Iran thúc đẩy quan hệ thương mại ở Châu Âu
Nga tuyên bố “đáp trả phù hợp” các lệnh trừng phạt mới của EU | |
Mỹ, EU áp đặt thêm các lệnh trừng phạt Nga | |
Obama công bố lệnh trừng phạt mới với Nga |
Tổng thống Rouhani là một người theo trường phái thực dụng được bầu vào năm 2013 theo đuổi việc giảm sự cô lập kinh tế cho Iran, đã đấu tranh mạnh mẽ cho thỏa thuận kiềm chế chương trình hạt nhân của nước này để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh cấm vận của Mỹ, EU và Liên Hợp Quốc.
Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) có hiệu lực, Tổng thống Rouhani sẽ dẫn đầu một phái đoàn hùng mạnh gồm 120 thành viên là Bộ trưởng dầu mỏ và khí đốt, các quan chức khác của chính phủ, cùng các doanh nhân Iran thực hiện chuyến thăm 5 ngày đến Rome và Paris. Tại đó, ông sẽ gặp Đức Giáo hoàng Francis và Tổng thống Pháp Francois Hollande.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani sẽ có chuyến công du 5 ngày đến châu Âu từ 25/1/2016 |
Một tuần sau khi hầu hết tất cả các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, các quan chức Pháp và Ý vẫn không kỳ vọng nhiều vào việc sẽ có giao dịch lớn nào được ký kết trong suốt chuyến đi lần này. Chính Tổng thống Rouhani cũng nhận định rằng, đây sẽ là một "chặng đường dài" để nền kinh tế Iran hội nhập trở lại với thị trường thế giới.
Tuy nhiên, tại một hội nghị hàng không diễn ra vào đêm trước chuyến công du, Iran đã chứng minh đây là một thị trường béo bở cho hàng hóa phương Tây khi công bố kế hoạch mua 8 máy bay A-380 của Airbus và 100 máy bay Boeing trong ngày hôm qua Chủ nhật (24/1).
Chuyến thăm diễn ra trong khi các nhà ngoại giao toàn cầu đang cố gắng mở các cuộc đàm phán hòa bình đầu tiên trong hai năm qua để kết thúc nội chiến ở Syria. Hồi giáo Iran Shi'ite là nước đồng minh mạnh nhất của Tổng thống Bashar al-Assad, trong khi các nước Châu Âu lại trở thành đối thủ của nhà nước Hồi giáo Sunni của ông. Trong những tháng gần đây, sự thù địch giữa Iran và các nước đồng minh truyền thống phương Tây Saudi Arabia đã ra tăng rõ rệt.
"Đây là một chuyến thăm rất quan trọng, là thời điểm chuyển sang một trang mới và mở ra cánh cửa hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực khác nhau", một quan chức cấp cao Iran tuyên bố.
Người phụ trách vấn đề chính sách đối ngoại của EU, bà Federica Mogherini, và Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif |
Chuyến thăm Pháp - chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Iran kể từ năm 1999, sẽ mang lại cơ hội để xoa dịu mối quan hệ đặc biệt khó xử giữa 2 quốc gia, khi trong số 6 cường quốc tham gia cuộc đàm phán hạt nhân, Pháp là quốc gia thực hiện một đường lối cứng rắn đối với Iran, đã thẳng thắn lên án sự hỗ trợ của nước này dành cho Tổng thống Syria Assad và hoài nghi những hành động can thiệp khác vào Trung Đông của Tehran.
Một nhà ngoại giao cấp cao của Pháp cho biết, "cần xây dựng niềm tin giữa 2 quốc gia, do đó chuyến thăm lần này nhằm mở ra một trang mới tốt đẹp hơn trong quan hệ 2 nước".
Kể từ tháng 7 năm ngoái, Paris đã có những động thái mang tính hòa giải hơn. Một phái đoàn kinh tế và chính trị cao cấp của Pháp đã có chuyến đi tới Tehran vào tháng 9 năm ngoái. Khoảng 130 công ty đã tham gia vào các lĩnh vực khác nhau, từ nông nghiệp đến xây dựng và du lịch để đặt nền móng cho các hiệp định kinh doanh đầu tiên giữa 2 nước kể từ khi đạt được thỏa thuận hạt nhân. Các công ty như tập đoàn dầu mỏ TOTF.PA, hãng sản xuất máy bay Airbus và nhà sản xuất xe Peugeot đều quan tâm đến các cơ hội mới.
Do không có những hạn chế ngoại giao giống như của Pháp, các quan chức Ý bày tỏ thái độ lạc quan hơn. Ý vốn là quốc gia có truyền thống quan hệ kinh tế chặt chẽ với Tehran và có triển vọng về những hợp đồng đột biến với Iran sau khi các lệnh cấm vận tại nước này được dỡ bỏ.
Iran là nước có tiềm năng dầu khí và có thể tăng sản lượng dầu để đáp ứng các đơn hàng |
Cơ quan bảo hiểm xuất khẩu của Italy (SACE) cho biết, lượng xuất khẩu của Ý đến Iran có thể tăng khoảng 3 tỷ euro trong thời gian 4 năm từ 2015-2018. Giá trị xuất khẩu ước tính đạt 1,56 tỷ euro. Song, cũng giống như ở Pháp, sẽ không có bất kỳ hợp đồng lớn nào được ký kết tại đây trong chuyến công du lần này của Iran.
Sau các cuộc đàm phám với các nhà lãnh đạo kinh doanh, Tổng thống Rouhani sẽ đến Vatican để hội đàm với Đức Giáo hoàng Francis. Sau khi thỏa thuận hạt nhân đạt được, Đức Giáo Hoàng đã bày tỏ hy vọng rằng, đây sẽ là sự khởi đầu của "một bước đi dứt khoát, hướng tới một thế giới an toàn hơn và bằng hữu hơn".
Hoàn cảnh sống cũng như nhân quyền của các Kitô hữu ở Trung Đông có thể sẽ được đưa ra thảo luận. Vatican phản đối mạnh mẽ việc hành quyết, hành động này đã gia tăng đáng kể từ khi tổng thống Rouhani lên nhậm chức.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
Quốc tế 06/11/2024 14:14
Cập nhật bầu cử tổng thống Mỹ: Ông Trump đang dẫn đầu về số phiếu đại cử tri
Quốc tế 06/11/2024 12:02
Malaysia tái khởi động cuộc tìm kiếm máy bay MH370 đã mất tích hơn 10 năm
Quốc tế 06/11/2024 11:20
Vì sao cuộc bầu cử Mỹ 2024 tốn kém nhất trong lịch sử?
Quốc tế 06/11/2024 10:01
Ông Donald Trump giành chiến thắng ở các bang Florida, Texas
Quốc tế 06/11/2024 09:59
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Ông Donald Trump đang dẫn đầu
Quốc tế 06/11/2024 08:41
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Quốc tế 05/11/2024 19:30
Philippines: Bão Trami gây mưa lớn, ngập lụt, hàng ngàn người bị ảnh hưởng
Quốc tế 23/10/2024 15:58
Việt Nam - EU mở rộng cơ hội hợp tác thông qua Erasmus+ Day 2024
Quốc tế 22/10/2024 22:28
Ngoại trưởng Israel thông báo với các nước về cái chết của thủ lĩnh Hamas
Quốc tế 18/10/2024 07:41