Nghịch lý mang tên… rau sạch:

Kỳ cuối: Nhiều rào cản cần tháo gỡ

(LĐTĐ) Dẫu mô hình trồng rau sạch trên địa bàn Thành phố đã phát huy hiệu quả và đặc biệt không ít mô hình trồng rau sạch của các đơn vị, hợp tác xã đã tạo ra chuỗi giá trị (trồng, cung ứng và tiêu thụ). Tuy nhiên, đây vẫn là những con số đếm trên đầu ngón tay, vì thế mô hình trồng rau sạch vẫn đang rất khó khăn từ chuỗi giá trị liên kết. Đây chính là rào cản cần tháo gỡ.
ky cuoi nhieu rao can can thao go Kỳ 1:Người dùng cần, người bán khó

Khoảng trống hỗ trợ về công nghệ, thị trường

Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trên nhiều diện tích canh tác tại các huyện ngoại thành sẽ góp phần nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản, trong đó có rau sạch. Bởi, chính việc ứng dụng công nghệ, thiết bị vào sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản sẽ cho năng suất vượt trội, giá trị gia tăng cao. Đồng thời, việc sử dụng công nghệ nhà kính, nhà lưới, màng phủ nông nghiệp, tưới tự động, thủy canh, công nghệ sinh học, công nghệ nhân giống đã tạo ra các giống cây sạch bệnh, có tính ổn định về năng suất, chất lượng.Thế nhưng, thực tế vấn đề này hiện chưa được đầu tư đúng mức.

Tại một hội thảo về nông nghiệp công nghệ cao được tổ chức mới đây tại Hà Nội, PGS-TS. Đặng Văn Đông – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả nhìn nhận: Thành phố Hà Nội là địa phương tiên phong đặt vấn đề phát triển nông nghiệp công nghệ cao của cả nước, nhưng đến nay, Hà Nội chưa hình thành được vùng nông nghiệp công nghệ cao, khu nông nghiệp công nghệ cao. Diện tích ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đang triển khai còn nhỏ bé so với tiềm năng của Hà Nội.

ky cuoi nhieu rao can can thao go
Các mặt hàng nông sản sạch ngày càng thu hút khách hàng.

Tính đến thời điểm hiện tại, thành phố Hà Nội có hơn 40 cơ sở sơ chế rau an toàn cũng là các chuỗi tiêu thụ rau an toàn theo liên kết dọc; 100% số chuỗi được từ 2 đến 4 đơn vị thực hiện; có 9/48 chuỗi tự tổ chức sản xuất rau, tiêu thụ, không thu gom, 23/48 chuỗi vừa sản xuất, vừa thu gom và 16/48 chuỗi chỉ thu gom, không sản xuất rau.

Tuy nhiên, lượng rau an toàn có tem, nhãn nhận diện, truy xuất nguồn gốc, mới chỉ được tiêu thụ qua 18 doanh nghiệp, 17 hợp tác xã cung cấp cho các cửa hàng bán lẻ, điểm phân phối, bếp ăn tập thể và hệ thống siêu thị với sản lượng gần 20.000 tấn/năm, chiếm 5% sản lượng rau an toàn và 3% sản lượng rau, 2% nhu cầu tiêu dùng. Trong khi đó, rau an toàn chưa có tem, nhãn nhận diện truy xuất nguồn gốc tiêu thụ tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh, khu dân cư với sản lượng 370.000 tấn/năm chiếm 92,5% sản lượng rau an toàn và 61,67% sản lượng rau, 37% nhu cầu tiêu dùng.

Ông Nguyễn Duy Hồng - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội cho biết, đến năm 2020, Hà Nội duy trì 5.100 ha rau an toàn, hiệu quả kinh tế đạt 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha/ năm. Đồng thời, phát triển 3.000-4.000 ha rau được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, đạt giá trị 500 triệu đồng/ha/ năm; bảo đảm 100% sản phẩm rau được truy xuất nguồn gốc xuất xứ và an toàn thực phẩm... Để thực hiện được việc này, theo ông Hồng, thành phố Hà Nội cần tiếp tục có cơ chế, chính sách về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn; ban hành quy trình kỹ thuật về sản xuất rau an toàn, rau hữu cơ; phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ rau an toàn truy xuất nguồn gốc xuất xứ đến từng hộ sản xuất gắn với hệ thống bảo đảm, có sự tham gia của người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, tính đến nay, toàn thành phố đã có khoảng 16 dự án xây dựng vùng rau an toàn tập trung với diện tích 2.000ha. Toàn thành phố cũng đã xây dựng 8 cơ sở chế biến gắn với vùng sản xuất tập trung với công suất 3-7 tấn/ngày và 64 cơ sở chế biến nhỏ của hợp tác xã và doanh nghiệp với công suất 200-1.000 kg/ngày.

Tuy nhiên, sản xuất và tiêu thụ rau an toàn vẫn còn khó khăn bởi đa số các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng rau an toàn tập trung chưa phát huy hiệu quả sau đầu tư, quản lý sản xuất khó khăn do nông dân sản xuất quy mô nhỏ, phân tán…

Liên quan tới vấn đề trên, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho rằng, để rau an toàn phát triển ổn định, bền vững, các bộ, ngành cần tham mưu cho Chính phủ ban hành nghị định quy định về kiểm soát nguồn gốc xuất xứ rau khi lưu thông trên thị trường. Bên cạnh đó, có cơ chế hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp phát triển hệ thống cửa hàng, điểm bán lẻ rau an toàn cũng như tăng cường hơn nữa trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm, phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ rau an toàn truy xuất nguồn gốc đến từng hộ. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng rau an toàn, cần tăng cường hỗ trợ đào tạo nông dân, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kiểm nghiệm an toàn - thực phẩm và xử lý vi phạm.

Chú trọng khâu kiểm định

Theo số liệu khảo sát của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, hiện có tới 73% người bán rau tại Hà Nội không thể phân biệt được rau “bẩn” và rau an toàn. Tỷ lệ này ở người mua lên tới 95%. Do lợi nhuận nên một bộ phận người trồng rau đã dùng chất kích thích để rau phát triển mạnh, rút ngắn thời gian thu hoạch, bỏ qua thời gian cách ly bắt buộc đối với rau sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích. Các chất độc có trong rau, củ quả là một trong những tác nhân gây nên các bệnh ung thư gan, thận, thực quản, dạ dày…

Qua thực tế khảo sát tại nhiều mô hình trồng rau an toàn cũng như phương thức tiêu thụ rau an toàn hiện nay, thấy rằng hiện tại chưa có đủ chính sách hợp lý nhằm đảm bảo được lợi ích của người trồng rau an toàn. Cụ thể, người trồng rau mới chỉ được hướng dẫn, tập huấn về kỹ thuật trồng rau an toàn nhưng hai khâu trọng yếu là đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... và đầu ra chính là khâu tiêu thụ thì chưa được xem trọng. Người trồng chủ yếu phải tự lo và phần lớn không ổn định, gặp nhiều rủi ro.

Với rau an toàn, người nông dân, chủ các cơ sở sản xuất rau an toàn phải đầu tư cơ sở vật chất lớn hơn nhưng giá rau an toàn lại như các loại rau thông thường ở chợ dẫn đến không đảm bảo lợi ích về kinh tế nên ở một số địa phương, người trồng rau cũng không mặn mà gì với rau an toàn. Trong khi đó, người tiêu dùng không có cơ sở để tin tưởng rằng rau mình mua để tiêu dùng hàng ngày là rau an toàn nhưng giá bán lại bằng hoặc cao hơn rau bình thường, vì người tiêu dùng không phân biệt được rau an toàn với các loại rau thông thường khác.

TS. Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam chia sẻ, xu hướng của người tiêu dùng hiện nay là chuộng các loại nông sản hữu cơ, đây là cơ hội cho những doanh nghiệp bán lẻ nhân rộng mạng lưới phân phối để đưa sản phẩm sạch ra thị trường.Tuy nhiên, theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, có đến 85% nông sản tiêu thụ qua các kênh truyền thống là ngoài chợ, cửa hàng nhỏ lẻ hay là gánh hàng ven đường và chỉ có 15% còn lại là qua kênh hiện đại như siêu thị hay cửa hàng tiện lợi. Hệ thống bán lẻ nông sản sạch, nông sản hữu cơ vẫn chưa nhiều, nếu có chỉ tập trung ở các khu vực trung tâm thành phố nên nhiều người tiêu dùng vẫn chưa tiếp cận sản phẩm này dù nhu cầu cao.

Bà Hoàng Thị Hậu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Xuân, Giám đốc Hợp tác xã Rau hữu cơ Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội cho rằng: “Nếu làm tốt và có sự kết hợp theo chuỗi thì sẽ có sự minh bạch ở đây. Khi đã kết hợp thành hệ thống chuỗi rồi, từ khâu sản xuất đến tay người tiêu dùng thì sự phối hợp giám sát cũng như hệ thống rau an toàn mà chúng tôi đang vận hành, sẽ là công cụ chứng minh sự minh bạch cũng như truy suất nguồn gốc xuất xứ đến tay người tiêu dùng. Đây là công cụ chứng minh minh bạch nhất về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm”.

Rau an toàn nhưng chưa thực sự an toàn là vấn đề đòi hỏi các nhà quản lý phải vào cuộc gắt gao hơn, kiểm soát chặt chẽ hơn về chất lượng, quy trình sản xuất. Mặt khác, cần có chế tài xử lý nghiêm với những hộ sản xuất, kinh doanh rau không an toàn. Đồng thời, từng bước quản lý rau của các địa phương tiêu thụ tại Hà Nội để đảm bảo quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng.

Hà Phong – Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

(LĐTĐ) Mới đây, Thường vụ Huyện đoàn Mỹ Đức phối hợp với Cụm thi đua số 4 Thành đoàn Hà Nội tổ chức trao tặng công trình thanh niên “Sân chơi thiếu nhi” xã Thượng Lâm.
Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo đúng kế hoạch, từ 8h hôm nay (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức công bố kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi đã có hơn 52.000 tài khoản đăng ký, vượt mốc 20.000 lượt truy cập hằng ngày. Ứng dụng này đã tiếp nhận và xử lý nhanh chóng 338 phản ánh, tỷ lệ hài lòng đạt trên 48%. Người dân đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý.
Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vừa phối hợp với Herbalife Việt Nam tổ chức buổi đào tạo về dinh dưỡng khoa học thể thao cho các đại diện của 58 câu lạc bộ bóng đá Việt Nam.
Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội chi cho công tác trợ cấp ưu đãi người có công với tổng kinh phí 1.252 tỷ đồng, trong đó, thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho gần 80.000 người có công và thân nhân người có công số tiền 1.094 tỷ đồng.
Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 238 cán bộ làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế trực thuộc ngành.
Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tổ chức lớp tập huấn kiến thức về công tác An toàn, vệ sinh lao động; bồi dưỡng kỹ năng, quy trình, phương pháp xây dựng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ huyện và cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện.

Tin khác

Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2024 tăng 10,7%

Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2024 tăng 10,7%

(LĐTĐ) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II/2024 của Hà Nội ước đạt 208,8 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với quý trước, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Hà Nội đạt 408,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ.
Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng hơn 5,32%

Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng hơn 5,32%

(LĐTĐ) Theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 của thành phố Hà Nội tăng 0,07% so với tháng 5 và tăng 5,39% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, CPI của Thành phố tăng 5,32% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh thích ứng nhanh với các nền tảng bán hàng số

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh thích ứng nhanh với các nền tảng bán hàng số

(LĐTĐ) Không dừng lại ở một buổi bán hàng livestream (phát trực tiếp) giới thiệu các sản phẩm, nhiều doanh nghiệp, thương hiệu còn kết hợp với những người có ảnh hưởng (KOLs) để đạt được hiệu quả kinh doanh qua các nền tảng số như Facebook, YouTube, TikTok, hoặc trên các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo... Với phương thức này, nhiều doanh nghiệp Thủ đô nhanh chóng tiếp cận và mở rộng thị trường, nhất là với các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Hà Nội: Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ giống mít đặc sản

Hà Nội: Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ giống mít đặc sản

(LĐTĐ) Ngày 5/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức vòng Chung kết hội thi Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Hà Nội năm 2024.
Nhận diện thực phẩm thật - giả với mặt hàng sữa, gạo, nước uống…

Nhận diện thực phẩm thật - giả với mặt hàng sữa, gạo, nước uống…

(LĐTĐ) Từ ngày mùng 3 - 7/7/2024, tại số 62 Tràng Tiền (Hà Nội), Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) mở cửa Phòng trưng bày “Nhận diện thực phẩm thật - giả”. Đây là lần thứ 12 Phòng trưng bày của Tổng cục QLTT mở cửa đón khách tham quan tìm hiểu thông tin về sản phẩm, trang bị kiến thức phân biệt hàng hóa thật - giả trên thị trường.
Vị trí khó “lung lay” của Vinamilk trong ngành sữa và toàn FMCG Việt Nam

Vị trí khó “lung lay” của Vinamilk trong ngành sữa và toàn FMCG Việt Nam

(LĐTĐ) Theo Báo cáo Vietnam Brand Footprint 2024 của Kantar, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất 12 năm liền. Thương hiệu tỷ đô này đồng thời bảo vệ thành công vị trí trong Top 3 nhà sản xuất ngành hàng tiêu dùng nhanh được chọn mua nhiều nhất Việt Nam.
Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero tại Hội nghị sữa

Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero tại Hội nghị sữa

(LĐTĐ) Vinamilk tiếp tục là đại diện duy nhất từ Việt Nam tham luận tại Hội nghị sữa toàn cầu năm 2024 với thông điệp “Care to change”. Trong lần thứ 4 tham dự, Vinamilk đã mang đến một hình ảnh hoàn toàn khác biệt với nhận diện thương hiệu mới, đồng thời chia sẻ về các bước tiến của ngành sữa Việt Nam với mục tiêu Net Zero và phát triển bền vững.
Đề xuất tăng chế tài nếu các nền tảng số lớn không bảo mật thông tin người tiêu dùng

Đề xuất tăng chế tài nếu các nền tảng số lớn không bảo mật thông tin người tiêu dùng

(LĐTĐ) Bộ Công Thương đề xuất tăng hình phạt nếu các nền tảng số lớn không bảo mật thông tin người tiêu dùng khi sửa đổi Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
Doanh nghiệp, người dân chung tay cùng ngành điện Thủ đô tiết kiệm điện cao điểm hè 2024

Doanh nghiệp, người dân chung tay cùng ngành điện Thủ đô tiết kiệm điện cao điểm hè 2024

(LĐTĐ) Nhận định những khó khăn trong nhu cầu sử dụng điện dịp cao điểm hè 2024, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý kỹ thuật, vận hành lưới điện. Đồng thời, tăng cường triển khai các chương trình tiết kiệm điện, qua đó, nhận được sự đồng thuận lớn của doanh nghiệp và khách hàng sử dụng điện.
Văn hóa kinh doanh tốt sẽ có sản phẩm tốt

Văn hóa kinh doanh tốt sẽ có sản phẩm tốt

(LĐTĐ) Xu hướng tiêu dùng thường chịu sự tác động của nhiều yếu tố như văn hóa, xã hội, kinh tế, công nghệ và môi trường. Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ có những xu hướng đặc trưng xuất hiện, định hình hành vi và tác động đến quyết định của người tiêu dùng.
Xem thêm
Phiên bản di động