Lễ hội không thể đồng hành với sự phản cảm, man rợ
Có còn cảnh chém lợn giữa sân đình? | |
Người dân Ném Thượng vẫn “chém lợn” trong ngày hội làng | |
Tiếp tục tổ chức lễ hội chém lợn phản cảm? |
Nếu tục chọi trâu ở Phúc Thọ (Hà Nội), và Đồ Sơn (Hải Phòng) đã thực sự “không còn tính nhân văn”, thì tục chém lợn ở Bắc Ninh lại gây phản cảm trong dư luận trong thời gian qua. Đành rằng tục này có từ hơn 300 năm trước, nhưng nó đã thực sự lỗi thời, nói đúng hơn “không thể chấp nhận” trong thời đại văn minh.
Phản cảm lễ hội chém lợn |
Hành động của 2 đao phủ thẳng tay chém lợn giữa sân đình khiến nhiều phụ nữ ứa nước mắt, nhiều trẻ em sợ hãi quay mặt đi, có đứa phải khóc thét lên vì sợ hãi. Và không ít em hỏi mẹ “mẹ ơi sao phải chém lợn?”. Đó chính là nỗi đau, là lỗ hổng của tập tục do con người tạo nên.
Cứ nhìn vào hình ảnh mà các phóng viên chụp được thì thực sự mới thấy xót cho tục chém lợn. Chẳng thể có văn hóa, văn minh khi một em bé 6 tuổi níu cổ áo mẹ quay mặt đi vì sợ hãi khi hai đao phủ hò hét hóa kiếp lợn bằng thanh đao dài cả mét. Chính hành động man rợ này, vô hình dung gieo rắc vào tâm hồn non trẻ của các em nhỏ hình ảnh bạo lực, đối lập với sự thân thiện; trong khi ấy, tuổi thơ của các em vốn gắn và yêu thích với nhiều động vật gần gũi như lợn, gà, chó mèo….
Năm năm trước, hàng ngàn người la hét chìa tiền qua hàng rào xin mua ấn đền Trần ở Nam Định (năm 2011), chúng ta không khỏi kinh hoàng về sự hỗn loạn, đồng thời phản ánh sự bất lực của chính quyền địa phương sở tại và cơ quan chức năng. Thật thảm thương cho những người đi lễ hội bị giẫm đạp hoặc bị biển người gò ép đến chết ngất, ngạt thở mà không thể thoát thân.
Ai chứng kiến lễ hội xin ấn đền Trần xuân Tân Mão ở Nam Định, hẳn không thể nào quên được những giờ nghẹt thở, cảnh xô đẩy chen lấn, không lối thoát. Thay vì đến lễ hội để an tịnh tinh thần, nguyện cầu may mắn thì lại bị xô đẩy chen lấn, bị quán hàng chặt chém, kẻ cắp móc túi hoặc cướp giật, cò mồi lừa gạt, nạn cờ bạc đỏ đen sát phạt nhau, nạn mê tín dị đoan, thậm chí “nở” cả dịch vụ “tươi mát”.
Bởi thế người dân đi những lễ hội lớn như Lễ hội khai ấn đền Trần ở Nam Định, lễ cầu lộc cầu tài ở đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), chợ Viềng ở Nam Định, Lễ hội chùa Hương nhiều khi cảm thấy kinh hoàng. Sau lễ hội, hàng loạt vấn đề kéo theo như ô nhiễm môi trường, rác thải, đời sống người dân địa phương đảo lộn vì lễ hội kéo dài. Những tiêu cực trong lễ hội qua hàng năm như “lối mòn lạc hậu khó sửa” mà nó còn được phát triển theo chiều hướng tiêu cực hơn nếu không có bàn tay chấn chỉnh nghiêm túc kịp thời và quyết liệt của các cơ quan, ban ngành và chính quyền địa phương.
Có thể nói, chưa có nước nào trên thế giới có nhiều lễ hội như ở Việt Nam. Cứ một ngày trôi qua, nước ta có 20 lễ hội ở các địa phương. Có lễ hội lâu đời mang tính truyền thống tâm linh, nhưng có cả lễ hội dạng “phú quý sinh lễ nghĩa”. Vấn đề không phải là nhiều hay ít lễ hội, mà cách quản lý xã hội đối với lễ hội ở mỗi chính quyền địa phương thế nào cho đúng, để nhân dân thấy việc đi lễ hội vừa là nét đẹp văn hóa truyền thống hiếu nghĩa nhân ái, vừa là điểm tựa tinh thần trong đời sống tâm linh.
Mới đây, một cơ quan báo chí đã gửi công văn cho Bộ trưởng Bộ VHTTDL “xin đề nghị” cho huyện Phúc Thọ (Hà Nội) và và Trung tâm VHTT Phú Sơn, tỉnh Bắc Ninh tiếp tục tổ chức lễ hội chọi trâu. Báo này cho rằng, lễ hội chọi trâu là truyền thống, và báo đã chuẩn bị, đầu tư công phu đến hàng tỷ đồng... Đành rằng là truyền thống, nhưng không thể cứ lấy truyền thống “đè” văn minh, trong khi giá trị truyền thống đã lỗi thời, lạc hậu, phản cảm.
Chúng ta đang sống trong thời đại văn minh, lấy nhân nghĩa làm nền tảng, lấy đạo đức làm gốc, lấy văn minh làm trọng thì không thể có một giá trị văn hóa phi đạo đức, giá trị tinh thần xa rời nhân nghĩa. Không thể lấy tập tục lạc hậu, cách hành xử mông muội đồng hành cùng cùng văn hóa tiến bộ của thời đại.
Một xã hội văn minh biết trân trọng giá trị lịch sử, nhưng cũng sẵn sàng xóa bỏ những tập tục lạc hậu. Bởi tập tục ấy suy cho cùng là do con người lập nên, rồi được dân gian thêu dệt thêm theo thời gian. Đành rằng tập tục truyền lại từ lịch sử, nhưng không phải tập tục nào cũng đẹp, cũng mang văn hóa giáo dục cao. Bởi vậy, sự tiến bộ văn minh của nhân loại cũng sẽ dần sàng lọc, loại bỏ những tập tục văn hóa lạc hậu mà lễ hội chọi trâu, chém lợn là một điển hình.
Mai Thắng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch
Văn hóa 31/10/2024 15:07
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"
Văn hóa 30/10/2024 22:35
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 30/10/2024 19:46
Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024
Văn hóa 28/10/2024 20:38
Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm
Văn hóa 28/10/2024 06:06
Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX
Xã hội 26/10/2024 13:29