LĐLĐ Quận Nam Từ Liêm nhiều đổi mới trong phương pháp hoạt động
PV: Đồng chí có thể cho biết hoạt động công đoàn quận trong năm qua đã đạt được những kết quả nổi bật gì?
Đồng chí Nguyễn Chính Hữu: Năm 2014 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với CNVCLĐ và tổ chức công đoàn quận Nam Từ Liêm. Với việc điều chỉnh địa giới huyện Từ Liêm và thành lập hai quận mới Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm, đã mở ra cho hệ thống chính trị và nhân dân quận Nam Từ Liêm những cơ hội, song cũng đặt ra nhiều thách thức.
Về tình hình CNVCLĐ và tổ chức công đoàn, khi được thành lập từ 01/4/2014, LĐLĐ quận Nam Từ Liêm có 109 công đoàn cơ sở, với gần 8000 đoàn viên. Tổ chức công đoàn quận, trong năm đầu được thành lập gặp không ít khó khăn, từ đội ngũ cán bộ mới, thiếu, kinh phí còn eo hẹp, công việc rất nhiều. Trong bối cảnh đó, dưới sự chỉ đạo của LĐLĐ Thành phố, Quận ủy Nam Từ Liêm, các cấp công đoàn và CNVCLĐ quận Nam Từ Liêm đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, đạt được những kết quả đáng phấn khởi như: việc làm và thu nhập của CNLĐ trên địa bàn vẫn được đảm bảo và tăng thêm, quan hệ lao động trên địa bàn quận hài hòa, ổn định, đóng góp vào thành tích chung của quận năm 2014.
Với phương châm lấy quyền, lợi ích thiết thân của người lao động là động lực, tích cực tiếp cận và hoạt động tại cơ sở để kịp thời phát hiện và giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ lao động, tập thể BCH và mỗi cán bộ LĐLĐ quận đã vận dụng và phát huy tối đa điều kiện, lợi thế trên từng cương vị công tác, để tiếp cận và thực thi nhiệm vụ của tổ chức. Với sự vào cuộc thực sự và quyết liệt của BCH, những nội dung khó như giám sát, kiểm tra thực hiện chính sách; thu kinh phí, đoàn phí công đoàn, thành lập CĐCS... trong năm qua đã được thực hiện với kết quả ấn tượng như trên đã nêu. Những con số ấn tượng ấy đã một phần nói lên uy tín của tổ chức công đoàn quận chúng tôi, nói lên niềm tin của CNVCLĐ với tổ chức công đoàn nói chung, BCH LĐLĐ quận nói riêng và chúng tôi những người cán bộ công đoàn cũng tạm thời hài lòng với kết quả ấy và rất vui là với năm đầu hoạt động LĐLĐ quận đã được BCH Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ghi nhận và tặng bằng khen.
58649
58650
P.V: Chăm lo bảo vệ quyền lợi cho người lao động là nhiệm vụ hàng đầu của tổ chức công đoàn, thời gian qua, LĐLĐ quận đã thực hiện chức năng này như thế nào nhằm góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, bền vững tại doanh nghiệp, thưa đồng chí?
Đồng chí Nguyễn Chính Hữu: Việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động là ưu tiên hàng đầu của tổ chức công đoàn. Song để thực hiện được tốt trong bối cảnh hiện nay, thì cần phải đặt trong mối liên hệ hữu cơ với nhiệm vụ xây dựng và phát triển mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Do đó, thời gian qua, LĐLĐ quận đã triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn trong việc tham gia xây dựng và giám sát thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động trong từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Trong năm 2014, LĐLĐ quận đã trực tiếp tổ chức 08 hội nghị người lao động tại doanh nghiệp để lấy ý kiến góp ý vào Nội quy lao động. Thông qua đó đã nắm bắt được rất nhiều vấn đề cụ thể trong các doanh nghiệp, là cơ sở quan trọng để có các biện pháp chăm lo tốt hơn quyền lợi người lao động. Đồng thời, LĐLĐ quận cũng rất chú trọng tới việc nâng cao về chất lượng xây dựng và đăng ký Thỏa ước lao động tập thể.
Bên cạnh đó, các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của CNVCLĐ luôn là nội dung trọng tâm, thường xuyên được các cấp công đoàn quận Nam Từ Liêm quan tâm, thực hiện. LĐLĐ quận chỉ đạo các CĐCS rà soát thường xuyên và kịp thời hỗ trợ các trường hợp CNVCLĐ gặp khó khăn, tai nạn lao động. Với phương châm, nơi đâu CNVCLĐ khó khăn là nơi đó có đại diện tổ chức công đoàn. Chia se rủi ro với công đoàn, đoàn viên, NLĐ tại Công ty Cổ phần Sông đà 505 trong vụ sập hầm xây dựng Thủy điện Đa Dâng Lâm Đồng, LĐLĐ quận đã cử một PCT LĐLĐ quận đến hiện trường chia sẻ thăm hỏi động viên hỗ trợ 12 công nhân gặp nạn với số tiền 60 triệu đồng bằng nguồn của LĐLĐ Thành phố và LĐLĐ quận.
Bằng những việc làm trên, các cấp công đoàn đã góp phần tích cực ổn định đời sống vật chất, tinh thần của CNVCLĐ, từ đó ổn định quan hệ lao động. Đời sống người lao động tuy chưa cao song đại đa số việc làm, thu nhập vẫn được đảm bảo. Trong năm 2014, trên địa bàn không xảy ra tranh chấp lao động tập thể hay tranh chấp lao động nghiêm trọng, không có đình công, lãn công, ngừng việc tập thể.
PV: Trên thực tế vẫn còn nảy sinh nhiều vấn đề gây bất lợi cho người lao động. Đồng chí suy nghĩ như thế nào về vấn đề này. Các cấp công đoàn trong quận đã có giải pháp nào để khắc phục?
Đồng chí Nguyễn Chính Hữu: Có thể nói mâu thuẫn về lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động hiện nay luôn tiềm ẩn và là yếu tố gây nảy sinh những xung đột, tranh chấp, mà căn nguyên chủ yếu là quyền, lợi ích của người lao động bị xâm phạm. Pháp luật nói chung, pháp luật về lĩnh vực lao động nói riêng đã có sự điều chỉnh ngày càng phù hợp hơn, bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích của người lao động. Tuy nhiên, trong thực tế, việc áp dụng pháp luật còn nhiều hạn chế, chưa kể tới nhiều lĩnh vực, quan hệ mới mà pháp luật chưa điều chỉnh hết. Chính vì vậy, để làm tốt chức năng bảo vệ người lao động, đòi hỏi rất nhiều ở tổ chức công đoàn sự mềm dẻo, linh hoạt và bản lĩnh. Đặc biệt là sự hội tụ các yếu tố này trong mỗi cán bộ công đoàn.
Từ nhận thức ấy, LĐLĐ quận đã thực hiện những biện pháp tăng cường bồi dưỡng, đào tạo đối với đội ngũ cán bộ từ cơ sở. Cụ thể, chú trọng các kỹ năng hoạt động phong trào, kỹ năng đàm phán, thương lượng.
Song song với đó là đổi mới phương thức chỉ đạo, hạn chế tình trạng hành chính hóa. Cán bộ lãnh đạo, chuyên viên LĐLĐ quận đã tích cực bám sát cán bộ công đoàn cơ sở và CNVCLĐ để nắm bắt tình hình, tạo mối liên hệ gần gũi, thân thiện, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Coi việc tiếp cận cơ sở là một nội dung nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan và mỗi cán bộ, chuyên viên. Từ đó, nắm bắt được tâm tư của người lao động cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh kịp thời.
P.V: Cuối cùng, xin đồng chí cho biết hoạt động trọng tâm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho cán bộ, công nhân viên chức, người lao động trong thời gian tới?
Đồng chí Nguyễn Chính Hữu: Trong thời gian tới, các cấp công đoàn quận tiếp tục tuyên truyền, phổ biến rộng khắp và có hiệu quả chính sách pháp luật có liên quan trực tiếp đến CNVCLĐ và công đoàn, đặc biệt là Luật Công đoàn năm 2012, Bộ luật Lao động năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị định 60/2013/NĐ-CP về thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc. Đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn CĐCS phối hợp với chính quyền tổ chức hội nghị CBCC và hội nghị Người lao động, đảm bảo chất lượng.
Tăng cường các hoạt động xã hội của các cấp công đoàn, chăm lo vật chất và đời sống tinh thần của CNVCLĐ nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Quan tâm tổ chức các hoạt động chăm lo người lao động trong các doanh nghiệp chưa có công đoàn.
Tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng, tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật Lao động trong các doanh nghiệp. Tăng số lượng các doanh nghiệp được kiểm tra trong năm và làm tốt hơn công tác hậu kiểm.
Để thực hiện có kết quả các nội dung trên, các cấp công đoàn quận Nam Từ Liêm cần phải bám sát định hướng chung, đó là: Hướng về cơ sở, gắn với đoàn viên, người lao động với phương châm lấy quyền, lợi ích thiết thân của người lao động là động lực; chủ động phát hiện và phối hợp giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động là việc làm thường xuyên; tạo mối quan hệ tốt đẹp với người sử dụng lao động là việc làm cần thiết; tạo mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định tiến bộ trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp là mục tiêu; và cuối cùng, mỗi cán bộ công đoàn là nhân tố quyết định.
P.V: Xin cảm ơn đồng chí.
Huyền Linh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Vì lợi ích đoàn viên 02/11/2024 18:31
Thêm 100 đoàn viên, người lao động ngành Xây dựng Hà Nội được khám sức khoẻ miễn phí
Vì lợi ích đoàn viên 02/11/2024 06:28
Thêm thỏa thuận hợp tác nhằm chăm lo tốt hơn cho đoàn viên Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 01/11/2024 17:58
Đống Đa: Hơn 400 cán bộ tập huấn công tác tài chính công đoàn
Hoạt động 01/11/2024 15:03
Sôi nổi Chung khảo hội thi “Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính” năm 2024
Hoạt động 01/11/2024 14:06
Trao hỗ trợ cho đoàn viên Công đoàn HANDICO bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Hoạt động 31/10/2024 22:27
Tầm soát ung thư cho 400 nữ Công đoàn viên ngành Giao thông vận tải Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 31/10/2024 22:21
Gia Lâm: Sôi nổi Hội thao nghiệp vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong công nhân, viên chức, lao động
Hoạt động 31/10/2024 19:17
LĐLĐ huyện Mỹ Đức hỗ trợ đoàn viên bị thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng bão số 3
Hoạt động 31/10/2024 17:17
Thành lập Nghiệp đoàn khối lớp mầm non ngoài công lập, đảm bảo lợi ích tối đa cho giáo viên
Hoạt động 31/10/2024 10:20