Giải pháp “chống nhạt” cho môn học tích hợp

Theo dự thảo của Bộ GD&ĐT, sắp tới học sinh THPT chỉ phải học 4 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Công dân với tổ quốc và Ngoại ngữ 1 (do trường chọn). Trong đó, sự xuất hiện của ba môn học tích hợp mới là Công dân với tổ quốc (được hình thành chủ yếu từ các môn Giáo dục công dân, Giáo dục Quốc phòng - An ninh và một số nội dung môn Lịch sử, Địa lý trong chương trình hiện hành) đang được nhiều người cho rằng không phù hợp, hàm chứa nhiều bất cập.
Mô hình trường học mới: Cần lộ trình phù hợp
Duy trì đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30
Dự thảo học sinh THPT chỉ phải học 4 môn: Giảm tải nhưng sợ học

Nhiều ý kiến trái chiều

Với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, từ cấp tiểu học đến THPT, học sinh (HS) đã được học các nội dung về tình yêu gia đình, tổ quốc… thông qua những môn học như Đạo đức, Giáo dục công dân. Cùng với đó là các bài học khác trang bị nhiều kiến thức cơ bản để sau khi tốt nghiệp THPT, HS ra đời hòa nhập được với thế giới bên ngoài. Bởi thế nhiều người cho rằng, giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp không cần thiết phải có môn học bắt buộc Công dân với tổ quốc song hành cùng Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ 1.

Giải pháp “chống nhạt” cho môn học tích hợp
Chỉ phải học 4 môn bắt buộc, học sinh sẽ có nhiều cơ hội học môn tự chọn hơn. Ảnh minh họa

Anh Trần Công Tâm (kỹ sư tin học) cho rằng: “Bậc THPT cần học chuyên sâu để định hướng nghề nghiệp, không cần phải biết nhiều về môn Lịch sử, Địa lý bởi vì ở bậc THCS đã có học cơ bản rồi. Bản thân tôi là kỹ sư, nếu muốn biết sâu về lịch sử, địa lý thì cứ việc tìm hiểu thêm. Có rất nhiều kênh thông tin để chúng ta tìm hiểu như sách vở, báo đài và đặc biệt là google rất hiệu quả...”. Là một giảng viên đại học, cô Trần Thị Thục, khoa Văn (trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) cũng nêu quan điểm: “Môn học này là cần thiết trong chương trình 4 môn bắt buộc bởi lứa tuổi học sinh THPT vẫn cần phải giáo dục về phẩm chất đạo đức một cách thường xuyên, bên cạnh những môn học văn hóa khác. Thực ra môn học này đã quen thuộc với các em học sinh từ tiểu học đến THPT dưới các tên gọi là môn đạo đức, giáo dục công dân...Căn cứ vào nội dung hiện tại ở cấp THPT, các em được trang bị kiến thức về pháp luật, kinh tế, chính trị,...nên môn học này rất quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, phẩm chất cho học sinh”.

Trong khi đó, TS Đỗ Duy Hiếu (Viện Toán học) lại đưa ra những ý kiến phản đối việc tích hợp các môn học, trong đó có môn Công dân và tổ quốc. Cụ thể, khi tích hợp các môn học, trong đó có môn Công dân với tổ quốc, giáo viên sẽ phải đồng thời dạy 3 môn. Theo quan điểm của Bộ GD&ĐT, sẽ có nhiều thuận lợi cơ bản trong việc dạy tích hợp bởi đây không phải là vấn đề xa lạ trong việc giáo dục phổ thông, giáo viên đã ít nhiều dạy tích hợp trong chương trình hiện hành. Tuy nhiên trên thực tế dù được học nhưng mấy ai giỏi cả 3 môn. Ví dụ giáo viên học ban C, học đại học xong đi dạy địa lý nhưng giờ hỏi lịch sử Việt Nam ở một khía cạnh sâu nào đó cũng khó trả lời. Thử tượng tượng một giáo viên kiến thức không sâu dạy những môn học là nền tảng cho đại học sau này thì chắc chắn chương trình giáo dục đại học cũng phải thay đổi cho phù hợp.

Cần cụ thể nội dung

Em Khánh Huyền (THPT Yên Hòa) cho biết: “Từ trước tới nay phần lớn học sinh thường có tâm lý xem nhẹ môn học Giáo dục công dân, an ninh quốc phòng bởi coi đó là môn phụ. Các thầy cô giáo dạy môn này cũng tạo điều kiện để học sinh tập trung vào môn chính nên cũng không sát sao, nội dung môn học không phong phú dẫn đến không khí tiết học nhàm chán.”. Còn theo thầy Từ Châu, giáo viên một trường cấp 3, hiện nay, nội dung môn học Giáo dục công dân vẫn còn lan man, nặng về lý thuyết như giáo dục đạo đức, có một phần triết học, kinh tế chính trị, nghĩa vụ công dân... Một số nội dung bị lặp lại ở năm thứ nhất đại học như vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức và ý thức tác động lên vật chất. Do đó, đưa kiến thức gì vào chương trình môn học Công dân với tổ quốc cần phải nghiên cứu kỹ và phải là những nội dung thiết thực, nếu mang tính thời sự thì càng tốt như vấn đề biển đảo, bệnh vô cảm trong giới trẻ hiện nay.

Theo dự thảo của Bộ GD-ĐT vừa được điều chỉnh, hoàn thành, chương trình giáo dục phổ thông sẽ có những môn học mới được tích hợp từ các môn học truyền thống, hoặc thay tên gọi để phù hợp với sự thay đổi nội dung, tính chất, ý nghĩa giáo dục. Đặc biệt, học sinh bậc THPT sẽ không còn phải học 13 môn học như truyền thống mà chỉ còn 4 môn bắt buộc. Học sinh sẽ có cơ hội đăng kí học các môn học, chuyên đề tự chọn theo định hướng nghề nghiệp tương lai.

Đồng quan điểm trên, Ths Trần Thị Thục, giảng viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, cũng cho rằng: “Về nội dung môn học nên gắn với thực tiễn nhiều hơn, ví dụ như trang bị cho các em những kiến thức về kỹ năng sống hay những kiến thức về đạo đức, pháp luật, nên kèm theo minh chứng cụ thể để các em dễ nắm bắt; tránh coi trọng lý thuyết gây áp lực khiến các em học rồi dễ quên ngay. Trong đó nên đặc biệt lưu ý về kiến thức pháp luật bởi vi phạm pháp luật ở những người trẻ tuổi ngày càng có chiều hướng gia tăng.”

Cùng với việc góp ý cho nội dung môn học này, một số chuyên gia giáo dục cũng cho rằng, nên thực hiện thí điểm mô hình dạy tích hợp ở một số trường rồi mới nhân rộng. Quan trọng nhất là lắng nghe ý kiến giáo viên, học sinh để có quyết định cho phù hợp.

Tuệ Liên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất có hướng dẫn cụ thể về việc giao biên chế cho Công đoàn địa phương

Đề xuất có hướng dẫn cụ thể về việc giao biên chế cho Công đoàn địa phương

(LĐTĐ) Thành ủy Hà Nội đề xuất Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có hướng dẫn cụ thể về việc giao biên chế cho Công đoàn địa phương, đặc biệt đối với các Công đoàn ngành địa phương.
Khai mạc Giải bóng đá CNVCLĐ quận Hà Đông năm 2024

Khai mạc Giải bóng đá CNVCLĐ quận Hà Đông năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 2/10, tại sân bóng đá Mộ Lao (phường Mộ Lao, quận Hà Đông), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao quận tổ chức Lễ khai mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động quận Hà Đông năm 2024.
Tuyên dương 100 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc năm 2024

Tuyên dương 100 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc năm 2024

(LĐTĐ) Thông tin từ Thành đoàn Hà Nội, chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), thành phố Hà Nội sẽ tổ chức tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn Thủ đô.
Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội trao 500 suất quà cho công nhân lao động

Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội trao 500 suất quà cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thực hiện kế hoạch của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, LĐLĐ thành phố Hà Nội phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân Thành phố tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biếu Quốc hội Hà Nội và tặng 500 suất quà cho công nhân, lao động năm 2024.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 48 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 48 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 1 và 2/10/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 48.
Tiết kiệm hơn 1.100 tỷ đồng/năm mua sổ y bạ cho 230 triệu lượt người khám bệnh

Tiết kiệm hơn 1.100 tỷ đồng/năm mua sổ y bạ cho 230 triệu lượt người khám bệnh

(LĐTĐ) Chiều 2/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc.
9 tháng, Hà Nội vượt kế hoạch năm về giải quyết việc làm

9 tháng, Hà Nội vượt kế hoạch năm về giải quyết việc làm

(LĐTĐ) Nhờ chú trọng thực hiện các giải pháp tạo việc làm mới cho người lao động, 9 tháng năm 2024, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 178.747/165.000 lao động, đạt 108,3 % kế hoạch năm.

Tin khác

Tạm đình chỉ giáo viên để xảy ra hành vi thiếu chuẩn mực tại Trường THPT Thạch Bàn

Tạm đình chỉ giáo viên để xảy ra hành vi thiếu chuẩn mực tại Trường THPT Thạch Bàn

(LĐTĐ) Liên quan đến sự việc một học sinh nam có hành vi trêu đùa thái quá với cô giáo tại phòng học trong giờ giải lao giữa hai tiết học tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Thạch Bàn (quận Long Biên), chiều 2/10, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã nhận được báo cáo của nhà trường.
Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời

Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời

(LĐTĐ) Lễ khai mạc và phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời” được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm, sự quan tâm và tham gia tích cực của các cấp chính quyền, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, lực lượng xã hội đối với việc phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời.
Cảnh báo học sinh không sử dụng các sản phẩm phát, tặng không rõ nguồn gốc

Cảnh báo học sinh không sử dụng các sản phẩm phát, tặng không rõ nguồn gốc

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gửi thông tin cảnh báo tới các Phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã về hiện tượng học sinh bị đau bụng khi sử dụng nước uống được phát miễn phí ở khu vực gần cổng trường.
Ra mắt mô hình “Cổng trường học an toàn giao thông”

Ra mắt mô hình “Cổng trường học an toàn giao thông”

(LĐTĐ) Ngày 30/9, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Cống Vị (quận Ba Đình) tổ chức ra mắt mô hình “Cổng trường học an toàn giao thông” tại Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.
Trường Đại học Điện lực: Thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong sinh viên

Trường Đại học Điện lực: Thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong sinh viên

(LĐTĐ) Trường Đại học Điện lực (EPU) vừa tổ chức “Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học ngành công nghệ thông tin năm 2024”.
Sân chơi bổ ích dành cho nhân viên nuôi dưỡng cấp học mầm non

Sân chơi bổ ích dành cho nhân viên nuôi dưỡng cấp học mầm non

(LĐTĐ) Trong hai ngày 28 - 29/9, 140 nhân viên nuôi dưỡng xuất sắc đến từ các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ tham gia thi tài tại Hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp học mầm non năm học 2024 - 2025.
Tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

Tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội cần tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh; chú trọng việc bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh trong trường học và khu vực cổng trường, an toàn giao thông trên các xe đưa đón học sinh đến trường...
Nỗ lực ổn định nền nếp, giúp học sinh sớm bắt nhịp trở lại với việc học

Nỗ lực ổn định nền nếp, giúp học sinh sớm bắt nhịp trở lại với việc học

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đang nỗ lực ổn định nền nếp dạy học, giúp học sinh sớm bắt nhịp trở lại với việc học và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025.
Giúp học sinh làm quen môi trường đại học từ khi còn là học sinh THPT

Giúp học sinh làm quen môi trường đại học từ khi còn là học sinh THPT

(LĐTĐ) Trải nghiệm làm sinh viên đại học từ khi là học sinh trung học phổ thông (THPT) giúp các em lựa chọn môi trường học tập và định hướng nghề nghiệp tương lai.
Trao giải cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước"

Trao giải cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước"

(LĐTĐ) Ngày 26/9, tại toà nhà Hội Nhà báo Việt Nam, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức Lễ trao giải cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước" và phát động cuộc thi viết "Gia đình học tập".
Xem thêm
Phiên bản di động