Khi giáo viên phải chạy xe ôm, bán hàng rong... mưu sinh

Ngoài giờ lên lớp, ngoài vô vàn việc không tên ở trường học, không ít giáo viên phải “bám” vào nghề tay trái để mưu sinh cũng như để "giữ" nghề...
khi giao vien phai chay xe om ban hang rong muu sinh Vì sao ngành sư phạm có nguy cơ thừa nhân lực?
khi giao vien phai chay xe om ban hang rong muu sinh Giảm giờ dạy cho giáo viên kiêm nhiệm công tác công đoàn
khi giao vien phai chay xe om ban hang rong muu sinh Đến năm 2020, sẽ dư thừa hơn 70 nghìn cử nhân sư phạm

Thầy cô "cậy" nghề tay trái

Gần 30 năm đứng trên bục giảng, đi dạy cũng xêm xêm từng đó thời gian, thầy Nguyễn Anh Tuấn, một giáo viên dạy Toán ở Nghệ An vẫn miệt mài với việc chạy xe ôm. Hết giờ đứng lớp, họp hành, phong trào ở trường học, thầy Tuấn lại xuất hiện đứng ở cổng chợ trung tâm thị trấn bắt khách.

Lúc mới “vào nghề” thầy còn tránh mặt đồng nghiệp, những phụ huynh, học sinh quen mặt, sau này thì nhờn, ai mà không biết “thầy Tuấn chạy xe ôm”. Cũng chèo kéo, cũng trả giá như mọi bác xe ôm khác.

Nhà thầy có hai cái khổ chặp lại là… cả vợ chồng đều là giáo viên. Bề ngoài nhìn cũng thong dong lắm, chỉ ở trong chăn mới biết. Cảnh nuôi hai con ăn học, bố mẹ già yếu, đồng lương nghề giáo không giúp gia đình thầy lo toan được những nhu cầu tối thiểu.

khi giao vien phai chay xe om ban hang rong muu sinh
Đời sống của không ít giáo viên vô cùng chông chênh khi lương thấp. (Ảnh minh họa)

Đồng nghiệp của thầy Tuấn, trừ những nhà điều kiện có sẵn còn nữa đều trầy trật làm thêm kiếm sống. Có cô giáo dạy Địa đi bán bánh bèo gánh ở chợ; một giáo viên dạy Sử có mảnh vườn nhỏ trồng rau củ, sáng sớm trước khi đến trường tranh thủ tạt vào chợ ngồi bán rau rồi gửi tạm cái mẹt ở quán quen, đến trưa tạt vào lấy.

Việc thầy Tuấn chạy xe ôm, hay các giáo viên khác làm đủ nghề ngoài chuyên môn kiếm sống chẳng gây hại cho ai. Có chăng, chỉ ảnh hưởng đến nghề nghiệp chính họ đang theo đuổi. Họ phải “xén” thời gian tập trung cho chuyên môn, cho bài giảng hay nói chính xác hơn là “bớt” tâm sức dành cho học trò.

Khi quá mệt mỏi vì những điều tiếng dạy thêm từ dư luận, cô N.T.N., một giáo viên Văn có thâm niên ở TPHCM đóng cửa lớp dạy thêm tại nhà. Nhiều học trò chới với vì trông chờ vào cô rất nhiều để đạt được mục tiêu thi vào trường này, trường nọ. Có em được cô truyền lửa rồi yêu thích môn Văn, trong khi sự hạn hẹp, máy móc trong dạy học ở trên lớp không đủ để các em cảm thụ hết cái hay cái đẹp của Văn học.

Không dạy thêm, cô N. nhận hàng thủ công về làm, túc tắc kiếm thêm tiền để lo cho con ăn học ở thành phố đắt đỏ mà đồng lương của mình cùng với thu nhập bấp bênh của chồng nên trụ không nổi. Vậy mà đời sống vẫn luôn thiếu trước hụt sau.

Mới đầu, cô cũng dặn những học trò thân thiết, các em cứ đến nhà cô trao đổi học hành lúc cô rảnh rỗi. Nhưng cô nói mà không thực hiện được vì hàng loạt việc ở trường học, về nhà thì cắm mặt cúi lưng làm hàng rồi còn soạn bài, hoàn thành đủ thể loại sổ sách còn đâu thời gian.

Chẳng nói ra nhưng thực tế bận làm thêm nên cô N. không có nhiều thời gian tập trung nghiên cứu những tác phẩm hay, tìm ra những cách truyền thụ hấp dẫn hơn cho môn Văn. Nhiều khi cô còn mang những áp lực cuộc sống vào giờ dạy, đổ lên học trò… để rồi cô lại tự dằn vặt bản thân mình.

Thầy cơ cực, trò thiệt!

Với thâm niên gần 30 năm đứng lớp, một chuyên viên đang làm việc tại ngành giáo dục TPHCM nói rằng rất nhiều người thầy đứng lớp đang có mức lương chỉ 2 - 3 triệu đồng/tháng thì họ sẽ làm gì để sống nếu không làm thêm đúng với chuyên môn của mình?

Thế nên, trong nghề giáo với nhau họ biết có nhiều đồng nghiệp phải làm thêm những việc vô cùng cực nhọc như đạp xích lô, chạy xe ôm, bán buôn đủ thứ, tiếp thị bia. Cô từng chứng kiến cô bạn dạy cùng trường cứ mỗi buổi chiều sau mỗi giờ dạy bưng khay sữa chua ra chợ Đa Kao rao bán. Và rồi cũng như bao người bán hàng rong, bị mọi người lắc đầu, xua đuổi…

Hay chính bản thân cô, trước đây cũng đã từng làm hàng chục nghề tay trái để trụ được trên bục giảng. Lúc thì đi giữ xe đạp cho học sinh của trường khác sau giờ dạy, lúc thì bán bánh mì, bán cơm tấm, bán bảo hiểm, tiếp thị bia...

khi giao vien phai chay xe om ban hang rong muu sinh
Gánh nặng cơm áo gạo tiền ảnh hưởng lớn đến việc người thầy dốc sức cho nghề, cho học sinh (Ảnh minh họa)

Trong lần chia sẻ về chuyên đề vai trò của người thầy do Ban tuyên giáo Thành ủy TPHCM tổ chức, Tiến sĩ Hồ Thiệu Hùng, nguyên giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM đặt ra câu hỏi: Giáo viên không được kiếm thêm thu nhập bằng nghề, nhà giáo với đồng lương ba cọc ba đồng lại không có người thân trợ cấp thì họ sẽ sống bằng cách nào?

Ông nói, nhiều giáo viên phải tính toán sao để vừa đi dạy vừa ra chợ bán hành tỏi, có người tính đi phục vụ nhà hàng vào buổi tối, ông giáo thì tính chạy xe ôm… Rất nhiều nhà giáo tâm tư hết sức nặng nề bởi lương thấp, nguồn thu nhập hạn hẹp và uy tín bị xúc phạm.

Giáo viên lương thấp, không đủ sống là chuyện… không phải bàn. Đặc biệt đã có lời hứa đến năm 2010, giáo viên sẽ sống được bằng lương. Trước thời điểm đó, họ đã không thể sống được bằng lương và đến nay vẫn chưa có những thay đổi tích cực. Giáo viên có lẽ sẽ sống được bằng lương với điều kiện với điều kiện sống tằn tiện một mình, không cha mẹ, con cái.

Mức thu nhập "khiêm tốn" đẩy nhiều nhà giáo rơi vào cảnh cùng cực, bế tắc giữa áp lực đời sống, danh dự cũng như mong muốn dốc tâm huyết cho nghề nghiệp. Khi người thầy không thể dành hết tâm lực cho nghề thì không chỉ họ mà học trò chính là đối tượng thiệt thòi nhất.

Đã sắp về hưu, thầy Tuấn tâm sự, điều hối tiếc nhất của cuộc đời thầy là đã không thể dốc sức, toàn tâm toàn ý cho nghề nghiệp mình theo đuổi. Thầy từng nuôi những ý tưởng đổi mới, sáng tạo cho dạy học, đổi mới trong soạn bài nhưng đêm khuya chở khách về là nằm lịm đi, sáng mai dậy mới vội vã soạn bài đến lớp. Có lúc thầy chợt nghĩ giá như mình nghỉ dạy từ sớm biết đâu lại tốt hơn cho học trò?!

Dân Trí

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, 8h ngày mai (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
14 nhà giáo tham dự Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2024

14 nhà giáo tham dự Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 15/7, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Phúc Thọ và Liên đoàn Lao động huyện Phúc Thọ đã phối hợp tổ chức Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2024.
Để con trẻ hòa mình vào nghệ thuật, khoa học dịp hè

Để con trẻ hòa mình vào nghệ thuật, khoa học dịp hè

(LĐTĐ) Các lớp học mỹ thuật, thủ công hay những trại hè khoa học… đang được nhiều phụ huynh lựa chọn để giúp con em mình có một mùa hè bổ ích, lành mạnh, sáng tạo.
4/4 học sinh Việt Nam giành Huy chương tại Olympic Sinh học quốc tế

4/4 học sinh Việt Nam giành Huy chương tại Olympic Sinh học quốc tế

(LĐTĐ) Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tham dự kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024, 4/4 học sinh Việt Nam đều giành Huy chương với 3 Huy chương Vàng và 1 Huy chương Bạc; đứng thứ 3/81 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự.
Hỗ trợ học sinh nhập học theo điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10

Hỗ trợ học sinh nhập học theo điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10

(LĐTĐ) Nhằm giúp học sinh nhập học theo điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2024 - 2025 được thuận lợi, nhanh chóng, chính xác; Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố các số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ, đồng thời thông tin về quy trình và các mốc thời gian cần lưu ý.
Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 công lập năm học 2024 - 2025

Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 công lập năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Sau khi công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) chuyên, lớp 10 chương trình song ngữ tiếng Pháp và lớp 10 chương trình thí điểm song bằng tú tài, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024 - 2025.
Điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 chuyên năm học 2024 - 2025

Điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 chuyên năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Tối 12/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) chuyên, lớp 10 chương trình song ngữ tiếng Pháp và lớp 10 chương trình thí điểm song bằng tú tài năm học 2024 - 2025.
Hà Nội: Bổ sung 1.505 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025

Hà Nội: Bổ sung 1.505 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa quyết định giao bổ sung chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025 cho 10 trường với tổng chỉ tiêu 1.125 học sinh vào 25 lớp và 3 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên với tổng chỉ tiêu 380 học viên vào 9 lớp.
Từ hôm nay (12/7), Hà Nội tiếp nhận hồ sơ học sinh trúng tuyển vào lớp 10

Từ hôm nay (12/7), Hà Nội tiếp nhận hồ sơ học sinh trúng tuyển vào lớp 10

(LĐTĐ) Từ hôm nay (12/7), các trường Trung học phổ thông (THPT) công lập (chuyên và không chuyên) trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ của học sinh trúng tuyển vào lớp 10.
Xem thêm
Phiên bản di động