Làng nghề bún Phú Đô: “Trung tâm” bún của Thủ đô

(LĐTĐ) Làng bún Phú Đô (phường Phú Đô, Nam Từ Liêm) từ lâu đã rất nổi tiếng với món bún, được giao đi khắp các chợ và nhà hàng trong nội thành. Thời gian tới, để duy trì và phát triển làng nghề kết hợp với du lịch, UBND quận Nam Từ Liêm sẽ đầu tư xây dựng Khu Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng bún Phú Đô.
lang nghe bun phu do trung tam bun cua thu do Bún Phú Đô, nét tinh hoa ẩm thực đất Hà Thành

Năm 2010, nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, “Bún Phú Đô” đã chính thức trở thành thương hiệu được Cục sở hữu trí tuệ thành phố Hà Nội công nhận. Đến nay, làng nghề truyền thống Phú Đô có khoảng 400 hộ sản xuất kinh doanh bún, cung cấp ra thị trường gần 60 tấn bún mỗi ngày.

Tìm về làng bún Phú đô, không ai không biết gia đình ông Nguyễn Tiến Tín, bà Trần Thị Thảo đã có truyền thống làm bún 3 đời. Mỗi ngày ông bà làm ra 7 tạ bún các loại, xuất đi các nhà hàng, quán ăn, hàng xóm đến lấy về bán lẻ, còn lại mỗi ngày bà Thảo đem 100kg ra chợ Phú Đô bán. Làm ra một khối lượng bún không nhỏ nhưng gia đình ông Tín, bà Thảo không thuê nhiều nhân công về làm như những hộ gia đình khác mà huy động cả gia đình, con dâu, con rể cùng làm bún. Mỗi người chuyên môn hoá một khâu, người nhào, người vắt bột, người giao bún, người bán bún.

lang nghe bun phu do trung tam bun cua thu do
Gia đình bà Thảo đang làm bún

Theo ông Tín, cứ 1kg gạo chỉ cho ra được 2,3-2,5 kg bún và mất rất nhiều công đoạn. Chọn gạo là bước đầu tiên và quan trọng nhất, quyết định đến 90% chất lượng bún. Gạo làm bún phải là thứ gạo tẻ dẻo cơm. Gạo rửa sạch sẽ ngâm trong 24 giờ với nhiệt độ 40 - 45 độ để nở ra trước khi xay, sau đó cho vào bể ngâm trong 48 giờ chờ lên men. Sau khi tinh bột lắng xuống, sẽ được bọc vào túi để ép, hồ hoá rồi đổ vào máy nấu thành bún. Ông Tín cho biết: “Để làm được một mẻ bún có chất lượng phải mất 2 ngày làm hàng rồi sáng phải dậy từ 2-3 giờ sáng để kịp cho mẻ bún đầu tiên trong ngày. Làm xong bún lại đi giao bún và bán bún đến chiều tối nên rất vất vả.

Dù sản xuất nhiều nhưng lời lãi cũng chỉ đủ ăn bởi làm bún không chỉ có một người mà cần nhiều người khoẻ mạnh, dẻo dai. Chưa kể những hôm không bán được hàng chỉ có cách đổ đi vì bún sạch nếu chỉ có bột gạo thì chỉ để được tối đa một ngày. Làm nghề dù mệt mỏi, nặng nhọc, lời lãi không nhiều nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm giữ nghề cha ông để lại”.

Thế mới thấy người dân làng bún Phú Đô đã trải qua bao khó khăn, thăng trầm để đưa sợi bún từ làng lên phố và nức tiếng gần xa như ngày hôm nay. Vất vả là vậy, gia đình ông Tín, bà Thảo cũng như nhiều gia đình trong làng cứ mong mỏi việc xây dựng Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề Bún Phú Đô để có cơ hội quảng bá và phát triển nghề. Việc xây dựng trung tâm này nằm trong Đề án số 157/ĐA-UBND ngày 03/6/2016 của quận Nam Từ Liêm về phát triển làng nghề Bún Phú Đô giai đoạn 2016-2020.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, việc xây dựng Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề Bún Phú Đô vẫn đang tồn tại một số vướng mắc. Theo lãnh đạo quận Nam Từ Liêm, thứ nhất, vị trí để xây dựng Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề Bún Phú Đô cần có diện tích để có thể quy hoạch các khu vực riêng biệt như: Khu sản xuất và giới thiệu nghệ thuật nghề truyền thống; Khu vực kinh doanh, phục vụ nhu cầu ăn uống của khách; Khu vực văn phòng, trụ sở của Câu lạc bộ Bún Phú Đô; Khu vực nhà vệ sinh công cộng; Khu vực bãi đỗ xe.

Vị trí cũng yêu cầu phải thuận lợi cho việc giao dịch, tham quan và buôn bán, thuận tiện về giao thông, đường vào dễ dàng cho xe (ô tô 45 chỗ) và du khách. Do vậy, để tìm một vị trí thích hợp đáp ứng các mục tiêu trên là rất khó khăn trong quá trình đô thị hoá như hiện nay, nhất là đối với phường Phú Đô, khi diện tích đất phần lớn đã được quy hoạch vào các dự án của quận cũng như Thành phố. Các phòng, ban, ngành của quận phối hợp với UBND phường Phú Đô đã tiến hành rà soát nhiều lần nhưng chưa tìm được vị trí thích hợp đáp ứng được yêu cầu nêu trên.

Dự kiến trong năm 2019 sẽ phê duyệt được dự án và triển khai việc kêu gọi xã hội hoá đầu tư. Nếu thuận lợi, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng trong năm 2020. Hy vọng cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội của Thủ đô và đất nước, Phú Đô sẽ trở thành một vùng đô thị văn minh giàu đẹp và hiện đại kiểu mẫu trong tương lai.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.

Tin khác

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Thật khó kiếm được ngôn từ nào có thể diễn tả đầy đủ về Hà Nội - trái tim yêu dấu của cả nước với muôn vàn vẻ đẹp, biết bao nét đặc trưng, nơi lắng đọng hồn thiêng dân tộc. Nhưng có lẽ, nếu ai đã từng sinh ra, lớn lên, học tập, làm việc ở Hà Nội rồi tạm xa mảnh đất này, cũng đều có thể dễ dàng gọi tên hai chữ “nhớ thương”.
Xem thêm
Phiên bản di động