Sơn Tây: Tích cực đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Hà Nội ban hành quy định về bảo vệ môi trường làng nghề | |
Hoài Đức chú trọng tuyên truyền, tư vấn nghề nghiệp cho lao động nông thôn |
Có mặt tại thị xã Sơn Tây sau một thời gian địa phương tổ chức các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, dễ dàng nhận thấy các lớp đào tạo nghề đã phát huy hiệu quả, giúp người dân phát triển kinh tế và ổn định cuộc sống.
Trò chuyện với chúng tôi, chị Chu Thị Ngoan (thôn Nghĩa Sơn, xã Kim Sơn) cho hay, Do gia đình thuộc diện hộ chính sách, chị đã được chính quyền tạo điều kiện cho tham gia lớp Kĩ thuật chăn nuôi lợn, gà hữu cơ trong vòng 3 tháng (từ tháng 6-9/2018). Sau khi học xong, chị đã áp dụng những kiến thức vào chăn nuôi hộ gia đình hiệu quả. Số lượng vật nuôi bị bệnh, chết vặt giảm xuống do bản thân chị Ngoan đã có kiến thức chủ động phòng tránh bệnh cho vật nuôi. Việc chăn nuôi bài bản và chủ động đã mang đến cho gia đình chị nguồn thu nhập ổn định hơn.
Các học viên tham gia lớp học lý thuyết Kĩ thuật chăn nuôi lợn, gà hữu cơ. |
“Nhà tôi bắt đầu chăn nuôi từ năm 2016, tuy nhiên thời gian đó tôi chỉ chăn nuôi theo kinh nghiệm nên hiệu quả không được như mong muốn. Năm 2018 tôi bắt đầu tham gia khóa học đào tạo nghề. Sau khi học tôi đã chủ động áp dụng kiến thức, việc chăn nuôi trở nên thuận lợi hơn, số lượng lợn, gà bị dịch, chết vặt giảm đi. Từ những kiến thức tích lũy được tôi đã chủ động nâng số lượng đàn. Hiện nay nhà tôi có dàn lợn gần 30 con cả lợn nái, lợn thịt và gần 1.000 con gà đem lại thu nhập trung bình 5-6 triệu đồng/tháng”, chị Ngoan cho hay.
Không chỉ riêng nghề nông nghiệp, đối với nghề phi nông nghiệp, sau khi hoàn thành chương trình tại các lớp đào tạo, phần lớn các học viên đều phát huy được nghề ngay tại địa phương hoặc được tuyển dụng vào làm trong các doanh nghiệp, góp phần quan trọng vào mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế xã hội nơi đây.
Hưởng lợi và áp dụng có hiệu quả những kinh nghiệm học tập được từ lớp Kĩ thuật may công nghiệp, anh Nguyễn Văn Thành (thôn Đại Trung, xã Cổ Đông) và chị Nguyễn Thị An (thôn Triều Đông, xã Cổ Đông) hồ hởi chia sẻ: “Sau khóa đào tạo 3 tháng, tôi đã có thể nâng cao tay nghề của mình, tự tin làm việc trong các công ty và có thể tự làm thêm tại gia đình. Ngoài ra khi tay nghề nâng cao thì có thêm nhiều cơ hội, được chủ doanh nghiệp tin tưởng. Thu nhập gia đình vì thế cũng được nâng lên, cao nhất trong khoảng 7-8 triệu đồng/tháng, trung bình khoảng 4-6 triệu đồng/tháng”.
Chị Chu Thị Ngoan (ở giữa) chia sẻ về hiệu quả sau khi tham gia lớp đào tạo. |
Theo báo cáo kết quả thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của thị xã Sơn Tây: Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được thị xã Sơn Tây xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng giúp người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập giảm nghèo bền vững. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn thị xã được nâng lên qua từng năm (trước khi thực hiện Đề án năm 2010 là 22% và đến năm 2018 tăng lên 60,3%).
Từ các lớp dạy nghề đã tạo thêm nhiều việc mới, nâng cao thu nhập cải thiện cuộc sống cho người lao động. Ngoài ra các quy mô lớp học cũng được thị xã mở rộng, ngành nghề đào tạo gắn với nghề truyền thống và nhu cầu của bà con.
Sau rà soát, năm 2018, thị xã Sơn Tây đã tổ chức 57 lớp dạy nghề cho 1.984 học viên. Trong đó, với nhóm nghề nông nghiệp, thu hút 1.494 học viên, tổ chức thành 43 lớp. Riêng nhóm nghề phi nông nghiệp cũng thu hút 490 học viên, tổ chức thành 14 lớp. Tỷ lệ học viên có việc làm sau học nghề đạt tỷ lệ 83,2%.
Các học viên tham gia lớp Kĩ thuật may công nghiệp có thu nhập ổn định. |
Để đạt được những kết quả trên, Thị xã Sơn Tây đã chủ động nắm bắt nhu cầu và thị trường sử dụng lao động. Các đơn vị đã triển khai đồng bộ các biện pháp thông tin tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn trên địa bàn thị xã với hình thức đa dạng, phong phú và phú, hấp dẫn. Nhờ đó góp phần nâng cao nhận thức của xã hội và người dân về học nghề, giúp lao động nông thôn biết chính sách hỗ trợ học nghề từ đó tích cực tham gia các lớp đào tạo.
Bên cạnh đó, thị xã Sơn Tây cũng chú trọng phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, năm 2018 tổng số giáo viên tham gia giảng dạy tại các lớp đào tạo nghề là 607 người, đa phần đội ngũ giáo viên đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bằng cấp chuyên môn, chứng chỉ sư phạm, chứng chỉ tin học, tiếng Anh…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Tin khác
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Việc làm 22/12/2024 21:55
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 22/12/2024 06:10
Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao
Việc làm 17/12/2024 08:01
Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 17/12/2024 06:27
Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025
Việc làm 15/12/2024 18:52
Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm
Việc làm 15/12/2024 08:05
Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng
Việc làm 14/12/2024 20:31
Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 12/12/2024 20:46
Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động
Việc làm 12/12/2024 14:00
Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 11/12/2024 11:03