trong danh mục nặng nhọc độc hại…

Tại hội thảo nhiều ý kiến khác cũng khẳng định thực tế hiện nay nhiều đơn vị, doanh nghiệp xem nhẹ công tác ATVSLĐ. Họ thực hiện theo kiểu đối phó, tuy có trang thiết bị nhưng không tập huấn, không phân công người thực hiện, không giao trách nhiệm cụ thể khiến công tác này bị bỏ lửng. “Luật quy định người lao động có quyền từ chối làm việc khi thấy công việc, môi trường không đảm bảo an toàn, nhưng thực tế người lao động không quan tâm đến quyền này của mình” Chủ tịch LĐLĐ huyện Gia Lâm Nguyễn Tuấn Khanh chia sẻ.

Vai trò quan trọng của tổ chức công đoàn

Chủ trì và phát biểu kết luận hội thảo, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến khẳng định ý kiến của các đại biểu tham luận tại hội thảo đã làm rõ hơn vai trò cũng như trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong công tác ATVSLĐ.

Chủ tịch Nguyễn Thị Tuyến cho biết những ý kiến kiến nghị của các đại biểu ban tổ chức sẽ tiếp thu và chuyển đến cơ quan có thẩm quyền. Chủ tịch Nguyễn Thị Tuyến cũng đề nghị các cấp công đoàn cần thường xuyên phối hợp với chính quyền và các cơ quan hữu quan tuyên truyền giáo dục, thuyết phục NLĐ, người sử dụng lao động tích cực tham gia công tác ATVSLĐ.

Đồng thời tăng cường công tác phối hợp thanh kiểm tra công tác ATVSLĐ tại các DN; Nâng cao công tác phối hợp công tác quản lý Nhà nước với tổ chức công đoàn.

Theo GS.TS Lê Văn Trình, Chủ tịch Hội KHKT An toàn vệ sinh lao động Việt Nam, căn cứ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm tổ chức Công đoàn có vai trò quan trọng trong công tác ATVSLĐ.

Điều đó được thể hiện Công đoàn đã tham gia với các cấp chính quyền các cơ quan quản lý và người sử dụng lao động xây dựng các văn bản pháp luật, các tiêu chuẩn, chế độ chính sách, kế hoạch và các biện pháp ATVSLĐ và bảo vệ môi trường. Công đoàn còn có quyền kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy định về ATVSLĐ và Công đoàn đã làm tốt vai trò của mình.

Đối với các cấp công đoàn Thủ đô, Phó chủ tịch LĐLĐ TP Lê Đình Hùng cho biết, trong những năm qua công tác ATVSLĐ trên địa bàn TP Hà Nội đặc biệt chú trọng. Trong đó các cấp công đoàn Thủ đô đã cùng cơ quan và chính quyền đồng cấp tổ chức triển khai thực hiện tốt các hoạt động về công tác ATVSLĐ. Trong đó đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác ATVSLĐ đến người lao động và người sử dụng lao động.

Tổ chức Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi, in ấn phát hành hàng vạn ấn phẩm, tài liệu sổ tay tuyên truyền về công tác ATVSLĐ đến NLĐ. Công tác kiểm tra giám sát về ATVSLĐ cũng luôn được LĐLĐ TP quan tâm chỉ đạo, hàng năm có 815 cuộc kiểm tra liên ngành do LĐLĐ TP và công đoàn cấp trên cơ sở phối hợp với chính quyền đồng cấp tổ chức.

Mạng lưới An toàn vệ sinh viên với trên 34.000 an toàn viên đã được các cấp công đoàn cơ sở tổ chức chỉ đạo hoạt động tốt. Đây thực sự là lực lượng nòng cốt làm công tác ATVSLĐ ở cơ sở. LĐLĐ TP cũng tham gia với chính quyền điều tra, kết luận các vụ tai nạn lao động theo quy định, tham gia xây dụng pháp luật, xây dựng triển khai các chương trình kế hoạch về ATVSLD với UBND và các sở ngành TP.

Tại hội thảo hơn 10 ý kiến tham luận của các đại biểu cũng khẳng định vai trò quan trọng của tổ chức công đoàn trong công tác ATVSLĐ. Các cấp công đoàn đổi mới phương thức hoạt động, đa dạng hóa công tác tuyên truyền để phù hợp với từng đối tượng. Tăng cường công tác phối hợp với chuyên môn và chính quyền đồng cấp trong công tác này. Trong đó đã tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: tập huấn, tổ chức hội thảo, hội thi về ATVSLĐ...

Trần Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt Đoàn nhà giáo Hà Nội tham dự Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024.
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất: Người có thu nhập bình quân đầu người/tháng dưới 2,25 triệu đồng ở khu vực nông thôn; dưới 3 triệu đồng ở khu vực thành thị được xác định là người có thu nhập thấp.
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã chọn phương án nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức từ 25/1 đến 2/2/2025), để trình Thủ tướng phê duyệt.
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 9 do Văn phòng Chính phủ tổ chức, trả lời câu hỏi về giá chung cư tại sao tăng cao? Đại diện Bộ Xây dựng trả lời có yếu tố thổi giá, nâng giá.
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý III và 9 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê công bố mới đây, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III tiếp tục tăng, đời sống được cải thiện hơn.
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

(LĐTĐ) Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, cuối tháng 9 vừa qua, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã thông báo thực hiện chính sách ân hạn lần thứ hai năm 2024 đối với đối tượng là người lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước.
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, 100% đại biểu tham gia biểu quyết nhất trí tán thành thông qua Nghị quyết Quy định đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội của thành phố Hà Nội.
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) mới nhất đã bỏ quy định về giới hạn số giờ làm thêm của học sinh, sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần như đề xuất trước đó…
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép

Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép

(LĐTĐ) Người đã xuất cảnh ra nước ngoài, nhưng không tuân thủ đúng quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh sẽ bị tạm dừng hưởng lương hưu.
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày

Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày

(LĐTĐ) Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), cán bộ công chức, viên chức, người lao động sẽ được nghỉ Tết Âm lịch 2025 trong 9 ngày, bắt đầu từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn, đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ.
Xem thêm
Phiên bản di động