Kỳ 1: Nhiều hệ lụy từ thói quen cũ
Mất an toàn giao thông từ việc đốt rơm rạ | |
Phơi, đốt rơm rạ trên đường liên tỉnh: Hiểm họa tiềm ẩn khi mùa về |
Dựng “hàng rào” để vây đường làm sân phơi nông sản, đốt rơm, cỏ rác ngay bên trục đường giao thông khiến khói bụi bay mù mịt, làm khuất tầm nhìn của người và phương tiện lưu thông… đã và đang là thực trạng diễn ra tại nhiều địa phương thuộc ngoại thành Hà Nội. Đáng chú ý, dù đã được các ngành chức năng vào cuộc tuyên truyền, cảnh báo nhưng đây dường như vẫn là chuyện “biết rồi...” nhưng chậm được giải quyết.
Ô nhiễm nhưng vẫn đốt
Năm nào cũng vậy, bước vào thời điểm làm đất, gieo cấy vụ mùa, môi trường không khí vùng ngoại thành càng trở nên ngột ngạt. Nhiều cánh đồng của huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thanh Oai… lại mù mịt khói do nông dân đốt bỏ các sản phẩm phụ của nông nghiệp. Theo khảo sát của PV tại một số địa phương ngoại thành, tình trạng khói bụi phát sinh từ việc đốt bỏ rơm rạ, cỏ rác còn xảy ra trên các khu vực gần đường quốc lộ. Trục quốc lộ 21B là một ví dụ.
Rơm rạ được đốt ngay sát trục đường 21B, đoạn qua địa phận huyện Thanh Oai khiến các phương tiện lưu thông khó khăn (chụp ngày 29/6). Ảnh: Đinh Luyện |
Tại đây, đoạn qua địa phận huyện Thanh Oai, huyện Ứng Hòa, thời điểm xế chiều rơm rạ thường được chất thành từng đống lớn và được đốt bỏ. Hệ lụy là, khói bụi bao phủ khiến cả cung đường chìm trong cảnh mịt mù, các phương tiện lưu thông hết sức khó khăn. Đáng nói, khi được hỏi, nhiều người dân vẫn chưa ý thức được việc mình làm sẽ gián tiếp gây nguy hiểm cho người đi đường. Họ chỉ đơn thuần nghĩ, việc đốt bỏ các phụ phẩm nông nghiệp trên sẽ làm sạch ruộng, tạo không gian quang đãng cho canh tác.
Không chỉ riêng địa phận Hà Nội, những ngày đầu tháng 6 vừa qua, Lao động Thủ đô cũng trực tiếp ghi nhận cảnh biến lòng đường thành sân phơi, đốt bỏ rơm rạ ở các địa bàn giáp ranh Hà Nội. Tuyến đường tỉnh đi qua xã Tân Lập huyện Yên Mỹ (tỉnh Hưng Yên) là ví dụ. Tại đây, nhiều hộ dân sau khi cắt lúa xong thay vì mang về nhà họ lại tuốt lúa ngay tại bờ ruộng. Họ tận dụng lòng đường làm sân phơi, dùng gạch, đá, cây khô… để rào, chắn không cho các phương tiện giao thông đi vào khu vực phơi. Không những thế, không kể ngày hay đêm, miễn là rơm khô, có thể bắt lửa là người dân sẽ đốt bỏ.
Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, ước tính mỗi năm, trên địa bàn Thành phố phát sinh trên 1 triệu tấn rơm, rạ, phụ phẩm nông nghiệp. Trong đó, có trên 37% được người dân đốt bỏ ngay tại ruộng. Việc đốt rơm rạ không những không đem lại lợi ích mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, làm lãng phí một nguồn nguyên liệu để tái chế làm phân bón sinh học. Quá trình đốt rơm rạ ngay trên đồng sẽ làm mất chất dinh dưỡng của đất. Khói bụi từ việc đốt rơm rạ là một loại ô nhiễm rất đáng lo ngại. |
Thực tế, đã có không ít các vụ tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra có liên quan tới khói rơm rạ và việc phơi thóc lúa trên đường. Cụ thể, ngày 3/4 một vụ tai nạn liên hoàn đã xảy ra tại Km 19+500, trên tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây do sự va chạm của 2 xe khách 16 chỗ, 1 xe bồn và 1 xe khách 48 chỗ. Vụ tai nạn khiến 4 người bị thương, các phương tiện bị hư hỏng nặng, gây ảnh hưởng lưu thông trong nhiều giờ đồng hồ. Nguyên nhân được xác định là do người dân ở 2 bên đường đã đốt rơm rạ ngoài đồng, khói bay mù mịt, bao trùm cả mặt đường khiến tầm nhìn, tầm quan sát của lái xe bị hạn chế.
Theo những người nông dân ngoại thành Hà Nội, việc đốt rơm rạ mang lại cho họ nhiều tiện lợi như không tốn công xử lý trên đồng ruộng sau khi thu hoạch, tiêu diệt được mầm mống dịch hại… ngoài ra, bản thân họ cũng không biết rằng những hành vi trên đã vi phạm pháp luật.
Nhiều nguy hại
Theo tìm hiểu, trung bình một hecta lúa cho 10 - 12 tấn rơm rạ. Việc đốt lượng phế thải nông nghiệp khổng lồ này sẽ tạo ra một lượng lớn các khí CO, CO2, NO2, SO2, H2O và hàng trăm hợp chất khác có hại cho sức khỏe con người, làm tăng lượng khí thải vào bầu khí quyển. Ngoài ra, khói rơm rạ thường có tính cay, làm chảy nước mắt, gây kích thích phản ứng ở họng, là nguyên nhân trực tiếp gây hiện tượng hắt hơi, lợm giọng, buồn nôn, thở khò khè, hoặc có cảm giác ngạt thở...
Khách quan nhìn nhận, với các hành vi như phơi, đốt phế rơm rạ, các phụ phẩm nông sản liên quan, trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã quy định rất rõ hướng xử lý. Cụ thể, theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 14 Nghị định số 34 ngày 2/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì hành vi phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông lâm, hải sản trên đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng; bị buộc phải thu dọn các vật cản, thu dọn những vật liệu, đồ vật chiếm dụng mặt đường và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
Không những thế, người vi phạm còn có thể bị truy tố hình sự theo quy định tại điểm đ, Khoản 1, Điều 203 Bộ luật Hình sự: Người nào có hành vi lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường cản trở giao thông đường bộ, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ 5 - 30 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
Văn bản pháp lý là vậy, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia luật, thực tế nếu xảy ra hiện tượng do phơi rơm trên đường gây tai nạn, thậm chí cháy xe, việc xử lý sẽ có nhiều khó khăn, phức tạp và kéo dài. Theo đó, chủ phương tiện và cơ quan chức năng phải có đầy đủ chứng cứ chứng minh được việc cháy xe là do lỗi cố ý của người phơi rơm, phơi nông sản… và những thứ đó là chất đã gây ra cháy xe, mới có thể yêu cầu bồi thường.
Bàn về giải pháp để hạn chế tình trạng này, theo Luật sư Lê Thế Vinh – Trưởng văn phòng Luật sư Thái Minh (Đoàn luật sư Hà Nội) giải pháp quan trọng hàng đầu, là cần thực hiện thường xuyên, liên tục là đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền để người dân thay đổi thói quen, tuyệt đối không phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ. Đây không chỉ là biểu hiện của việc tuân thủ pháp luật mà còn giảm thiểu thiệt hại cho xã hội.
Luyện Đinh
Kỳ 2: Giải pháp nào ngăn chặn?
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo tăng trưởng bền vững
Thủ tục báo tăng đóng bảo hiểm xã hội
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 24/12/2024 06:12
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34