Lắng nghe tiếng nói công nhân
Lãnh đạo thành phố Hà Nội lắng nghe tâm tư, nguyện vọng công nhân |
Nhiều băn khoăn
Phản ánh với lãnh đạo Thành phố, bà Phạm Thị Vân Anh - Chủ tịch CĐ Cty Canon VN (KCN Bắc Thăng Long) cho biết, hiện nay, nhiều công nhân, nhất là công nhân đã lập gia đình, muốn ổn định cuộc sống, đóng góp công sức cho thành phố nhưng mong muốn có nhà ở để an cư tại thành phố là rất khó khăn. "Mức lương hiện tại của CNLĐ vẫn còn thấp, chưa đủ cho cuộc sống hằng ngày. Lo cho bản thân, con cái cũng như khi đau ốm, họ không có đủ tiền tích lũy để nghĩ đến chuyện mua đất xây dựng cho mình một ngôi nhà. Tại tỉnh Bình Dương hiện xây dựng nhà ở xã hội bán trả góp với giá ưu đãi cho công nhân (căn hộ 30m2 giá tiền từ 90-150 triệu đồng), đề nghị TP.Hà Nội cần xem xét quan tâm xây nhà với hình thức như trên để giúp CNLĐ có nhà ở, yên tâm lao động sản xuất"- bà Vân Anh nói.
Thực trạng nhà ở của CNLĐ cũng trở thành nỗi trăn trở đối với chính chủ doanh nghiệp. Ông Hồ Viết Tâm - Chủ tịch HĐQT Cty dụng cụ cơ khí xuất khẩu (KCN Quang Minh) cho biết, KCN Quang Minh có 135 DN với rất đông lao động, phần lớn là lao động trẻ, nhiều người đã xây dựng gia đình. “Hầu hết công nhân thuê phòng trọ ở trong các làng, xã. Các phòng trọ này rất chật chội. Tối đến, sau khi đi làm về, công nhân thường không có hoạt động gì để giải trí lành mạnh, có khi dẫn đến chơi bời, rượu chè, tệ nạn xã hội. Tôi đề nghị thành phố quan tâm xây nhà thu nhập thấp cho công nhân được mua trả góp. Đồng thời, trong các KCN nên có nhà văn hóa cho công nhân vui chơi sau những giờ lao động vất vả” - ông Tâm đề xuất.
Lãnh đạo UBND và LĐLĐ Thành phố chủ trì hội nghị tiếp xúc |
Một công nhân công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam (KCN Nội Bài ) đề nghị thành phố quy hoạch xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng như: Nhà trẻ, trường học, bệnh viện, siêu thị, nhà văn hóa công nhân…
Ngoài ra, tại hội nghị CNLĐ còn đề xuất, kiến nghị với lãnh đạo thành phố nhiều vấn đề thiết thân khác như mong muốn thành phố có biện pháp chấn chỉnh các chủ nhà trọ tăng giá nhà trọ, tăng giá tiền điện vô tội vạ để CNLĐ có thể được dùng điện với giá đúng như quy định hoặc thành phố có chính sách hỗ trợ giá điện cho CNLĐ thuê trọ tại nhà dân; đề nghị mở thêm các điểm bán hàng bình ổn giá trong các KCN, mở siêu thị với hàng hóa đa dạng, giá ưu đãi để hỗ trợ nhu cầu mua sắm của công nhân v. v... Các vấn đề khác như an toàn giao thông; ô nhiễm môi trường; an ninh trật tự; những vướng mắc trong thực hiện BHYT, BHXH cũng được công nhân phản ánh với lãnh đạo thành phố và các sở, ngành chức năng.
Sớm giải quyết kiến nghị
Trước kiến nghị của CNLĐ, đại diện lãnh đạo các sở Kế hoạch - Đầu tư, Xây dựng và BHXH thành phố Hà Nội đã trực tiếp giải đáp và cho biết về định hướng đầu tư của thành phố cho các khu công nghiệp. Đối với vấn đề nổi cộm là nhà ở của CNLĐ, ông Trần Việt Trung - Phó giám đốc Sở Xây dựng cho biết, thành phố đã bố trí 228,72ha đất với 12 dự án xây dựng nhà ở công nhân. “Cho đến nay, tổng số có khoảng 12 dự án phát triển nhà ở công nhân đã và đang triển khai với hơn 830.000m2 sàn xây dựng mới, đáp ứng cho khoảng 40.564 chỗ ở cho CNLĐ thuê”. Ông cho biết thêm, đến nay có 3 dự án phát triển nhà ở CN được vay vốn hỗ trợ ưu đãi với tổng số tiền vay hỗ trợ là gần 739 tỉ đồng.
Thay mặt lãnh đạo thành phố, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn ghi nhận những đóng góp quan trọng của đội ngũ công nhân lao động vào sự phát triển kinh tế- xã hội của Thủ đô trong thời gian qua. Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định, Chính phủ và thành phố luôn quan tâm đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống của người lao động tại các KCN. Dù điều kiện rất khó khăn song thành phố vẫn cố gắng đảm bảo duy trì môi trường sản xuất kinh doanh ổn định, đảm bảo an ninh trật tự cho doanh nghiệp và đời sống người lao động.
Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu các sở, ban, ngành tích cực tham mưu với UBND thành phố để giải quyết trong thời gian sớm nhất, đảm điều kiện sống và làm việc tốt nhất cho NLĐ. Phó Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh, sau hội nghị này, cứ 3 tháng một lần, thành phố sẽ tiến hành rà soát việc thực hiện kết luận của UBND thành phố. Phó Chủ tịch UBND Thành phố đề nghị LĐLĐ thành phố cần phối hợp chặt chẽ, tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, CNLĐ, kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện tốt nhất để NLĐ và doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh, làm giàu cho Thủ đô và đất nước.
Nhân dịp này, các đồng chí lãnh đạo UBND và LĐLĐ thành phố đã trao 30 suất quà cho CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn (mỗi suất quà 500 nghìn đồng).
Phạm Diệp
Bà Bùi Mỹ Dung- Công đoàn Công ty Panasonic Việt Nam: Không chỉ có CNLĐ mà cán bộ CĐ trong các CĐCS FDI chúng tôi cũng có nhiều những băn khoăn, thắc mắc liên quan đến việc thực hiện các chế độ chính sách pháp luật, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi của NLĐ. Tại hội nghị tiếp xúc, chúng tôi đã có cơ hội trình bày những băn khoăn, thắc mắc, phản ánh những vấn đề bức xúc trong công việc, cuộc sống, quan hệ lao động... tại cơ sở của mình và đã được đại diện các ban ngành chức năng giải đáp thỏa đáng. Chị Nguyễn Thu Hương- KCN Bắc Thăng Long: Do điều kiện công việc và đường xá xa xôi, tôi không tới tham dự buổi gặp gỡ, tiếp xúc giữa lãnh đạo thành phố và CNLĐ. Tuy vậy, qua theo dõi buổi tiếp xúc giữa lãnh đạo thành phố và CNLĐ năm ngoái, và nhìn nhận kết quả thực tế, tôi thấy nhiều kiến nghị của công nhân đã được thành phố quan tâm giải quyết có kết quả. Chẳng hạn như hiện TP đang triển khai xây dựng nhà trẻ tại khu nhà ở công nhân Kim Chung; nhiều điểm sinh hoạt văn hóa công nhân đã được hình thành. Vừa rồi giá điện nhà nước tăng nhưng trong khu trọ của tôi chủ nhà không tăng giá điện v.v.. những điều này chứng tỏ những buổi tiếp xúc như thế này thật sự ý nghĩa, hiệu quả. Ông Nguyễn Đức Nhân- Chủ tịch CĐ Công ty ASTI Hà Nội (KCN Quang Minh): Phải khẳng định những buổi tiếp xúc giữa lãnh đạo thành phố với CNLĐ là hoạt động thiết thực. Công nhân đã phản ánh được khá toàn diện, đầy đủ những khó khăn, vướng mắc trong công việc, đời sống, quan hệ lao động với lãnh đạo thành phố. Những vấn đề có thể trả lời và giải đáp ngay, lãnh đạo thành phố đã giải đáp, chỉ đạo thực hiện ngay tại chỗ. Một số vấn đề do cơ chế, chính sách, hoặc yếu tố khách quan thì còn phải chờ thời gian. Điều này chứng tỏ lãnh đạo thành phố đã thực sự quan tâm, lắng nghe tiếng nói công nhân, tích cực giải quyết những bức xúc của NLĐ”. Ngọc Tú (ghi) |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Hoạt động 05/11/2024 20:58
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Hoạt động 05/11/2024 19:34
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Hoạt động 05/11/2024 11:35
Tổ chức đa dạng hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Ất Tỵ
Vì lợi ích đoàn viên 05/11/2024 11:26
LĐLĐ Hà Tĩnh phối hợp thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh trật tự
Hoạt động 05/11/2024 09:52
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Hoạt động 05/11/2024 09:14
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Hoạt động 05/11/2024 09:07
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Hoạt động 05/11/2024 06:38
Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công tác Nữ công các tỉnh, ngành phía Bắc
Công đoàn 04/11/2024 09:36
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Vì lợi ích đoàn viên 02/11/2024 18:31