Hàng nhái “bức tử” hàng thật
Những thành phần dễ gây dị ứng trong mỹ phẩm | |
Thu giữ gần 10.000 sản phẩm mỹ phẩm giả |
Mơ hồ chất lượng, nhập nhèm nguồn gốc
Dạo một vòng các diễn đàn lớn dành cho phụ nữ như webtretho, lamchame...chúng tôi không khỏi bất ngờ khi chứng kiến nhiều thành viên trên diễn đàn hồn nhiên mách nhau những địa chỉ bỏ túi khi có nhu cầu mua sắm mỹ phẩm với tiêu chí “ngon – bổ - rẻ”.
Thậm chí, thành viên có tên Thủy NT tỏ ra sành sỏi khi cho biết: “Cũng là sản phẩm của Sando, Shiseido, Davines...nếu tìm mua ở các chợ Ngọc Hà, chợ Đồng Xuân...bao giờ cũng có giá rẻ hơn từ 5% - 10% so với những đại lý do chi phí thuê mặt bằng thấp”. Trong khi đó thành viên có tên Mẹ Bin lại tỏ ra mù mờ về thông tin khi liên hệ các sản phẩm chính hãng: “ Em muốn đi mua thuốc nhuộm tóc của Davines nhưng chưa biết mua đâu là chuẩn. Thấy mua thuốc nhuộm là 100ml mà trợ nhuộm tới 900ml thì lại dùng không hết. Hôm nay tìm trên mạng cũng thấy bán thuốc trợ nhuộm Davines với giá 20 ngàn đồng/ đầu nhưng mua bán trên mạng với người lạ nên cũng băn khoăn về chất lượng...”
Đồng quan điểm với thành viên Mẹ Bin, thành viên có tên Thu Hằng chia sẻ: “ Theo mình biết sản phẩm của những hãng mỹ phẩm cao cấp như Davines, L'Oreal... đều có kênh phân phối riêng và thường không xuất hiện tại những đại lý bình dân. Vậy mà không hiểu sao mình có thể dễ dàng mua được những sản phẩm này tại những cửa hàng mỹ phẩm ở Hà Nội như X.T, C.T, L.G...với giá mềm hơn của hãng rất nhiều”.
Chị Ngọc Anh (Đặng Thái Thân – Hà Nội) chia sẻ: “Ngay tại các salon tóc khi trực tiếp phục vụ khách thì nguy cơ khách phải dùng hàng nhái cũng khá cao bởi thực tế mình đã từng tìm hiểu 1 tuýp thuốc nhuộm mua có 70-100 ngàn đồng mà nhuộm được cho 2 người với độ dài tóc trung bình. Vì thế mức giá tại các hàng làm tóc bình dân hiện nay dao động từ 300 – 400 ngàn đồng/đầu nghĩa là siêu lợi nhuận rồi. Vì thế khách muốn dùng thuốc xịn thì nên liên hệ với các nhà phân phối được hãng chỉ định và các siêu thị lớn kẻo tiền mất tật mang...”
Mỹ phẩm giả xuất hiện tràn lan tại những cửa hàng, đại lý phân phối bình dân |
Sản phẩm chính hãng đều chỉ định kênh phân phối
Ông Lê Hữu Doanh, Phó viện trưởng Viện da liễu T.Ư cho biết, hàng ngày bệnh viện tiếp nhận hàng chục trường hợp bị dị ứng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc. Đặc biệt các loại mỹ phẩm hay kem trộn không rõ nguồn gốc được quảng cáo làm trắng da cấp tốc đều chứa chất corticoid. Những năm gần đây, bệnh nhân dùng các sản phẩm mỹ phẩm làm trắng da như: kem ốc sên, kem trộn, kem 7 màu, sản phẩm không rõ nguồn gốc đến điều trị tại viện khá nhiều. Chất corticoid có tác dụng trắng da nhưng sau đó làm mạch máu giãn nở gây ngứa kèm theo sạm, nám và teo da”. |
Theo hướng dẫn của các thành viên trên diễn đàn, chúng tôi liên hệ tới một cửa hàng mỹ phẩm L.G (Bạch Mai – Hà Nội) thì được báo giá một chai dầu gội Solu có giá 490.000 đồng, rẻ hơn so với giá của hãng là 30 ngàn đồng. Giải đáp thắc mắc, chủ cửa hàng chỉ đưa ra một thông tin mập mờ: “Do có quan hệ để lấy được hàng gốc với số lượng lớn nên giá mềm hơn...”
Để tìm hiểu, phóng viên báo Lao động thủ đô trao đổi qua điện thoại với chị Phạm Hà My – đại diện kênh phân phối bán lẻ của hãng mỹ phẩm Davines tại Hà Nội và được biết: “Hiện tại các sản phẩm của hãng chỉ được phân phối theo 2 kênh chính là kênh salon và bán lẻ với mức giá chênh nhau 20% - 25%”. Tiếp tục liên hệ với chị Nguyễn Thu Hương - đại diện quản lý kênh phân phối các sản phẩm của Davines tại các salon làm đẹp ở Hà Nội chúng tôi nhận được lời khẳng định, hãng không hề phân phối các sản phẩm tại những đại lý bình dân như Xuân Thủy và một số đại lý khác như phản ánh. Theo đó, hãng cũng sẽ không chịu trách nhiệm về những mặt hàng được tiêu thụ (nếu có) ở những đại lý này. Bên cạnh đó, chị Nguyễn Thu Hương cũng khuyến cáo: “Từ trước đến nay, người tiêu dùng thường có thói quen mua mỹ phẩm tại những cửa hàng, đại lý nhỏ lẻ bởi ưu điểm tiện lợi, nhanh gọn. Tuy nhiên trên thực tế, chính thói quen ấy khiến không ít người mua về những sản phẩm kém chất lượng. Vì thế, khách hàng nếu có nhu cầu mua sản phẩm thì nên liên hệ trực tiếp với hãng bởi thủ tục mua bán cũng đơn giản lại được phục vụ chu đáo. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh chăm sóc cho kênh phân phối là khách lẻ cũng là một biện pháp để sản phẩm được tiếp thị gần gũi với người tiêu dùng hơn, đồng thời góp phần bảo vệ người tiêu dùng tránh mua nhầm hàng giả, hàng nhái...”
Chị Phan Quyên – phụ trách truyền thông và marketing của hãng L'Oreal tại Việt Nam khẳng định: “Sản phẩm chính hãng đều được phân phối tại những đại lý do hãng chỉ định. Theo đó những công ty, cửa hàng bán mỹ phẩm với giá bình dân như công ty TNHH Xuân Thủy kể trên không hề nằm trong danh mục phân phối sản phẩm của hãng. Còn việc họ nhập hàng từ đâu để bán cho người tiêu dùng thì phía công ty không chịu trách nhiệm”. Như vậy theo khẳng định của đại diện các hãng mỹ phẩm nhập ngoại tại Việt Nam thì những đại lý bình dân đều không có “cửa” để phân phối sản phẩm của hãng.
Về tình trạng nhái tràn lan các thương hiệu sản phẩm nổi tiếng, đặc biệt là mỹ phẩm, chị Quyên cho biết đó hầu hết đều là những sản phẩm kém chất lượng do Trung Quốc sản xuất. Công nghệ sản xuất cũng như quá trình kiểm định chất lượng đều được khách hàng chủ quan bỏ qua khi mua nên đó cũng là một khe hở để các nhà phân phối nhập nhèm về sản phẩm.
Trở lại với thông tin về kết quả kiểm tra 5 cơ sở Xuân Thủy trên địa bàn Hà Nội tại các địa chỉ: Số 18, 29 Bạch Mai, Hai Bà Trưng; 86 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy; 368 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân và 38 Khâm Thiên, Đống Đa. Qua kiểm tra, lực lượng QLTT đã phát hiện một lượng lớn hàng hoá do nước ngoài sản xuất chưa xuất trình được hoá đơn chứng từ, có dấu hiệu giả mạo xuất xứ hàng hoá. Nhiều loại hàng hoá nhập nguyên lô từ nước ngoài và công ty đã tự sang chiết. Như vậy dựa trên những kết luận ban đầu về việc xuất hiện nhiều sản phẩm có dấu hiệu sang chiết chứng tỏ một số lượng lớn các mặt hàng được pha trộn theo tỉ lệ “chỉ có công ty mới biết” cùng công nghệ “tráo tem, đổi mác” tinh vi đã và đang lừa dối người tiêu dùng trong thời gian vừa qua để thu lãi khủng.
Theo ông Hoàng Đại Nghĩa – đội trưởng Đội QLTT số 14 thì, những mặt hàng mỹ phẩm giả mạo xuất xứ hoặc tự ý sang chiết chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Tài chính 04/11/2024 06:35
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng
Infographic 03/11/2024 16:37
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh
Thị trường 03/11/2024 07:28
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 03/11/2024 07:12
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024
Thị trường 03/11/2024 06:52
Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ
Thị trường 03/11/2024 06:13
Giá xăng dầu hôm nay (2/11): Dầu thô giảm trong tuần qua
Thị trường 02/11/2024 09:36