Gói ghém yêu thương
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội phát động thi đua năm 2016 | |
Thực hiện tốt công tác chăm lo người lao động | |
Hoàn thành xuất sắc công tác tài chính công đoàn |
Những ngày giáp Tết, đường Ngô Chí Quốc trước cổng KCX Linh Trung 2 (quận Thủ Đức, TP HCM) nhộn nhịp hơn thường ngày bởi tiếng rao hàng, trả giá, mời gọi của người bán lẫn người mua. Đã từ lâu, con đường này trở thành “phố mua sắm” của công nhân (CN) khi năm hết Tết đến.
Phấn khởi đón Tết
Tan ca, chị Nguyễn Thị Ngọc Huệ (Công ty Freetrend A - KCX Linh Trung 2) tranh thủ ghé một “cửa hàng” di động ven đường để lựa mấy bộ đồ Tết cho cả nhà. Mất vài chục phút săm soi, Huệ cũng chọn được cho 2 cậu con traimỗi đứa một bộ đồ Tây, một bộ đồ thun mặc nhà và một áo sơ mi cho ông xã. “Hai đứa nhỏ lớn nhanh quá nên năm nay phải sắm đồ mới. Năm nay, ngoài lương cơ bản tặng thêm 450.000 đồng, mức thưởng Tết cũng khá nên tôi có thể an tâm sắm sửa quần áo cho cả nhà” - chị Huệ vui vẻ nói. Nhận túi đồ từ tay người bán hàng, chị vội vã chạy xe về nhà trọ - nơi 2 đứa nhỏ đang háo hức chờ mẹ về để thử quần áo Tết.
Niềm vui của con trai chị Nguyễn Thị Ngọc Huệ (Công ty Freetrend A - KCX Linh Trung 2) khi được mẹ mua cho chiếc áo mới |
Qua khảo sát của chúng tôi, năm nay, phần lớn các doanh nghiệp (DN) sớm thông báo trả lương, thưởng Tết nên CN rất an tâm. Gần các KCX-KCN, các khu chợ di động xuất hiện ngày càng nhiều nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của CN. Gặp chúng tôi, Trần Thị Diệu, Công ty CP Kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn (thuộc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn), khoe: “Năm nay, tôi rất vui khi được công ty thưởng Tết 1,5 tháng lương. Được bình chọn là CN xuất sắc, tôi còn được thưởng thêm 5 triệu đồng, vậy là an tâm đón Tết. Tôi sẽ dành nửa tiền thưởng của mình để biếu ba mẹ, ông bà ở quê và mua thêm ít quần áo, bánh kẹo làm quà cho mấy đứa cháu”. Diệu còn cho biết gia đình cô sẽ có một cái Tết tươm tất với phần quà do Công đoàn công ty tặng trị giá 300.000 đồng là những sản phẩm của công ty sản xuất: nước mắm, lạp xưởng, há cảo, dầu ăn...
Hy sinh thầm lặng
Gần một tuần khảo sát tình hình chuẩn bị Tết của CN các khu nhà trọ trên địa bàn TP, ngoài niềm vui của những CN ở các DN có mức thưởng khá, chúng tôi cũng bắt gặp không ít trường hợp đón Tết khá lặng lẽ.
Chúng tôi đến một khu nhà trọ đường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP HCM khi trời vừa sụp tối. Không khí ở đây khá trầm lắng, nhiều phòng còn đóng cửa vì CN tăng ca chưa về. Ghé phòng trọ của Nguyễn Thị Kim Tuyến (Công ty Astro - KCX Linh Trung 1), chúng tôi bắt gặp chị đang đút cháo cho đứa con gái nhỏ 9 tháng tuổi. Nghe chúng tôi hỏi về việc chuẩn bị Tết, chị Tuyến buồn bã: “Năm trước, nhờ có vé xe của Công đoàn các KCX-KCN TP tặng nên cả nhà được ăn Tết ở quê. Năm nay, do con còn nhỏ, thu nhập thấp nên vợ chồng tôi quyết định ở lại TP”. Chị Tuyến cho biết vì có con nhỏ nên không thể tăng ca, thu nhập mỗi tháng chỉ hơn 4 triệu đồng. Tiền gửi con gái lớn lớp mẫu giáo tư thục 1,6 triệu đồng/tháng, gửi con gái nhỏ ở nhóm trẻ tư nhân 2,5 triệu đồng/tháng. Tiền nhà trọ, tiền điện, tiền nước, tiền ăn uống... của cả nhà phụ thuộc vào lương CN xây dựng của chồng chị. Khó khăn là vậy song vợ chồng chị vẫn cố gắng dành chút tiền thưởng mua cho 2 đứa con gái mỗi đứa một bộ quần áo mới và kho nồi thịt cho cả nhà trong mấy ngày Xuân. “Chỉ mong công ty phát thưởng sớm để gửi về cho ông bà nội - ngoại chi tiêu Tết” - chị Tuyến nói.
Rảo quanh con đường Tây Thạnh trước cổng KCN Tân Bình (quận Tân Phú, TP HCM) về đêm, chúng tôi bắt gặp cảnh mua bán nhộn nhịp, khách hàng phần lớn là CN các DN trong KCN. Dừng xe trước quầy hàng bán váy đầm, anh Lê Văn Quốc, Công ty Gốm sứ Kim Trúc, quyết định chọn mua một chiếc váy màu hồng làm quà Tết cho con gái. Quốc cho biết anh quê ở Quảng Bình, vào TP HCM làm CN đã 11 năm nhưng chỉ về quê ăn Tết đúng 3 lần. Do hoàn cảnh khó khăn, đứa con gái của anh từ lúc 4 tháng tuổi đã gửi về cho bà ngoại chăm sóc đến nay. Dịp hè, 2 bà cháu thường đón xe vào TP HCM chơi, sau đó lại về quê. Nhớ con, không ít lần vợ chồng anh định rước bé vào ở cùng nhưng suy đi tính lại vẫn để cháu cho bà ngoại chăm sóc. “Có con vào ở cùng thì vui nhưng vợ chồng tôi không thể tăng ca. Thôi thì vợ chồng cố gắng làm lụng vài năm nữa, tích lũy được ít tiền sẽ về quê ở luôn. Tối qua gọi điện thoại về thông báo Tết này bố mẹ không về con bé buồn xo nhưng biết sao giờ” - anh Quốc ứa nước mắt.
“Mức thưởng kha khá sẽ giúp công nhân an tâm đón Tết và ngược lại. Tuy nhiên, điều đáng quý ở số đông công nhân ngoại tỉnh là họ có kế hoạch chi tiêu lương, thưởng hợp lý để gia đình và người thân đều có Tết”. Bà Nguyễn Thị Bích Thủy, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP HCM |
Theo Ngân Hà/nld.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình
Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại
Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động
Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm
Tin khác
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Đời sống 24/11/2024 20:50
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49