Từ việc “giải cứu dưa hấu” đến bài toán cần giải cho nền Nông nghiệp Việt Nam:

Kỳ 1: Khi nền nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập

nHết “giải cứu” thịt lợn, đến “giải cứu” củ cải và mới đây nhất là “giải cứu” dưa hấu. Không chỉ có vậy, những năm gần đây liên tục những “chiến dịch giải cứu” nông sản từ cà chua, khoai tây, thanh long, hành, gừng, tỏi… được phát động. Một thực trạng đáng báo động cho nền nông nghiệp Việt Nam. Đến bao giờ sản phẩm làm ra của người nông dân không cần đến sự “giải cứu”?
ky 1 nen nong nghiep van con nhieu bat cap Úc tiếp tục tài trợ cho nông nghiệp Việt Nam
ky 1 nen nong nghiep van con nhieu bat cap Nâng cao thương hiệu nông sản Việt trên trường quốc tế
ky 1 nen nong nghiep van con nhieu bat cap
Dưa hấu phơi ngoài ruộng nằm chờ "giải cứu" của bà con huyện Phù Ninh - Quảng Nam. Ảnh baogiaothong.vn

Có nên tiếp tục giải cứu?

Thời gian gần đây, người dân cả nước lại bắt đầu chiến dịch chung tay “giải cứu” dưa hấu cho bà con nông dân khu vực miền Trung. Từ mức 6.500 đồng/kg đầu vụ, giá dưa hấu chỉ còn 1.000-2.000 đồng/kg, khiến cho người dân đổ đống, bán tháo và lại tiếp tục cần đến sự giúp đỡ của cộng đồng. Theo ước tính, riêng trên địa bàn huyện Phú Ninh - "thủ phủ" dưa hấu của Quảng Nam có khoảng 2.000 tấn dưa chín đang nằm ngoài ruộng chờ được "giải cứu". Và đây không phải là lần đầu tiên người dân trồng dưa cần được “giải cứu”. Đã nhiều năm nay, cứ đến mùa dưa bị “ứ đọng”, người dân cả nước lại ra tay nghĩa hiệp để “giải cứu” người dân trồng dưa. Nhưng rồi, sự chung tay góp sức và lòng tốt của cộng đồng có tồn tại mãi được hay không? Câu trả lời chắc chắn là “không”.

Trên thực tế, việc “giải cứu” dưa hấu cho người nông dân là việc làm ý nghĩa mang tính nhân văn, thể hiện sự tương thân tương ái, theo đó góp phần hỗ trợ người nông dân tiêu thụ được sản phẩm, ổn định để tiếp tục tăng gia sản xuất. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, đây chỉ là giải pháp đối phó với tình thế tạm thời, mang tính ngắn hạn, bởi trên thực tế, năm nào người dân trồng dưa cũng thua lỗ và cũng phải giải cứu thế này thì tiếp tục trồng dưa để làm gì khi việc làm này không mang lại hiệu quả kinh tế cho họ.

Cũng phải nói rằng, trong lúc chúng ta giải cứu dưa hấu, hàng loạt các xe nối đuôi nhau từ miền Trung ra Thủ đô để bán dưa. Cổng các trường đại học.. thành nơi bán dưa cho bà con, thì tại các chợ, các cửa hàng, siêu thị giá dưa hấu vẫn khá cao. Tìm hiểu ra mới hay, dưa bán siêu thị đa số là dưa chất lượng, ruột đỏ, ngọt; còn một số loại dưa các tỉnh miền Trung như đề cập thành thật chất lượng chưa tương xứng. Bởi vậy, sự lựa chọn giống cây để cho những sản phẩm ngon cũng vô cùng quan trọng.

Nền nông nghiệp chưa bắt kịp xu thế mới

Có thể thấy rõ, sản xuất nông nghiệp của nước ta phần lớn đang làm theo kiểu tự phát, không có quy mô, không có sự chủ động và có một phần mang tâm lý “ỉ lại”, “dựa dẫm” vào Nhà nước và cộng đồng. Chúng ta đang ở trong nền kinh tế thị trường và người nông dân cần phải chủ động hơn với cách làm kinh tế của chính mình.

Bên cạnh đó, tâm lý đám đông là một vấn đề cũng cần phải nói đến. “Thấy người ăn khoai, vác mai đi đào”, năm nay được mùa cái gì là y như rằng người dân lại đổ xô đi trồng cái đó. Trồng nhiều, dẫn đến dư thừa cung, vậy là lại bán đổ, bán tháo với giá rẻ. Rồi năm nay rẻ thì lại không trồng nữa, dẫn đến hậu quả là năm sau lại đắt đỏ, khan hiếm. Cái vòng luẩn quẩn đó cứ lặp đi lặp lại cho thấy nhận thức và sự hiểu biết của người dân nước ta là thiếu và yếu trầm trọng.

Chúng ta không thể mãi đổ lỗi cho thời tiết hay thương lái. Người nông dân không kết nối được với thị trường và không được cung cấp đầy đủ thông tin nên dẫn đến thất bại thường xuyên. Việc phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái nước ngoài dẫn đến sự bị động trong việc bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và người nông dân để gắn kết từ quy trình sản xuất hiệu quả đến khâu tiêu thụ. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa người trồng và đơn vị xử lý sản phẩm sẽ giúp sản phẩm được bảo quản đúng cách, cung cầu hợp lý tránh bị thương lái ép giá xuống thấp hoặc đẩy giá lên cao.

ky 1 nen nong nghiep van con nhieu bat cap
Không biết cách bảo quản nông sản và bảo quản nông sản một cách sơ sài là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nông sản thối hỏng, không giữ được lâu. Ảnh minh họa

Mặt khác, không có sự định hướng kĩ thuật và đầu tư chất lượng giống cây trồng, người nông dân chủ yếu canh tác theo kinh nghiệm, không có quy trình kiểm duyệt chất lượng dẫn đến nguồn dưa hấu không đảm bảo, chất lượng kém. Bài học về việc xuất khẩu cá ngừ đại dương sang thị trường Nhật Bản của ngư dân Bình Định là một ví dụ điển hình. Biết cách xử lý đúng kỹ thuật trong quy trình câu, đánh bắt, xử lý tại chỗ, kiểm định chất lượng và bảo quản đã giúp ngư dân tăng giá bán cá ngừ đại dương cao gấp 5 lần so với trước đây sang một thị trường được coi là “khó tính” như Nhật Bản.

Một điều quan trọng là nền nông nghiệp nước ta chưa bắt kịp với xu thế mới của nền nông nghiệp thế giới. Khi mà nền nông nghiệp thế giới đang đứng trước những cơ hội rất lớn trong việc biến ngành nông nghiệp thành một ngành công nghệ số 4.0 với những khái niệm mang tính trừu tượng như “nông nghiệp 4.0”, “Nông nghiệp công nghệ siêu cao” thì Nông nghiệp nước ta vẫn đang loay hoay trong việc giải quyết những vấn đề căn bản.

Chính vì vậy rất cần có sự quan tâm đúng mức của Chính phủ, các Bộ ban ngành trong việc định hướng canh tác cho người dân. Có một điều cần nhìn nhận khách quan ở đây đó là dường như người dân đang bị “bỏ rơi” trong một cuộc chơi không công bằng. Người dân chưa được định hướng trong việc trồng cây gì nuôi con gì, trồng, nuôi như thế nào và bao nhiều là đủ. Dẫn đến hệ lụy là sản xuất ồ ạt (cung cao) hoặc sản xuất ít (cung thấp) mà không biết nhu cầu thực sự của thị trường như thế nào. Ở các nước có nền nông nghiệp phát triển, người nông dân luôn được hỗ trợ trong việc định hướng canh tác và dự báo cung cầu cũng như có sự hỗ trợ của chính phủ trong việc bao tiêu sản phẩm. Công bằng mà nói, người nông dân nước ta vẫn chưa có được sự hỗ trợ nhiều từ chính quyền trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp một cách bài bản, đồng bộ và khoa học.

Trong phiên họp thường kỳ của Chính phủ tháng 4/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh yêu cầu nhìn thẳng vào những vấn đề cần tập trung giải quyết để đưa ra biện pháp cụ thể. Qua đó, Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương làm rõ nguyên nhân và giải pháp khác phục. Thủ tướng cũng nhấn mạnh, cần phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao và tìm thị trường tiêu thụ đúng hướng. Thủ tướng cũng đề nghị các Bộ, ban ngành có liên quan rà soát ngay các quy hoạch, kế hoạch và tình hình sản xuất, chế biến, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm một cách nghiêm túc, đúng chuẩn theo quy trình.

(Còn nữa)

Kỳ 2: Tìm hướng đi phù hợp cho nền nông nghiệp nước nhà

Song Thu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, tỷ giá USD trên thị trường tự do tiếp tục tăng mạnh so với phiên trước. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 8 đồng, hiện ở mức 24.285 đồng.
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce, tăng ngày thứ 3 liên tiếp. Trong nước, giá vàng miếng tăng mạnh, vượt xa ngưỡng 85 triệu đồng/lượng.
Xem thêm
Phiên bản di động