Ngành chăn nuôi bò sữa:

Không thể mãi kêu cứu doanh nghiệp

Sau câu chuyện Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng tìm đầu ra cho người chăn nuôi bò sữa ở Củ Chi (TP.HCM), mới đây, Bộ NNPTNT lại tiếp tục có văn bản “cầu cứu” doanh nghiệp, đề nghị mua sữa cho người dân ở Sóc Trăng. Việc liên tiếp có những văn bản, đề nghị doanh nghiệp giúp đỡ người dân vượt qua giai đoạn khó khăn, ổn định đời sống là hợp lý. Thế nhưng, để giải quyết tận gốc vấn đề này, các bộ, ban, ngành không thể mãi sử dụng giải pháp truyền thống là “cầu cứu” doanh nghiệp.
Không ngừng đầu tư phát triển vùng nguyên liệu thức ăn cho bò sữa
Trang trại bò sữa của TH True Milk: Gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân

Tư duy “ăn xổi ở thì”

Theo thông tin chúng tôi nhận được, câu chuyện Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam, gửi công văn đề nghị Vinamilk giúp mua sữa tươi cho người dân nuôi bò sữa tại Hợp tác xã Evergrowth (HTX) ở Sóc Trăng, xuất phát từ việc cuối tháng 2.2016, HTX này đã gửi văn bản đề xuất lên Bộ NNPTNT với mong muốn Bộ có hướng giải quyết nhằm giúp HTX ký kết hợp đồng mua bán sữa với Vinamilk. Từ sự việc trên thấy rằng, đây không phải là lần đầu tiên người dân hay một địa phương cầu cứu chính quyền, cầu cứu doanh nghiệp thu mua sản phẩm sữa tươi.

Không thể mãi kêu cứu doanh nghiệp
Tạo sự liên kết tay ba giữa chính quyền, doanh nghiệp và người chăn nuôi để tạo sự ổn định cho người chăn nuôi bò sữa.

Thế nhưng, chỉ trong một thời gian ngắn, liên tiếp người chăn nuôi bò sữa tại hai địa phương lớn của cả nước là Sóc Trăng và TP.HCM đều kêu cứu vì doanh nghiệp không thu mua sữa và cái tên được nhắc đến một lần nữa lại là Vinamilk. Được biết, trước đây đã từng có một vài địa phương như Hà Nội, Lâm Đồng…cũng từng mắc phải vấn đề tương tự. Vậy câu hỏi được đặt ra, vì sao người dân kêu cứu? Việc người dân nuôi bò sữa, nhưng không bán được sữa nói lên điều gì? Phải chăng đây là kiểu làm ăn thời vụ của người dân, sự buông lỏng quản lý của các cấp, các ngành…và nữa, liệu rằng sau hai địa phương trên, sẽ còn xuất hiện thêm địa phương nào lên tiếng cầu cứu nữa hay không?

Đưa ra quan điểm của mình về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Đặng Đình Tiền cho rằng, sở dĩ liên tiếp xảy ra sự việc người dân cầu cứu chính quyền, chính quyền lại “cầu cứu” doanh nghiệp giúp đỡ tiêu thụ sữa cho người dân, là do chính quyền đang quá “nuông chiều” người dân. “Nuông chiều” ngay ở chính sách phát triển, sự buông lỏng quản lý, khiến người dân đổ xô vào chăn nuôi theo kiểu thời vụ, thấy lợi thì lao vào làm mà không có định hướng, chiến lược cụ thể, khi giá thành giảm thì lại bán thốc, bán tháo.

“Khi được nuông chiều, có “người chống lưng”, lúc ấy người chăn nuôi bò sữa sẽ tiếp tục làm ăn theo kiểu “ăn xổi ở thì”. Sữa của tôi, tôi bán cho ai là quyền của tôi, các anh thu mua giá rẻ, thì tôi sẽ tìm đến những nơi thu mua với giá cao hơn để bán. Đó chính là lối tư duy cổ hủ đã ăn sâu vào tiềm thức của người nông dân Việt Nam từ trước đến nay. Tôi dám chắc rằng, nếu người dân vẫn tư duy theo lối cũ, không chịu thay đổi, không chịu liên kết lại với nhau và chính quyền vẫn cứ buông lỏng quản lý, nuông chiều người dân, thì không chỉ có Củ Chi, Sóc Trăng mà còn rất nhiều địa phương khác sẽ lại cầu cứu cơ quan chức năng, cầu cứu doanh nghiệp khi mà nền kinh tế Việt Nam đang ngày một hội nhập sâu rộng, sự cạnh tranh từ các thị trường tiềm năng trên thế giới đang ngày một mạnh mẽ” – chuyên gia Đặng Đình Tiền nhận định.

Không thể mãi kêu cứu doanh nghiệp
Phát triển đồng cỏ, cung cấp thức ăn xanh đảm bảo chất lượng sữa bò.

Không thể mãi cầu cứu doanh nghiệp

Chia sẻ với LĐTĐ về vấn đề nêu trên, ông Nguyễn Đức Thanh – Chủ tịch UBND xã Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội - địa phương có chăn nuôi bò sữa và đã từng khủng hoảng đầu ra cho người chăn nuôi bò sữa) cho rằng, nguyên nhân chính vẫn là do người dân làm ăn manh mún, chộp giật, chạy đua theo lợi nhuận. Bên cạnh đó, ở địa phương, trạm thu mua sữa còn ít, nên dễ bị thao túng. Khi người dân bán sữa cho trạm này, họ lại không bán cho Vinamilk mà lại bán sữa cho một công ty khác, không có hợp đồng rõ ràng. Vì thế, khi đơn vị này hạn chế lượng mua, sản phẩm sữa kém chất lượng không phù hợp để bán cho doanh nghiệp khác, ắt dẫn đến khủng hoảng.

Chia sẻ với LĐTĐ về vấn đề nêu trên, ông Nguyễn Đức Thanh – Chủ tịch UBND xã Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội - địa phương có chăn nuôi bò sữa và đã từng khủng hoảng đầu ra cho người chăn nuôi bò sữa) cho rằng, nguyên nhân chính vẫn là do người dân làm ăn manh mún, chộp giật, chạy đua theo lợi nhuận. Bên cạnh đó, ở địa phương, trạm thu mua sữa còn ít, nên dễ bị thao túng. Khi người dân bán sữa cho trạm này, họ lại không bán cho Vinamilk mà lại bán sữa cho một công ty khác, không có hợp đồng rõ ràng. Vì thế, khi đơn vị này hạn chế lượng mua, sản phẩm sữa kém chất lượng không phù hợp để bán cho doanh nghiệp khác, ắt dẫn đến khủng hoảng.

Để giải quyết vấn đề này, theo ông Thanh, hiện tại, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện để Vinamilk xây dựng thêm rất nhiều trạm thu mua sữa, thậm chí doanh nghiệp còn đến tận từng hộ gia đình để ký hợp đồng thu mua sữa trực tiếp có sự chứng kiến của chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, vấn đề dồn điền, đổi thửa đã tạo cho người dân có thêm diện tích đất để trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Đặc biệt, gần đây nhất, chính quyền đã tạo điều kiện để doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến, sản xuất sữa tại địa phương và đầu ra cũng đã được ký kết cụ thể, đây là một trong những giải pháp giúp xử lý lượng sữa dư thừa rất lớn.

Chia sẻ về sự đổi thay và tìm hướng đi cho người chăn nuôi ở Phù Đổng, ông Nguyễn Văn Quyết – Chủ tịch Hội nông dân xã nói: “Chúng tôi phải thường xuyên đến từng hộ gia đình chăn nuôi bò sữa để tuyên truyền, vận động người dân từ bỏ cách làm cũ, đầu tư khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi để đảm bảo chất lượng sữa theo đúng hợp đồng ký kết với doanh nghiệp. Đặc biệt, chúng tôi phải tuyên truyền cho người dân hiểu rằng, khi làm việc cần phải có hợp đồng ký kết rõ ràng, không thể vì lợi nhuận trước mắt mà phá bỏ hợp đồng, cần phải tính đến con đường dài. Đồng thời, tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, nhà nước và người chăn nuôi”.

Nhìn từ thực tế thấy rằng, khi người dân không bán được sữa, có một phần trách nhiệm của chính quyền địa phương trong vấn đề quy hoạch, khoanh vùng chăn nuôi, thậm chí là buông lỏng quản lý… Vì thế, khi sự việc xảy ra, cơ quan chức năng “lóng ngóng” bám vào chiếc phao cứu sinh là doanh nghiệp. Điều đó không chỉ thể hiện sự đề cao lợi ích cá nhân của người dân, mà còn là cách làm thiếu chuyên nghiệp, thiếu tính đồng bộ của các cơ quan chức năng. Có thể nói, ngành chăn nuôi bò sữa là một ngành khá đặc thù, đòi hỏi đồng vốn, kỹ thuật cao và phải tìm được đầu ra cho sản phẩm. Vì thế, để ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam phát triển, để cuộc sống, thu nhập của người dân ổn định, cần phải xóa bỏ tư duy kinh doanh xưa cũ không phù hợp, hãy tự làm “cái phao” để cứu lấy mình, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập TPP, thay vì bám mãi vào chiếc phao cứu sinh của doanh nghiệp.

Đỗ Đạt

Nên xem

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Kế hoạch, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Công an, UBND Thành phố về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nói chung và công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) nói riêng... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông.
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

(LĐTĐ) Hà Nội và Hà Giang, hai địa phương với những tiềm năng phát triển riêng biệt, đang thực hiện một bước tiến mạnh mẽ khi bắt tay vào hợp tác phát triển nông thôn mới. Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Giang giai đoạn 2024 - 2028 không chỉ hứa hẹn mang lại nhiều giá trị cho cả hai bên mà còn mở ra một hành trình hợp tác đầy triển vọng.
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines Group (gồm các hãng: Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1 - 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Tin khác

Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

(LĐTĐ) Hà Nội và Hà Giang, hai địa phương với những tiềm năng phát triển riêng biệt, đang thực hiện một bước tiến mạnh mẽ khi bắt tay vào hợp tác phát triển nông thôn mới. Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Giang giai đoạn 2024 - 2028 không chỉ hứa hẹn mang lại nhiều giá trị cho cả hai bên mà còn mở ra một hành trình hợp tác đầy triển vọng.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

(LĐTĐ) Phiên dịch nông sản giữa Hà Giang và Hà Nội diễn ra từ ngày 21-23/11/2024. Sự kiện thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, hơn 2 tấn cam vàng Hà Giang đã được tiêu thụ ngay trong ngày đầu.
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11

Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11

(LĐTĐ) Theo điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h chiều nay (21/11), giá xăng dầu đồng loạt giảm (trừ dầu mazut tăng 5 đồng/kg); giá xăng RON 95 giảm 79 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành.
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao

Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao

(LĐTĐ) Từ 25/11 đến 1/12 sẽ diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024. Điểm nhấn của Tuần lễ là hàng triệu người tiêu dùng cả nước sẽ được chứng kiến một không gian độc đáo hoành tráng trưng bày các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, lan tỏa niềm tự hào dân tộc…
Tiếp sức cho doanh nghiệp

Tiếp sức cho doanh nghiệp

(LĐTĐ) Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành. Trong đó, các lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng có sự hồi phục đáng kể, cùng với các gói tín dụng ưu đãi cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu vay vốn.
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, tỷ giá USD trên thị trường tự do tiếp tục tăng mạnh so với phiên trước. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 8 đồng, hiện ở mức 24.285 đồng.
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce, tăng ngày thứ 3 liên tiếp. Trong nước, giá vàng miếng tăng mạnh, vượt xa ngưỡng 85 triệu đồng/lượng.
Xem thêm
Phiên bản di động