IS sử dụng khí độc gây chết người ở Syria
IS tấn công mạng lưới điện của Mỹ |
Vũ khí hóa học – có thể gây ra bỏng mắt, da, phổi và bị cấm sử dụng theo các điều luật quốc tế - được sử dụng trong các cuộc chiến giữa IS và các nhóm nổi dậy khác.
Tài liệu mật công bố ngày 29.10 do Tổ chức cấm sử dụng vũ khí hóa học (OPCW) ban hành khẳng định chắc chắn rằng có ít nhất hai người đã bị chết vì hít phải khí sunfua ở thị trấn Marea, miền bắc thành phố Aleppo hôm 21.8.
Các vị trí Nga tiến hành không kích từ ngày 23.10-1.11 |
Đây là báo cáo chính thức đầu tiên việc khí độc sunfua được sử dụng kể từ khi Syria đồng ý phá hủy kho vũ khí hóa học của mình.
Điều này khiến Hội đồng Bảo an LHQ thực sự khó xử khi Syria đáng lẽ ra phải từ bỏ hết các loại vũ khí hóa học từ 18 tháng trước. Việc sử dụng vũ khí hóa học là vi phạm Nghị quyết của Hội đồng Bảo an và Hiệp định cấm sử dụng vũ khí hóa học năm 1997. Có khả năng nào IS đã chiếm được các kho tàng vũ khí của chính phủ Syria và trong đó vẫn còn lưu trữ vũ khí hóa học hay không?
Câu hỏi đặt ra là nguồn vũ khí hóa học này từ đâu ra, một nguồn tin cho hay. “Liệu IS tự sản xuất được hay chúng đến từ một kho vũ khí nào đó bị IS chiếm giữ. Cả hai khả năng này đều đáng sợ như nhau”.
Báo cáo đã được trình lên Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cuối tháng trước và càng bổ sung thêm bằng chứng cho thấy IS đang sử dụng vũ khí hóa học ở cả Iraq và Syria.
Một phiến quân IS tại Syria |
Các chiến binh người Kurd cho biết IS bắn đạn cối có chứa sunfua vào họ khi giao tranh ở miền bắc Iraq trong tháng 8. Những mẫu máu thu được từ 35 binh sĩ bị thương khi chiến đấu cho thấy có dấu hiệu của khí độc sunfua.
Một nhóm chuyên gia OPCW đã được cử tới Iraq để điều tra thêm và hy vọng sẽ có được những mẫu máu để xét nghiệm vào tháng này. Nguồn tin Reuter cho hay một phiên họp của 41 thành viên OCPW sẽ được tiến hành vào 23.11 này để thảo luận về việc có hay không vũ khí hóa học được sử dụng ở Syria và cách xử trí.
Chính quyền Syria đã đồng ý vào tháng 9.2013 nhằm phá hủy toàn bộ chương trình sử dụng vũ khí hóa học của mình trong một thỏa thuận kí kết với Mỹ , Nga sau khi hàng trăm người bị giết vì khí độc sarin ở ngoại vi thủ đô Damascus.
1.300 tấn vũ khí hóa học cuối cùng được cho là giao nộp cho OPCW từ tháng 6.2014 nhưng nhiều nước phương Tây vẫn nghi ngờ khả năng chính quyền Assad che giấu một số lượng khác.
Nội chiến Syria kéo dài sang năm thứ 5 khiến chất độc clo đã được sử dụng để tấn công hàng loạt nhằm giết hại dân thường, báo cáo của OPCW cho hay.
Một sứ mệnh điều tra chung giữa LHQ-OPCW sẽ được tiến hành nhắm xác định ai là kẻ đứng đằng sau những vụ việc này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Philippines: Bão Trami gây mưa lớn, ngập lụt, hàng ngàn người bị ảnh hưởng
Quốc tế 23/10/2024 15:58
Việt Nam - EU mở rộng cơ hội hợp tác thông qua Erasmus+ Day 2024
Quốc tế 22/10/2024 22:28
Ngoại trưởng Israel thông báo với các nước về cái chết của thủ lĩnh Hamas
Quốc tế 18/10/2024 07:41
Nổ xe bồn chở nhiên liệu ở Nigeria khiến gần trăm người thiệt mạng
Quốc tế 17/10/2024 06:26
Siêu bão Milton "trăm năm có một" khiến hàng triệu dân bang Florida được khuyến cáo sơ tán
Quốc tế 09/10/2024 19:18
Thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi khi giá dầu giảm
Quốc tế 09/10/2024 08:46
Toàn cảnh Iran phóng tên lửa tấn công Israel và phản ứng của các bên liên quan
Quốc tế 02/10/2024 11:11
Ông Shigeru Ishiba trở thành Thủ tướng thứ 102 của Nhật Bản
Quốc tế 01/10/2024 17:11
Nhật Bản: Ông Shigeru Ishiba trở thành tân Chủ tịch LDP
Quốc tế 27/09/2024 17:07
Đức: SPD giành lợi thế trong cuộc bầu cử tại bang Brandenburg
Quốc tế 23/09/2024 10:46