Khốn khổ vì lò mổ tự phát
Kiểm soát bệnh dịch tả lợn châu Phi tại từng hộ chăn nuôi | |
Nhiều ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi đã qua 30 ngày không phát sinh | |
Hạn chế tối đa dịch bệnh lở mồm long móng có thể xảy ra |
Khi người dân kêu cứu về lò mổ chui…
Cứ vào khoảng từ 2 - 5 giờ, các lò giết mổ lợn chui ở xã Sen Chiểu lại hoạt động tấp nập. Lợn mổ xong, những chuyến xe chở lợn chạy xuyên đêm, hàng trăm tấn lợn giết mổ không qua kiểm soát đã “cập bến” chợ Nghệ (thị xã Sơn Tây) rồi qua các lái lợn đến khắp nơi trên Thành phố. Điều đáng nói, sự xuất hiện của các lò mổ này không những gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm nhất là trong bối cảnh cả nước đang diễn ra dịch tả lợn châu Phi mà còn gây ô nhiễm môi sinh.
Cận cảnh một lò mổ chui vào rạng sáng |
Sau khi mục kích thâu đêm các lò mổ lợn, chúng tôi ra cánh đồng rau muống rộng bát ngát, ông Nguyễn Văn Hoan, cụm trưởng cụm dân cư 12, cho biết: Rau muống ở Sen Chiểu xưa kia là rau “tiến vua” và trở thành đặc sản của xã từ bao đời nay, thậm chí đã được lưu truyền trong sử sách. Nhưng vài năm trở lại đây, khi mà các lò mổ tự phát xả thải ra môi trường thì rau muống đã trở nên “vô giá trị”.
Rau vẫn lên đều, nhưng nếu ăn vào đau bụng và ảnh hưởng ngay đến đường tiêu hóa. “Bên cạnh đó, việc giết mổ lợn từ sáng sớm đã khiến người dân ở đây không thể ngủ yên giấc. Từ 2h đến 5h hầu như người già và trẻ em đều bị thức giấc bởi những tiếng kêu rùng rợn phát ra từ hơn chục lò mổ rải rác quanh xã”, ông Hoan bức xúc.
Người dân trò chuyện với phóng viên |
Là một người dân sống ngay đối diện lò mổ, ông Đỗ Văn Minh (ở cụm 12) cũng rất bức xúc bởi cuộc sống gia đình ông đang gặp rất nhiều khó khăn từ hoạt động của lò mổ. Ông Minh cho biết: Cuối năm 2018, lò mổ của ông Nguyễn Văn Khoái bắt đầu hoạt động ở ngay trung tâm của cụm dân cư. Gia đình tôi có 2 cháu nhỏ, một cháu 2 tuổi, một cháu 6 tuổi.
Cứ khoảng 2h30 khi lò mổ nhà ông Khoái cùng các lò mổ các trong xã hoạt động là cả gia đình thức giấc. Cuộc sống đảo lộn, các cháu thì gia tăng các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa... Chúng tôi đã nhiều lần phản ánh tới chính quyền địa phương về hoạt động của những lò mổ tự phát trên địa bàn xã nhưng vẫn chưa thấy lực lượng chức năng xử lý”.
Tiếp tục khảo sát quanh xã, các lò mổ đã đóng cửa nghỉ nhưng mùi xú uế thì “vương vãi” ở khắp nơi. Cống rãnh, các khu vực xả thải đều đang ô nhiễm nghiêm trọng. Người dân thì lắc đầu ngao ngán khi phóng viên hỏi về những lò mổ chui. Và vấn đề đang đặt ra, nếu không kiểm soát được lợn ngay từ khi giết mổ thì hàng ngày, bệnh dịch vẫn cứ đang âm thầm len lỏi khắp Hà Nội…
Thì lò mổ tập trung lại… hoạt động cầm chừng
Thông tin từ chính quyền địa phương, toàn xã Sen Chiểu có 9 lò mổ nhưng chỉ có 1 điểm được cấp phép, các lò còn lại hoạt động tự phát ngoài kiểm soát của lực lượng chức năng. Điều nghịch lý là cơ sở giết mổ tập trung được cấp phép theo quy hoạch lại đang trong tình trạng hoạt động cầm chừng, có nguy cơ đóng cửa.
Cơ sở này cho biết ngoài hàng tỷ đồng đầu tư vào hệ thống giết mổ, một khoản tiền lớn đã chi ra cho hệ thống xử lý chất thải, nước thải. Theo quy định khi lợn vào lò phải có đủ 5 loại giấy chứng nhận nguồn gốc và kiểm dịch của cơ quan chức năng, chi phí bình quân 25 nghìn đồng/đầu lợn. Điều này lý giải các lò mổ tự phát vẫn lén lút hoạt động trong khi cơ sở tập trung lại khó khăn trong duy trì đầu vào…
Khu giết mổ tập trung của ông Lê Đức Thọ, tại cụm 10 thôn Thanh Chiểu, xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ được đầu tư hơn 1,3 tỷ đồng, trong đó dự án LIFSAT hỗ trợ hơn 600 triệu đồng, có công suất 120 con/ngày. Mặc dù được cấp giấy phép hoạt động giết mổ và chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong lĩnh vực giết mổ, đưa vào hoạt động từ tháng 10/2017, thế nhưng số hộ hoạt động tại khu giết mổ của ông Thọ ngày một ít dần.
Ông Thọ cho biết: “Điểm giết mổ của chúng tôi nếu hoạt động đúng công suất thì mỗi ngày sẽ mổ được khoảng 300 lợn. Tuy nhiên, do việc kiểm tra lỏng lẻo của chính quyền các cấp không di dời được các hộ giết mổ tự phát cho nên hiện nay, lò mổ của chúng tôi ngày chỉ mổ được khoảng trên dưới 50 con. Tôi đề nghị các ngành chức năng sớm vào cuộc xử lý những điểm giết mổ lợn tự phát trên địa bàn xã Sen Chiểu, đảm bảo công bằng trong hoạt động giết mổ lợn, đồng thời tránh để lợn bệnh dịch, không rõ nguồn gốc được “tuồn” ra ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của nhân dân”.
Những kiến nghị của người dân xã Sen Chiểu là chính đáng, cuộc sống bị đảo lộn một phần nguyên nhân từ việc buông lỏng quản lý của cấp chính quyền sở tại và lực lượng chức năng. Ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân thì công tác phòng dịch cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn từ những lò mổ tự phát này. Được biết UBND huyện Phúc Thọ đã nhiều lần chỉ đạo UBND xã Sen Chiểu giải quyết dứt điểm kiến nghị của người dân nhưng đến nay tất cả vẫn đang dừng lại ở văn bản.
Nhiều giải pháp cấp bách
Những lò mổ tự phát tại xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ đang làm đảo lộn cuộc sống của hàng nghìn người dân nơi đây đồng thời khiến công tác phòng dịch cũng gặp rất nhiều khó khăn. Để ngăn chặn triệt để Dịch tả lợn châu Phi, đảm bảo sức khỏe, tính mạng của người dân, một trong những nhiệm vụ hàng đầu đặt ra là phải quản lý chặt chẽ các lò giết mổ lợn tự phát…
Từ tháng 2/2019 đến nay, bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước, phải tiêu hủy trên 2,3 triệu con lợn.
Do tính chất nguy hiểm của vi rút dịch tả lợn Châu Phi, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị; vi rút có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường và có sức đề kháng rất cao, đường lây truyền rất đa dạng, khó kiểm soát; nước ta còn trên 2,4 triệu hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ, mật độ chăn nuôi rất cao; việc thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học và ngăn chặn các yếu tố làm lan truyền mầm bệnh gặp nhiều khó khăn; thời tiết diễn biến rất phức tạp, tạo điều kiện rất thuận lợi cho vi rút dịch tả lợn Châu Phi tiếp tục lây lan, gây bệnh.
Nhận định trong thời gian tới, nguy cơ bệnh dịch tả lợn Châu Phi tiếp tục phát sinh và lây lan nhanh và lan tỏa đến các địa bàn chưa có dịch; tái phát tại các địa phương đã qua 30 ngày; xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung, quy mô lớn; ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi lợn, gây thiệt hại to lớn về kinh tế, ảnh hưởng lớn đến môi trường và đời sống của người dân.
Để khắc phục tình trạng trên và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20/5/2019, Chính phủ ban hành Nghị quyết về việc triển khai một số giải pháp cấp bách trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
Nghị quyết nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi, cụ thể, hỗ trợ người chăn nuôi, hộ nông dân, chủ trang trại, gia trại, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi (gọi chung là cơ sở chăn nuôi) có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh dịch tả lợn Châu Phi với mức hợp lý trên cơ sở giá thành, chi phí chăn nuôi lợn và phù hợp cho từng loại lợn (đối với lợn nái, lợn đực giống đang khai thác được mức hỗ trợ cao hơn các loại lợn khác). Việc triển khai hỗ trợ phải bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng, dưới sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc các cấp và người dân, không để xảy ra hiện tượng trục lợi chính sách…
H.Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm
Điều tra - bạn đọc 05/12/2024 14:24
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
Điều tra - bạn đọc 30/11/2024 19:49
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Điều tra - bạn đọc 28/11/2024 12:32
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên
Điều tra - bạn đọc 26/11/2024 21:52
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Điều tra - bạn đọc 23/11/2024 15:04
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24