Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Cần gạn đục khơi

Kỳ cuối: Đến lúc phải thiên về chất

Điều không thể phủ nhận, để có được những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội như hiện tại, dòng vốn từ các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) góp phần quan trọng. Tuy nhiên, nhìn lại toàn cảnh bức tranh FDI hiện nay, bắt đầu nhận thấy những bất cập cần phải điều chỉnh để kinh tế phát triển nhanh và bền vững hơn.
ky cuoi den luc phai thien ve chat Kỳ 1: Khi đầu tư mới chỉ thiên về lượng

Việc trải thảm đỏ cũng như tạo ra những cơ chế ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài là để thực hiện 3 mục đích: Giúp kinh tế tăng trưởng; tạo việc làm cho người lao động và dần chuyển giao cộng nghệ để tạo tiền đề thúc đẩy nền công nghiệp, công nghệ mang thương hiệu Made in Vietnam phát triển. Hai mục tiêu đầu thực hiện khá thành công, song mục tiêu thứ 3 đã không thành dẫn đến những hệ quả về suy thoái môi trường. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta xem đầu tư FDI là xúc tác cho tăng trưởng bằng cách “gạn đục khơi trong”, để đất nước phát triển phải dựa trên đôi cánh của cộng đồng doanh nghiệp trong nước.

Phải chọn lọc làn sóng đầu tư

Bên cạnh việc Chính phủ cam kết tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng nhất cho các doanh nghiệp và tiếp tục thực thi những ưu đãi về chính sách thuế; đặc biệt đón đầu cơ hội khi Việt Nam là thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), theo các chuyên gia, sẽ có làn sóng đầu tư thứ ba vào Việt Nam với quy mô rất lớn cả về số lượng dự án và số vốn đăng ký đầu tư. Đón nhận tin vui đó, không ít chuyên gia vẫn đưa ra lời cảnh tình, nếu mở quá thoáng mà không có sự xem xét kỹ thì lại dẫm lên vết xe đổ ở 2 thập kỷ trước đó, nhà đầu tư cũng chỉ đổ tiền vào cho những dự án lắp ráp, gia công để hưởng lợi từ ưu đãi về thuế do TPP mang lại. Việc làm này sẽ dẫn đến việc nền kinh tế vẫn phụ thuộc quá nhiều vào các doanh nghiệp FDI và chưa thể đi lên từ đôi chân của mình.

ky cuoi den luc phai thien ve chat
Sông Thị Vải từng bị ô nhiễm nghiêm trọng vì chất thải công nghiệp.

Một số chuyên gia cho hay, mục tiêu đưa Việt Nam đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp đã không thành bắt nguồn từ 2 nguyên nhân chính: Nội lực của nền kinh tế nói chung và cộng đồng doanh nghiệp trong nước yếu; trong khi các doanh nghiệp đầu tư FDI chỉ đến để kiếm lời mà không chịu chuyển giao công nghệ. Do đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nêu quan điểm, thay vì trải thảm đó đầu tư như trước, giờ đến lúc phải siết chặt đầu tư dựa trên 3 tiêu chí: Trình độ công nghệ, khả năng xử lý môi trường và có tính lan tỏa cao về chuyển giao công nghệ. Cương quyết không thu hút những dự án sản xuất công nghiệp nặng, công nghiệp sản xuất thép, xi măng, khai khoáng hay gia công những sản phẩm có sử dụng các hóa chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường bởi cái giá phải trả là rất đắt. Vấn nạn ô nhiễm môi trường hiện nay đang chứng minh cho điều đó.

Cùng chung quan điểm này, Trưởng ban Pháp chế  (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) Đậu Anh Tuấn cho rằng, gần 30 năm sau khi Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực, kết nối kinh doanh giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước vẫn còn mờ nhạt. Kết quả đến nay vẫn chưa thấy rõ hiệu ứng lan tỏa về công nghệ và năng suất lao động từ các đối tác nước ngoài đến các doanh nghiệp trong nước.

Giảm bớt ưu đãi, thực thi chuyển giao công nghệ

Nói về thu hút đầu tư nước ngoài, văn kiện Đại hội XII của Đảng nêu rõ: “Rà soát, sửa đổi chính sách pháp luật để thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, nhất là các dự án có công nghệ cao, thân thiện môi trường, sản phẩm có giá trị gia tăng và tỷ lệ nội địa hóa cao, tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế”.

Khuyến khích thu hút FDI, nhưng không thu hút FDI bằng mọi giá. Phải sàng lọc kỹ càng và nghiêm ngặt nguồn vốn FDI ngay từ bây giờ. Nói “không” với các doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm, công nghệ thấp, không có tác động tích cực cho việc thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế.

Với tư cách Phó Tổng thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam - ông Nguyễn Quang Thái cho rằng, trong nền kinh tế có nhiều loại hình doanh nghiệp thì các doanh nghiệp đều bình đẳng và đều đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước, bất kể tỉ trọng của khu vực doanh nghiệp đó là bao nhiêu. Thời gian qua, các doanh nghiệp FDI tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng cao trong công nghiệp và xuất khẩu, nhưng nhìn tổng thể, khu vực FDI vẫn chỉ đóng góp khoảng 20% GDP.  Bởi thế, theo ông Thái, đã đến lúc phải tính đến bài toán bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế tham gia làm ăn. Dẫn chứng cho điều này, một số chuyên gia cho rằng, nếu ta tạo ra cơ chế ưu đãi đối với một số doanh nghiệp Việt Nam như với các nhà đầu tư nước ngoài thì 10 năm sau sẽ có vài chục tập đoàn, công ty tầm cỡ như Viettel, FPT, Vinamilk bây giờ, còn những tập đoàn này đã lớn mạnh tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Còn trên bình diện chính sách, các chuyên gia ở Bộ Khoa học - Công nghệ  (KHCN) nhận định, bất cập về chuyển giao công nghệ thời gian qua nằm ở chỗ, các công nghệ được chuyển giao theo các dự án FDI thường là các công nghệ được đưa vào theo lợi ích của nhà đầu tư, mà thường không phải theo nhu cầu đổi mới công nghệ do phía Việt Nam chủ động đưa ra. Trong khi đó, nhà đầu tư thường chú trọng, quan tâm hàng đầu đến lợi ích đầu tư, đầu tư để sinh lợi, nhưng quy định pháp luật lại cho phép nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về nội dung công nghệ.

Thực tế qua thẩm định các dự án FDI cho thấy, nội dung giải trình công nghệ thường rất sơ sài, nhiều trường hợp không có giải trình công nghệ. Để lựa chọn công nghệ phù hợp với mục tiêu của dự án, thường phải đưa ra các phương án công nghệ để so sánh, lựa chọn phương án tối ưu, xem xét quy trình công nghệ, trình độ công nghệ, nguồn gốc xuất xứ máy móc, thiết bị, tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất... Nhưng với xu thế đơn giản hóa thủ tục hành chính, hồ sơ dự án đầu tư ngày càng đơn giản, nên cơ quan thẩm định công nghệ không có đủ cơ sở để xem xét, đánh giá. Mặt khác, khi phân cấp đầu tư, hầu hết các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lại không gửi hồ sơ dự án hỏi ý kiến các Sở KHCN theo quy định. Do đó, trong trường hợp nhà đầu tư đưa vào máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng, nguyên liệu, gây ô nhiễm môi trường,... thì không có cơ chế để ngăn chặn ngay từ đầu, mà phải đợi đến khi hậu kiểm, thì không có cơ quan nào chịu trách nhiệm giải quyết hậu quả.

Vì thế, theo Bộ KH CN, điều cần làm là phải sửa đổi Luật Chuyển giao Công nghệ theo hướng bắt buộc đăng ký Hợp đồng Chuyển giao công nghệ để có thể kiểm tra, giám sát được nội dung công nghệ sẽ chuyển giao, tránh việc lập hợp đồng chỉ để hưởng ưu đãi và được tính chi phí chuyển giao công nghệ vào chi phí sản xuất hợp lý, nhưng nội dung lại không phải là chuyển giao các đối tượng công nghệ.

Hương Phạm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa hội thi “Sáng kiến, sáng tạo” tại Công ty CP Xích líp Đông Anh

Lan tỏa hội thi “Sáng kiến, sáng tạo” tại Công ty CP Xích líp Đông Anh

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Công ty Cổ phần Xích líp Đông Anh (17/7/1974 - 17/7/2024), 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), mới đây, Công ty Cổ phần Xích líp Đông Anh tổ chức hội thi Sáng kiến, sáng tạo năm 2024. Hội thi thu hút sự tham gia của 18 đội, đại diện cho các phòng, ban, phân xưởng tại Công ty.
Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Cả nước có 2 điểm 10 môn Ngữ văn

Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Cả nước có 2 điểm 10 môn Ngữ văn

(LĐTĐ) Cùng với việc công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024, sáng 17/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố kết quả phân tích phổ điểm đối với 9 môn thi của kỳ thi. Giáo dục công dân tiếp tục là môn thi có số lượng thí sinh được điểm 10 nhiều nhất với 3.661 thí sinh. Là môn thi tự luận duy nhất trong kỳ thi, môn Ngữ văn có 2 thí sinh đạt điểm 10.
Chi tiết phổ điểm 5 tổ hợp môn phổ biến dùng để xét tuyển đại học năm 2024

Chi tiết phổ điểm 5 tổ hợp môn phổ biến dùng để xét tuyển đại học năm 2024

(LĐTĐ) Ngay sau khi công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024 cùng kết quả phân tích phổ điểm đối với 9 môn thi của kỳ thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố kết quả phân tích phổ điểm của 5 tổ hợp môn phổ biến nhất dùng để xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2024.
Tiếp tục nỗ lực vì Thủ đô "Xanh - sạch - đẹp"

Tiếp tục nỗ lực vì Thủ đô "Xanh - sạch - đẹp"

(LĐTĐ) Ban Chỉ đạo 197 các cấp cần phải tăng cường xử lý, xử phạt nghiêm khắc các trường hợp vi phạm, tái phạm…
TP.HCM miễn học phí cho trẻ em mầm non 5 tuổi

TP.HCM miễn học phí cho trẻ em mầm non 5 tuổi

(LĐTĐ) Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP.HCM vừa thông qua tờ trình của UBND TP.HCM về việc ban hành nghị quyết quy định mức học phí và các khoản thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập từ năm học 2024 - 2025.
Du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động

Du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động

(LĐTĐ) Các chuyên gia cho rằng, với những lợi ích đa dạng và toàn diện, du lịch xanh trở thành một hướng phát triển quan trọng cho ngành Du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, để phát triển du lịch bền vững, vấn đề an toàn thực phẩm cần phải được giải quyết triệt để.
Bắt tạm giam nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng

Bắt tạm giam nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng

(LĐTĐ) Liên quan đến sai phạm tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Bộ Công an vừa bắt tạm giam đối với 4 bị can trong đó có bà Nguyễn Thị Hồng, nguyên Phó trưởng Ban Chỉ đạo 09, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Tin khác

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

(LĐTĐ) Sáng nay (15/7), Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác Tài chính - Ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Theo đó, nhấn mạnh công tác điều hành giá cả, thị trường bám sát thực tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống của người dân; tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm.
Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tập trung thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp tài chính - ngân sách đã đề ra, Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Năm 2024, mặc dù thị trường thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, song công tác xúc tiến thương mại đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong đó, với việc chương trình xúc tiến thương mại liên tục được tổ chức, được xem là “đòn bẩy” giúp các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của Hà Nội vươn ra thị trường thế giới.
Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2024 tăng 10,7%

Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2024 tăng 10,7%

(LĐTĐ) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II/2024 của Hà Nội ước đạt 208,8 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với quý trước, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Hà Nội đạt 408,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ.
Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

(LĐTĐ) Tại Hội thảo “Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và doanh nghiệp do nữ làm chủ trong quá trình chuyển đổi xanh” được tổ chức ngày 10/7/2024 tại Hà Nội, đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tham gia chia sẻ nhiều kinh nghiệm, giải pháp thiết thực.
Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 3.324 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ.
Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ trở thành một trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế, đóng vai trò cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm huy động vốn, đầu tư, tiết kiệm, thanh toán, phát hành sản phẩm tài chính…; ban đầu là phát triển các nền tảng vững chắc của một TTTC quốc gia (NFC), sau đó trở thành TTTC khu vực (RFC), tiến tới TTTC quốc tế (IFC) và toàn cầu (GFC).
Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng hơn 5,32%

Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng hơn 5,32%

(LĐTĐ) Theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 của thành phố Hà Nội tăng 0,07% so với tháng 5 và tăng 5,39% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, CPI của Thành phố tăng 5,32% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (12/7), thị trường quốc tế tiếp tục tăng mạnh, vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce.
Xem thêm
Phiên bản di động