Lao động nông thôn có việc làm ổn định sau khi đào tạo nghề

(LĐTĐ) Nhờ được tham gia các khóa đào tạo theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đến nay, trên địa bàn huyện Ba Vì, nhiều người dân địa phương đã có công việc ổn định, nâng cao thu nhập, qua đó góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn.  
ba vi lao do ng nong thon co vie c la m o n di nh sau khi da o ta o nghe Sơn Tây: Tích cực đào tạo nghề cho lao động nông thôn
ba vi lao do ng nong thon co vie c la m o n di nh sau khi da o ta o nghe Hoài Đức chú trọng tuyên truyền, tư vấn nghề nghiệp cho lao động nông thôn

Hiệu quả thiết thực

Tiếp xúc với những học viên được đào tạo nghề, dễ dàng nhận thấy sự phấn khởi trên gương mặt mỗi người. Bởi chính từ các lớp dạy nghề này đã mang lại cho họ những công việc ổn định, nâng cao thu nhập ổn định cuộc sống.

ba vi lao do ng nong thon co vie c la m o n di nh sau khi da o ta o nghe
Các lớp đào tạo nghề góp phần nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.

Trò chuyện với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Ban (xã Tản Lĩnh) chia sẻ: Gia định chị vốn thuộc diện chính sách, trước đây khi chưa có nghề, chị chỉ ở nhà chăm con, làm nông nghiệp. Thu nhập của chị gần như không có, chỉ trông chờ vào vài sào ruộng.

Được chính quyền tạo điều kiện cho tham gia học lớp May công nghiệp trong vòng 3 tháng (từ tháng 6-9/2018), chị Ban có công việc ổn định. “Trước khi học nghề, tôi hầu như không có khoản thu nào. Sau khi học nghề tôi được nhận làm việc luôn tại xưởng và có lương hằng tháng trang trải cuộc sống.

Ban đầu tay nghề chưa cao còn nhiều khó khăn, sau đó tôi cũng áp dụng kiến thức được học để nâng cao tay nghề, đến nay thu nhập của tôi cũng được vài triệu đồng/tháng”, chị Ban hồ hởi.

Cũng tham gia học lớp May công nghiệp như chị Ban, chị Nguyễn Thị Hồng (xã Tản Lĩnh) cho hay, sau khi được đào tạo nghề, chị đã tự tin may hoàn thiện sản phẩm thay vì chỉ may một công đoạn hay từng bộ phận của sản phẩm như trước. Quan trọng nhất, tay nghề nâng cao góp phần tăng năng suất lao động, do đó thu nhập của chị Hồng cũng được tăng lên, khoảng 6 triệu đồng/tháng.

Theo báo cáo kết quả thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của huyện Ba Vì: Năm 2018, huyện đã tổ chức được 51 lớp đặt hàng đào tạo nghề cho 1.721 học viên là lao động nông thôn. Trong đó, đào tạo nghề nông nghiệp là 40 lớp với 1.336 học viên; nghề phi nông nghiệp là 11 lớp với 385 học viên.

Tỷ lệ lao động nông thôn được giải quyết việc làm sau học nghề tại Ba Vì ở mức cao, với 1.710/1779 học viên có việc, đạt tỷ lệ 96%. Trong đó: 191 lao động được bao tiêu sản phẩm, và 1.519 lao động tự tạo việc làm.

Đánh giá cao chất lượng lao động nông thôn sau đào tạo, chị Tạ Thị Diệu Hoa, đại diện Cơ sở sản xuất may xã Tản Lĩnh, chia sẻ: “Trước đây tôi cũng đã từng tham gia các lớp đào tạo nghề, sau đó mở xưởng sản xuất và nhận lao động của các lớp đào tạo về làm việc. Với đặc thù là sản xuất và may gia công nên nhu cầu tuyển dụng lao động để mở rộng sản xuất của xưởng là rất lớn.

Cơ sở chúng tôi đã tuyển dụng hàng chục lao động của các lớp đào tạo nghề. Nhìn chung, lao động có sự bắt nhịp rất nhanh và đáp ứng được yêu cầu công việc. Đối với những lao động có tay nghề tốt được trả lương trong khoảng 4-6 triệu đồng. Thời gian tới, chúng tôi vẫn có nhu cầu thuê thêm thợ và tuyển bổ sung lao động đã qua các lớp đào tạo”.

Gắn đào tạo nghề với nhu cầu thực tiễn

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng cho biết, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn là chủ trương đúng đắn, kịp thời nhằm đáp ứng yêu cầu học nghề, tạo việc làm ổn định, nâng cao chất lượng nguồn lao động ở nông thôn nên thời gian qua, huyện Ba Vì đặc biệt quan tâm chú trọng, chỉ đạo thực hiện đồng bộ công tác này.

Để việc đào tạo nghề thiết thực, trước khi mở lớp dạy nghề, huyện đã tiến hành khảo sát nhu cầu nghề nghiệp của lao động địa phương, tránh tình trạng mở lớp ồ ạt, dàn trải không đạt hiệu quả. Ngoài việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các văn bản pháp luật, nghị quyết, kế hoạch của các cấp về công tác đào tạo nghề, huyện Ba Vì đã ban hành các văn bản, chỉ đạo hướng dẫn thực hiện cụ thể.

ba vi lao do ng nong thon co vie c la m o n di nh sau khi da o ta o nghe
Các lớp đào tạo nghề huyện Ba Vì gắn với nhu cầu thực tiễn của địa phương.

Để nâng cao nhận thức của người dân về việc học nghề, huyện Ba Vì đã quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề với nhiều hình thức đa dạng, phong phú điển hình như tuyên truyền công tác đào tạo nghề qua các hội nghị, các buổi khai giảng, bế giảng lớp đào tạo nghề cùng nhiều loại hình tuyên truyền khác.

Đáng chú ý, để đảm bảo gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, huyện Ba Vì đã giao Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội phối hợp với các phòng, ban chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ đặt hàng dạy nghề, hồ sơ mở lớp; trực tiếp giám sát, kiểm tra, nghiệm thu khối lượng hoàn thành các lớp đào tạo. Đảm bảo tuyển sinh đúng đối tượng, đủ số lượng, đúng nghề mà người lao động có nhu cầu.

“Không chạy theo số lượng, huyện Ba Vì xác định tập trung đào tạo nghề đạt hiệu quả cao nhất dựa theo nhu cầu nghề nghiệp của lao động nông thôn. Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục rà soát lại các nghề được người dân hưởng ứng.

Các lớp đào tạo nghề được mở trong năm 2020 sẽ theo hướng trọng tâm, trọng điểm, gắn với thực tiễn, điều kiện địa phương và các làng nghề được Thành phố công nhận” - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì chia sẻ.

P.N

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Long Biên: Tập huấn nghiệp vụ công tác tài chính và kiểm tra cho cán bộ Công đoàn cơ sở

Quận Long Biên: Tập huấn nghiệp vụ công tác tài chính và kiểm tra cho cán bộ Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phối hợp với Trung tâm Chính trị quận tổ chức Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tài chính, kiểm tra Công đoàn năm 2024 cho gần 300 cán bộ làm công tác công đoàn và tài chính Công đoàn cơ sở.
LĐLĐ huyện Chương Mỹ: Khen thưởng 24 tập thể, 61 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

LĐLĐ huyện Chương Mỹ: Khen thưởng 24 tập thể, 61 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

(LĐTĐ) Sáng 19/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ đã tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023; nghe nói chuyện chuyên đề về “Xây dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình trong thời kỳ mới” cho các cán bộ, đoàn viên, người lao động.
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người đi xe đạp

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người đi xe đạp

(LĐTĐ) Căn cứ theo quy định pháp luật, người điều khiển xe đạp mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vẫn sẽ bị phạt vi phạm nồng độ cồn theo quy định.
Biến nơi đổ rác thành công viên

Biến nơi đổ rác thành công viên

(LĐTĐ) Khu vực bờ vở sông Hồng, dưới chân cầu Long Biên trước đây là bãi đất hoang phế với rác thải ngập ngụa, nay đã thay một diện mạo mới, trở thành công viên để trẻ em vui chơi, người già tập thể dục...
Chăm lo đời sống đoàn viên

Chăm lo đời sống đoàn viên

(LĐTĐ) Trong những năm qua, Ban Chấp hành Công đoàn Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Mỹ Đức (Hà Nội) đã có nhiều cách làm hay trong việc quan tâm, chăm lo đời sống đoàn viên, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường cũng như nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Việt Nam đăng cai tổ chức Nam vương Thế giới 2024

Việt Nam đăng cai tổ chức Nam vương Thế giới 2024

(LĐTĐ) Sau thành công khi đăng cai Miss Grand International, Sen Vàng tiếp tục là đơn vị đăng cai tổ chức Mr World 2024 - Nam vương Thế giới 2024 vào tháng 9/2024.
Ngăn chặn xu hướng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật

Ngăn chặn xu hướng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật

(LĐTĐ) Những đứa trẻ trong độ tuổi phát triển nhanh chóng về thể chất nhưng về tâm sinh lý có những bất ổn, thậm chí nổi loạn, thiếu kỹ năng kiểm soát cảm xúc dẫn đến thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật có tính chất côn đồ, manh động… gây nhiều nỗi lo, bức xúc trong mỗi gia đình và toàn xã hội. Ngăn chặn xu hướng trẻ hóa tội phạm trước hết cần sự quan tâm đặc biệt từ gia đình.

Tin khác

Tăng cơ hội kết nối, thúc đẩy phát triển thị trường lao động

Tăng cơ hội kết nối, thúc đẩy phát triển thị trường lao động

(LĐTĐ) Tham gia Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Nam Từ Liêm 2024, người lao động có cơ hội ứng tuyển vào 1.620 chỉ tiêu việc làm đa dạng các vị trí, ngành nghề, với mức lương hấp dẫn của 30 đơn vị, doanh nghiệp.
Hơn 5.200 vị trí việc làm cho khối ngành kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh

Hơn 5.200 vị trí việc làm cho khối ngành kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ngày 15/3, Trung tâm Hợp tác Doanh nghiệp phối hợp cùng Khoa Tài chính - Thương mại, Khoa Quản trị - Kinh doanh và Khoa Marketing - Kinh doanh Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) tổ chức Ngày hội tuyển dụng khối ngành kinh tế năm 2024.
Gần 42.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố

Gần 42.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố

(LĐTĐ) Tham gia Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố diễn ra ngày 14/3 có 154 đơn vị, doanh nghiệp, với nhu cầu tuyển dụng gần 42.000 lao động.
Xu hướng “khởi nghiệp, tự tạo việc làm” gia tăng: Đáng mừng hay đáng lo?

Xu hướng “khởi nghiệp, tự tạo việc làm” gia tăng: Đáng mừng hay đáng lo?

(LĐTĐ) Chuyên gia dự báo nhân lực Trần Anh Tuấn cho biết, năm 2024, xu hướng lao động “khởi nghiệp, tự tạo việc làm” gia tăng là một tín hiệu đáng mừng về việc dám nghĩ, dám làm, dám khởi nghiệp, tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều vấn đề đáng lo ngại cần phải quan tâm.
Cân nhắc kỹ trước khi “nhảy việc”!

Cân nhắc kỹ trước khi “nhảy việc”!

(LĐTĐ) Theo ghi nhận của tổ chức Công đoàn và cơ quan chức năng, đầu năm nay, thị trường lao động tương đối ổn định. Tuy nhiên, vẫn có không ít trường hợp người lao động có ý định “nhảy việc”, chuyển việc. Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, thị trường lao động vẫn tiềm ẩn không ít rủi ro thì “nhảy việc”, chuyển việc là điều người lao động cần phải cân nhắc kỹ càng.
TP.HCM: Hàng nghìn vị trí việc làm chờ người lao động ứng tuyển

TP.HCM: Hàng nghìn vị trí việc làm chờ người lao động ứng tuyển

(LĐTĐ) Ngày 9/3, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức Chương trình “Tiếp sức người lao động và Ngày hội tuyển dụng, việc làm” năm 2024.
Kinh tế ấm dần, cung - cầu lao động tăng

Kinh tế ấm dần, cung - cầu lao động tăng

(LĐTĐ) Giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp là nhiệm vụ được thành phố Hà Nội luôn coi trọng, đặc biệt, trong bối cảnh năm 2024 và thời gian tới, khi thị trường lao động vẫn còn nhiều khó khăn. Thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh kết nối cung - cầu lao động, tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm và triển khai các biện pháp thiết thực khác nhằm thúc đẩy tạo việc làm hiệu quả.
Gần 30.000 lao động nước ngoài được cấp phép làm việc tại TP.HCM

Gần 30.000 lao động nước ngoài được cấp phép làm việc tại TP.HCM

(LĐTĐ) Với gần 30.000 lao động nước ngoài được cấp giấy phép làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), lực lượng này góp phần đáp ứng nguồn nhân lực có chuyên môn, kinh nghiệm quản lý điều hành, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế cho các doanh nghiệp tại TP.HCM.
Thành phố Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp tất bật tìm công nhân

Thành phố Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp tất bật tìm công nhân

(LĐTĐ) Sau Tết Nguyên đán 2024, với việc có thêm nhiều đơn hàng mới, không ít doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) bắt đầu thông báo tuyển dụng thêm lao động.
2 tháng, hơn 23 ngàn người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

2 tháng, hơn 23 ngàn người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Cục Quản lý lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có thông tin về tình hình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động