Khởi nghiệp từ trồng sen

(LĐTĐ) Đó là câu chuyện về chàng trai Lã Xuân Khánh (thôn Liễu Trì, xã Mê Linh, huyện Mê Linh) với mong muốn phát triển kinh tế nhờ trồng hoa sen. Dù vẫn còn đang ngồi trên ghế giảng đường, thế nhưng Khánh đã cùng cha mẹ triển khai trồng hơn 50 hecta hoa sen các loại, đưa lại hiệu quả kinh tế lớn cho gia đình.
khoi nghiep tu trong sen Phát huy vai trò của thanh niên Thủ đô trong hoạt động khởi nghiệp
khoi nghiep tu trong sen Khởi nghiệp từ “tiếng gọi” làm nông nghiệp sạch

Những bước đi đầu tiên

Nếu như trước đây, nhắc đến Mê Linh là nhắc đến những cánh đồng lúa trải dài bất tận thì hiện tại huyện Mê Linh đã trở thành vựa hoa lớn nhất miền Bắc. Từ khi có nghề trồng hoa, cuộc sống của người dân huyện Mê Linh cũng trở lên khấm khá hơn, nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo và ổn định cuộc sống. Trong một lần trò chuyện với người dân xã Mê Linh, chúng tôi vô tình biết đến một chàng trai tuy trẻ tuổi nhưng lại có niềm đam mê làm giàu từ nông nghiệp.

Giản dị, chất phác là những cảm nhận đầu tiên khi chúng tôi trò chuyện với Lã Xuân Khánh về ý tưởng làm giàu từ trồng sen của Khánh. Sinh năm 1998, hiện tại đang là sinh viên năm 4, Trường Công nghệ Giao thông Vận tải, chàng trai Lã Xuân Khánh không chỉ là một chàng sinh viên chăm chỉ của lớp mà còn được người dân trong thôn Liễu Trì đánh giá là người chịu thương chịu khó.

Chia sẻ về mô hình trồng hoa sen, Khánh cho biết: “Trước đây, khu vực trồng hoa sen này của gia đình vốn là khu vực trồng lúa, tuy nhiên việc canh tác lúa không đưa lại hiệu quả nên người dân bỏ hoang. Nhận thấy nơi đây có tiềm năng phát triển ao hồ nuôi cá nên gia đình đã thuê để cải tạo, một phần để nuôi cá và phần còn lại cho người dân thuê. Khoảng 2 năm trở về đây, nhận thấy tiềm năng từ trồng hoa sen, gia đình mình đã cùng nhau dọn dẹp cỏ, san lấp ruộng và thuê người trồng sen.”

khoi nghiep tu trong sen
Mô hình trồng sen rộng hơn 50 hecta của chàng trai Lã Xuân Khánh

Để hiểu thêm về cách nuôi trồng, chăm sóc hoa sen, Khánh phải đi khắp nơi để học hỏi, thậm chí vào những ngày nghỉ học, lại một mình Khánh rong ruổi tìm đến những vùng chuyên canh về hoa sen như Bắc Ninh để học hỏi kinh nghiệm. Được tiếp xúc với hoa sen nhiều, thế nhưng, qua những buổi nói chuyện với các gia đình trồng sen lâu năm Khánh mới biết tới công dụng của lá trang sen, bát sen, bông sen, nhụy sen, gạo sen... Theo Khánh, những kiến thức cơ bản thì hỏi ai cũng được, tuy nhiên với những kiến thức chuyên môn thì nhiều khi phải dựa vào may mắn mới có thể gặp được người có kinh nghiệm để học hỏi.

Khi mới bắt đầu trồng hoa sen, Khánh và bố mẹ gặp rất nhiều khó khăn, áp lực. Khó khăn đầu tiên phải kể đến là vốn đầu tư ban đầu khá lớn, theo tính toán để phát triển mô hình trồng sen với diện tích trên 50 hecta, gia đình Khánh đã phải bỏ ra hàng tỷ đồng để tôn tạo ruộng thành ao. Cùng đó chi phí thuê nhân công trồng và thu hoạch cũng không nhỏ khiến nhiều đêm Khánh phải thức trắng để suy nghĩ tìm giải pháp. Cùng đó, việc học tập tại trường vào những năm cuối cũng khá bận đòi hỏi Khánh phải sắp xếp thời gian học tập và làm việc hợp lý. Sau khi tham khảo ý kiến của bố mẹ, những người trồng sen lâu năm, Khánh đã quyết định trồng thử nhiệm sen quỳ (sen lấy hạt) trên 5 hecta ao, cạnh với vùng ao nuôi cá của gia đình để theo dõi hiệu quả kinh tế mà loài hoa này đưa lại.

Thành công đến từ những thất bại

Để có được thành công với mô hình trồng hoa sen như hiện tại, Lã Xuân Khánh cho hay: “Năm đầu tiên trồng thử nghiệm hoa sen trên diện tích nhỏ nên hoa được thu hoạch không nhiều. Tính trung bình, mỗi ngày, Khánh chỉ thu được từ 100 – 200 bông. Do số lượng hoa ít, thương buôn không lấy nên mỗi khi thu hoạch xong Khánh lại phải chở đến các cửa hàng hoa và chợ hoa lân cận để bán. Vì số lượng hoa đổ buôn không nhiều nên thời điểm đó, hoa sen của nhà Khánh thường bị các thương buôn ép giá, tiền bán hoa không đủ tiền công trồng và chăm sóc.

khoi nghiep tu trong sen

Hoa sen Bạch Liên được thu hoạch trong buổi chiều để các thương lái đến thu mua.

Dù thất bại trong đợt trồng hoa đầu tiên, thế nhưng, bằng niềm đam mê với nông nghiệp và sự động viên từ phía gia đình, Khánh lại tiếp tục kiên trì theo đuổi ước mơ của mình. Để giải quyết vấn đề đầu vào và đầu ra cho hoa sen, Khánh quyết định mở rộng từ 5 hecta sen quỳ lên 50 hecta, trong đó nhiều nhất là sen Bạch Liên và sen Bách Diệp. Cụ thể, với diện tích 50 hecta sen các loại, trong đợt thu hoạch sen từ tháng 5 cho tới tháng 9, mỗi ngày gia đình Khánh thu hoạch vài nghìn bông hoa. Với giá đổ buôn 2 nghìn đồng/ bông, ước tính sau một vụ, gia đình Khánh thu về hàng trăm triệu đồng khi đã trừ hết chi phí.

Chia sẻ về 2 loại sen mới đưa vào phát triển mang lại giá trị kinh tế cao, Khánh phấn khởi: “Sen Bạch Liên và sen Bách Diệp là loại sen lấy hoa được người chơi yêu thích vì vẻ đẹp sang trọng và mùi hương dịu nhẹ. Nếu cắm một bó hoa sen Bạch Liên trong nhà, đóng kín cửa thì sáng hôm sau, hương sen sẽ tỏa ra khắp phòng và có mùi hương rất dễ chịu, ngay cả khi hoa không còn đẹp thì mùi hương thơm dịu vẫn còn vương lại trong phòng”. Kể từ khi mô hình trồng sen của gia đình được mở rộng, rất nhiều du khách đã về tận nơi để tìm mua những bông hoa sen Bạch Liên trắng ngần để làm đẹp cho không gian gia đình.

Là người đầu tiên trong xã có ý tưởng phát triển kinh tế từ hoa sen, bởi vậy Khánh rất lo lắng và bối rối vì bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm. Theo Khánh, hoa sen là loài hoa tương đối khó trồng, trong quá trình nuôi trồng, nếu không được chăm sóc tốt, hoa dễ gặp những loại bệnh… khiến hoa bị hỏng. Do đó, khi nuôi trồng hoa sen, thay vì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì Khánh sẽ lấy nước cốt tỏi pha loãng với nước để phun trực tiếp vào sen, từ đó diệt trừ một số sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình pha chế loại nước này, người pha phải pha chế sao cho vừa đủ để cho tỏi không ngấm vào bông sen vì nếu lượng tỏi nhiều quá thì hoa sen sẽ bị mất mùi.

Cùng với việc trồng hoa sen, Khánh cũng học hỏi các mô hình nuôi trồng kết hợp trên các phương tiện thông tin đại chúng. Qua tìm hiểu, nghiên cứu, Khánh đã bàn với bố mẹ nuôi thêm cá bên dưới đầm sen. Tuy nhiên, không phải loại cá nào cũng sống được dưới tán lá sen, do đó loài cá được thả chủ yếu là các loại cá đen như cá trắm đen; cá chuối vì nguồn thức ăn của các loài cá này chủ yếu là ốc và cá con, cùng đó bóng mát của lá sen sẽ trở thành nơi trú ẩn lý tưởng trong mùa nóng cho cá.

Nói về hướng phát triển tương lai, ánh mắt của chàng trai Lã Xuân Khánh ánh lên sự nhiệt huyết và quyết tâm. Khánh cho hay, sau đợt thực tập này Khánh sẽ tiếp tục mở rộng mô hình, phát triển về các sản phẩm từ sen. Bên cạnh đó, Khánh sẽ tìm hiểu học tập các mô hình du lịch sinh thái để phát triển trên tiềm năng đã có như hình thành các khu chụp ảnh cho các bạn trẻ; khu thưởng trà cho người lớn tuổi; khu trưng bày và bán sản phẩm để du khách có được sản phẩm từ hoa sen chất lượng, an toàn ngay tại điểm du lịch.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

(LĐTĐ) Mới đây, Thường vụ Huyện đoàn Mỹ Đức phối hợp với Cụm thi đua số 4 Thành đoàn Hà Nội tổ chức trao tặng công trình thanh niên “Sân chơi thiếu nhi” xã Thượng Lâm.
Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo đúng kế hoạch, từ 8h hôm nay (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức công bố kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi đã có hơn 52.000 tài khoản đăng ký, vượt mốc 20.000 lượt truy cập hằng ngày. Ứng dụng này đã tiếp nhận và xử lý nhanh chóng 338 phản ánh, tỷ lệ hài lòng đạt trên 48%. Người dân đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý.
Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vừa phối hợp với Herbalife Việt Nam tổ chức buổi đào tạo về dinh dưỡng khoa học thể thao cho các đại diện của 58 câu lạc bộ bóng đá Việt Nam.
Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội chi cho công tác trợ cấp ưu đãi người có công với tổng kinh phí 1.252 tỷ đồng, trong đó, thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho gần 80.000 người có công và thân nhân người có công số tiền 1.094 tỷ đồng.
Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 238 cán bộ làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế trực thuộc ngành.
Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tổ chức lớp tập huấn kiến thức về công tác An toàn, vệ sinh lao động; bồi dưỡng kỹ năng, quy trình, phương pháp xây dựng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ huyện và cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện.

Tin khác

Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Cô Nguyễn Thị Kim Hoa - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hồng Thái (xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), có thâm niên công tác trong ngành giáo dục 27 năm. Từ một giáo viên trẻ còn nhiều bỡ ngỡ trở thành một cán bộ quản lý giỏi là cả một quá trình phấn đấu nỗ lực không ngừng của cô giáo Nguyễn Thị Kim Hoa.
Người truyền lửa cho công nhân cơ điện

Người truyền lửa cho công nhân cơ điện

(LĐTĐ) Nhờ những sáng kiến trong vận hành cơ điện, anh Lê Đình Lam, trưởng bộ phận Cơ điện, Công ty TNHH Sản xuất nhựa Bình Thuận (Thanh Trì, Hà Nội) được tôn vinh là 1 trong 100 Công nhân giỏi của Thủ đô Hà Nội.
Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự phát triển cá nhân và cống hiến xã hội

Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự phát triển cá nhân và cống hiến xã hội

(LĐTĐ) Gia đình anh Phan Trung Thắng vừa được Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội biểu dương là "Gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu". Bản thân anh Thắng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt nhiều danh hiệu thi đua. Cùng đó, gia đình anh luôn duy trì giá trị truyền thống, khuyến khích con học tập và cân bằng cuộc sống.
Nữ cán bộ Công đoàn hết lòng vì công nhân

Nữ cán bộ Công đoàn hết lòng vì công nhân

Từng là lao động trực tiếp nên bà Hoàng Thị Bích Hạnh - Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội hiểu rất rõ những vất vả, nhọc nhằn của người công nhân môi trường. Vì thế, bà luôn trăn trở, tìm tòi, tham mưu và triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm bảo đảm tốt nhất quyền lợi, giảm thiểu nhất những khó khăn, vất vả cho công nhân.
Hết lòng vì sự nghiệp “trồng người”

Hết lòng vì sự nghiệp “trồng người”

(LĐTĐ) Giáo viên mầm non là người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho sự phát triển nhân cách của trẻ, vì thế, quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Trong đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trường Mầm non Châu Can A (huyện Phú Xuyên) có rất nhiều giáo viên tận tâm với nghề, giỏi nghề, trong đó có cô Lê Thị Loan.
Cô giáo trẻ Nguyễn Đào Thùy Dương: Tâm huyết, sáng tạo và truyền cảm hứng

Cô giáo trẻ Nguyễn Đào Thùy Dương: Tâm huyết, sáng tạo và truyền cảm hứng

(LĐTĐ) Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Mỗi người tốt, việc tốt là một bông hoa đẹp. Cả dân tộc ta sẽ là một vườn hoa đẹp”. Đặc biệt đối với nghề giáo, Bác đã dạy: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Thấm nhuần tư tưởng này của Bác, tập thể cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Lê Văn Tám (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) luôn phấn đấu rèn luyện để trở thành những bông hoa đẹp, tỏa ngát hương thơm cho đời. Một trong những bông hoa đẹp ấy là cô giáo Nguyễn Đào Thùy Dương - người luôn tận tâm, sáng tạo với nghề.
Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Trao tặng hàng nghìn suất ăn cho học sinh thi tốt nghiệp THPT

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Trao tặng hàng nghìn suất ăn cho học sinh thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Nhằm tiếp sức mùa thi cho các sĩ tử thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024, Hội Chữ thập đỏ, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Huyện Đoàn Ứng Hoà phối hợp tổ chức hàng nghìn suất ăn để tặng cho các học sinh. Đây là năm thứ 3 huyện Ứng Hòa trao suất ăn yêu thương đến các sĩ tử.
Người Tổ trưởng dân phố gương mẫu

Người Tổ trưởng dân phố gương mẫu

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: "Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”, gần 15 năm qua, ông Đàm Ngọc Doanh - Tổ trưởng Tổ dân phố 8, phường Xuân Khanh (thị xã Sơn Tây) luôn phát huy tốt vai trò tiền phong, gương mẫu của người cán bộ, đi đầu trong mọi phong trào thi đua tại cơ sở, đặc biệt là phong trào hiến đất làm đường, hiến máu tình nguyện, từ thiện xã hội.
Tấm gương nhà giáo mẫu mực

Tấm gương nhà giáo mẫu mực

(LĐTĐ) Qua nhiều năm thực hiện cuộc vận động: “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, đội ngũ nhà giáo Trường Tiểu học Vân Từ, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, ngày càng chuyển biến mạnh mẽ trong công cuộc “trồng người”. Tập thể nhà trường luôn tự hào khi nhắc đến cô giáo Bùi Thị Thanh Thắm - một tấm gương điển hình tiên tiến, bởi lòng nhiệt tình, sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi…
Tấm gương cán bộ quản lý mẫu mực

Tấm gương cán bộ quản lý mẫu mực

(LĐTĐ) Cô giáo Nguyễn Thị Thúy Hằng là tấm gương về cán bộ quản lý có trách nhiệm. Cô là Hiệu trưởng Trường THCS Tân Dân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, từ năm 2020 đến nay. Những năm qua, cô đã xây dựng Hội đồng sư phạm nhà trường thành một tập thể đoàn kết, trí tuệ, dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm.
Xem thêm
Phiên bản di động