Giải pháp để doanh nghiệp Thủ đô vượt khó
Hà Nội cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh | |
Hà Nội đột phá trong thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp |
Nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng
Theo ông Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội, những thông tin về diễn biến hiện nay của dịch bệnh đang khiến cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô rất quan tâm và không khỏi lo lắng trước những tác động của dịch bệnh, cùng những ảnh hưởng tiêu cực đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại và đầu tư trong nước.
Ảnh minh họa |
Báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cho thấy, ngành du lịch Thủ đô bị ảnh hưởng nhiều nhất do khách du lịch giảm mạnh. Cụ thể, khách Trung Quốc giảm 93,5%; Hàn Quốc giảm 51,4%; Singapore giảm 42,4%;... khách du lịch nội địa giảm 27%. Dịch vụ nghệ thuật, vui chơi giải trí giảm 0,5%; dịch vụ giáo dục và đào tạo giảm 3%,…
Lĩnh vực du lịch bị ảnh hưởng mạnh nhất vì 3 thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản chiếm gần 40% lượng khách du lịch đến Hà Nội. Nếu dịch bệnh được kiểm soát trong quý I, các quý sau phấn đấu kích cầu để bù đắp cũng rất khó khăn.Ngành sản xuất công nghiệp trong chuỗi giá trị bị ảnh hưởng trực tiếp khi 50% kim ngạch xuất khẩu, 30% kim ngạch nhập khẩu phụ thuộc vào 3 thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Tính theo cơ cấu sản lượng sản xuất của các doanh nghiệp thì trên 60% doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phụ thuộc từ 35 – 45% nguồn nguyên liệu nhập khẩu, thậm chí có doanh nghiệp ngành may mặc như Tổng Công ty May 10 là 65 – 70% nguyên phụ liệu nhập từ Trung Quốc do vậy ảnh hưởng sẽ rất nặng nề, nguyên liệu dự trữ chỉ sản xuất được hết tháng 3, sang tháng 4, 5/2020 sẽ có nguy cơ nghỉ việc rất nhiều. Do đó, quý II/2020 sản xuất công nghiệp khả năng sẽ không có tăng trưởng.
Nhóm hàng xuất khẩu có nguyên liệu đầu vào là hàng nhập khẩu từ các nước, trong đó có Trung Quốc và Hàn Quốc – hai quốc gia đang là trung tâm dịch virus Corona lớn nhất trên thế giới. Đơn cử như ngành hàng đồ gia dụng, như Công ty Cổ phần Sunhouse cũng bị ảnh hưởng đến đơn hàng xuất khẩu đi Mỹ mỗi tháng 2 contener nay cũng không hoàn thiện được sản phẩm để xuất khẩu vì thiếu linh kiện, phụ tùng phải nhập khẩu.
Tuy các doanh nghiệp sẽ tìm nguồn nguyên liệu khác thay thế, nhưng không thể thay thế được 100% trong thời gian ngắn; mặt khác, khi nguồn cung lớn của thế giới là Trung Quốc bị ảnh hưởng, giá thành nguyên liệu tăng lên khiến sức cạnh tranh bị giảm sút. Vì vậy, mức suy giảm của ngành này khoảng 30% với từng quý kéo dài dịch bệnh.
Máy móc thiết bị, điện tử, điện thoại và phương tiện vận tải cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các mặt hàng công nghiệp phục vụ sản xuất cho các ngành này có nguồn nhập khẩu 25% từ Trung Quốc và 5,7% từ Hàn Quốc. Ước tính mức suy giảm của ngành này khoảng 20% với từng quý kéo dài dịch bệnh.
Theo thông tin phản ánh từ các doanh nghiệp, nguyên liệu phục vụ sản xuất chỉ có thể duy trì nhịp độ đến hết quý I/2020. Sau thời điểm này không có nguồn nguyên liệu, các doanh nghiệp sẽ phải dừng hoặc giảm quy mô hoạt động.Đối với việc tìm nguồn nguyên liệu thay thế có những khó khăn nhất định:Với 80% đơn hàng gia công hiện nay, 100% nguyên phụ liệu đều do khách hàng chỉ định nhà cung cấp nên doanh nghiệp Việt Nam không thể tự quyết khi nguồn cung thiếu hụt. Trong trường hợp các doanh nghiệp có thể chủ động những nơi cung ứng nguyên liệu mới như Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Bangladesh,… thì thực tế không thay thế đơn giản vì giá thành cao hơn đầu tư vào từ Trung Quốc và mất thời gian đàm phán để bù đắp nguyên liệu, sức cạnh tranh sẽ không còn.
Vì vậy, theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cần cải cách thủ tục hành chính, hải quan cho doanh nghiệp, đẩy mạnh đầu tư mở rộng sản xuất, đẩy mạnh đầu tư các cụm công nghiệp để có quỹ đất mở rộng sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp dịch vụ và du lịch về giảm thuế VAT, giãn thời gian nộp thuế, giãn thời gian trả nợ ngân hàng, khoanh nợ,…Cụ thể, hỗ trợ thanh khoản, duy trì cho vay, miễn giảm lãi suất cho vay, khoản nợ, giãn nợ, nới lỏng các điều khoản trả nợ, đẩy nhanh quá trình và thời gian xem xét các đơn xin vay và giải ngân các khoản vay, miễn lãi quá hạn các khoản vay,…
Kiến nghị và giải pháp
Trước tình hình đó, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội kiến nghị Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Trong đó, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhất là trong lĩnh vực hải quan, tài nguyên môi trường và xây dựng, đất đai; đổi mới và cải cách mạnh mẽ về thể chế, rà soát sửa đổi bổ sung những văn bản không phù hợp với tình hình thực tế hiện nay; hoãn, giãn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT trong năm 2020; giảm 50% tiền thuế đất đến hết năm 2020; giãn thời gian trả nợ ngân hàng, khoanh nợ,…
Cụ thể, hỗ trợ thanh khoản, duy trì cho vay, miễn giảm lãi suất cho vay, khoản nợ, giãn nợ, nới lỏng các điều khoản trả nợ, đẩy nhanh quá trình và thời gian xem xét các đơn xin vay và giải ngân các khoản vay, miễn lãi quá hạn các khoản vay; giảm tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động trong thời gian nghỉ việc; giảm giá tiền điện, nước, phí đường bộ; giảm lãi suất vay của các ngân hàng từ 2 đến 3%; hỗ trợ tìm nguyên liệu sản xuất thay thế (đầu tư sản xuất theo chuỗi phát triển công nghiệp hỗ trợ). Đồng thời, hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa trong việc đẩy nhanh thủ tục hành chính như điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch phân khu; sớm phê duyệt các danh mục sử dụng đất,... tránh quy trình xét duyệt, giải quyết quá lâu làm doanh nghiệp không đủ lực để tồn tại,…
Bên cạnh đó, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cũng đề xuất các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế ứng phó với dịch Covid – 19.
Thứ nhất, đổi mới mạnh mẽ về thủ tục hành chính, cắt giảm hiệu quả các thủ tục chuyên ngành nhất là các thủ tục đầu tư xây dựng, các dự án hiện nay vướng mắc nhiều và cũng qua nhiều năm chưa tháo gỡ được, muốn doanh nghiệp phát triển đòi hỏi bộ máy quản lý Nhà nước cũng phải đổi mới từ gốc đến ngọn.
Thứ hai, để các doanh nghiệp có cơ hội tăng năng suất, mở rộng quy mô và năng lực khi một số doanh nghiệp đã có thị trường, Nhà nước cần tạo cơ hội về mặt bằng vì hiện nay các doanh nghiệp rất thiếu mặt bằng. Đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng, tháo gỡ kịp thời những khúc mắc về mặt bằng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp có thể sớm sản xuất kinh doanh. Xây dựng các cụm công nghiệp ở các huyện là rất thiết thực, thuận tiện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh ở địa phương.
Thứ ba, cung cấp thông tin thị trường, dự báo kịp thời; đổi mới công tác xúc tiến thương mại của Bộ Công thương và các tỉnh; tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại đẩy mạnh nhu cầu mua, đón các đoàn khách vào Việt Nam thông qua thương mại điện tử.
Thứ tư, xây dựng bộ chỉ số rủi ro lây nhiễm của các doanh nghiệp và hướng dẫn kinh doanh an toàn cho các doanh nghiệp. Thứ sáu, đẩy mạnh phát triển hạ tầng cầu, cảng biển và nhất là khâu logistic, hiện nay chi phí cho vận chuyển chiếm quá cao trong giá thành sản phẩm gây hạn chế năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong khu vực.
Thứ năm, hiện nay với chuỗi sản xuất tiêu dùng, thực phẩm so với quy mô dân số, quy mô sử dụng và so với năng lực sản xuất thì thiếu trầm trọng về kho lạnh. Do vậy, cần có giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp mặt bằng và thiết bị kho lạnh để phục vụ nông nghiệp, các dự án đầu tư công nghệ sau thu hoạch với lãi suất bằng 0%.
Hà Phong
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”
Nhịp sống Thủ đô 24/12/2024 08:08
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09