Dự thảo học sinh THPT chỉ phải học 4 môn: Giảm tải nhưng sợ học
Thiếu trường, thiếu lớp học: Một thực tế nan giải | |
Học sinh sẽ được phép tự chọn một số môn học | |
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung kế hoạch năm học 2015-2016 |
Học ít có bị “lệch”
Chiếu theo nội dung dự thảo, sẽ có nhiều môn học mới được hình thành trên sự tích hợp các môn học cũ, hoặc một số tên môn học sẽ được điều chỉnh nhằm phù hợp hơn với sự thay đổi về nội dung, ý nghĩa giáo dục, khi mà số môn học sẽ được điều chỉnh xuống mức thấp nhất. Theo đó, việc dạy học tích hợp từ bậc học dưới và phân hóa dần lên bậc học cao hơn, thiết kế môn học theo hai nhóm bắt buộc và tự chọn, kết hợp với các chuyên đề học tập, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, vận dụng kiến thức vào thực tiễn để nghiên cứu khoa học là yêu cầu được đặt ra trong chương trình tổng thể lần này.
4 môn học bắt buộc mà Bộ GD&ĐT đưa ra trong dự thảo bao gồm: Ngữ văn, ngoại ngữ 1, công dân với tổ quốc, toán. Bên cạnh đó sẽ có thêm một số môn tự chọn như: Hóa học, sinh học, vật lý, tin học, địa lý, ngoại ngữ 2, lịch sử, công nghệ, KHTN, KHXH, các chuyên đề học tập về mỹ thuật, âm nhạc, thể dục, hoạt động trải nghiệm sáng tạo và nghiên cứu khoa học.
Giảm tải môn học giúp học sinh tiếp cận thực tế với nghề nghiệp và ước mơ tương lai. |
Phóng viên báo LĐTĐ đã trao đổi với một số giáo viên, học sinh, những người trực tiếp sẽ thực hiện dự thảo của Bộ GD&ĐT khi dự thảo được thông qua thì thấy rằng, hầu hết mọi người đều đồng thuận, bởi lẽ, không chỉ giảm tải các môn học, giảm tải áp lực cho giáo viên, học sinh mà còn giúp các em có nhiều hơn cơ hội trải nghiệm với thực tế. Tuy nhiên, có không ít ý kiến lo ngại và cho rằng, chỉ bắt buộc học 4 môn và học sinh được lựa chọn các môn còn lại theo sở thích có thể dẫn đến tình trạng lệch kiến thức?. Trước sự lo ngại này, cô Hà Uyên, giáo viên trường Quốc tế Newton, cho rằng, điều đó không đáng lo ngại. Với phương pháp giáo dục mới, thầy cô giáo chỉ đóng vai trò là người định hướng, phần chủ động tìm kiếm thông tin thuộc về học sinh. Cách học này sẽ khuyến khích các em năng động, tích cực và sáng tạo hơn trong học tập.
Chia sẻ về vấn đề này, Phó giáo sư Văn Như Cương đánh giá, nếu như dự thảo được thông qua thì đây là một hướng đi mới của ngành giáo dục, hướng đi này cũng đang được các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng. Còn việc lo lắng học lệch của học sinh, thì ngay từ cấp THCS các em đã được học tích hợp 7-8 môn học, nó đã bao hàm các kiến thức cơ bản về các lĩnh vực trong cuộc sống. Vì thế, việc giảm tải ở cấp THPT giúp các em tập trung vào những kiến thức cần thiết hơn là việc học dàn trải. Hiện nay việc internet phát triển, với những thông tin chưa biết, học sinh có thể dễ dàng tra cứu. Cho nên, giảm môn học giúp học sinh tiếp cận nghề nghiệp, ước mơ tương lai rõ ràng hơn.
Còn nhiều thách thức
Với việc giảm tải môn học, một số phụ huynh học sinh cho rằng, giảm môn học không chỉ tránh cho học sinh phải học dàn trải, mà việc học thêm, học phụ đạo cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh việc giảm môn học, ngành giáo dục cũng nên giảm cả nội dung học, sao cho các môn học không còn mang nặng tính sách vở, cao siêu theo kiểu hàn lâm. Thay vào đó là những môn học thực tế, gần gũi và có nhiều hoạt động ngoại khóa, các kỹ năng mềm giúp các em học sinh có nhiều trải nghiệm hơn.
“Một trong những nguyên nhân khiến học sinh chán học, học kém một phần là do số lượng môn học quá nhiều, nội dung quá chuyên sâu, cách học và dạy học gần như chỉ nhằm mục đích thi cử. Việc thay đổi môn học, để học sinh tự chọn môn học nào có ích, gần gũi và gắn liền với cuộc sống, sẽ giúp các em hứng thú để học tập và tìm tòi. Còn việc nhồi nhét vào đầu các em những kiến thức cao siêu mà cho đến mãi sau này cũng không có cơ hội áp dụng vào cuộc sống, thì chỉ tạo cho các em sự mệt mỏi, áp lực, thậm chí là sợ hãi với việc học”, cô giáo Hà Uyên cho biết.
“Một trong những nguyên nhân chính khiến học sinh chán học, học kém một phần là do số lượng môn học quá nhiều, nội dung quá chuyên sâu, cách học và dạy học gần như chỉ nhằm mục đích thi cử. Việc thay đổi môn học, để học sinh tự chọn môn học nào có ích, gần gũi và gắn liền với cuộc sống, sẽ giúp các em hứng thú để học tập và tìm tòi. Còn việc nhồi nhét vào đầu các em những kiến thức cao siêu mà cho đến mãi sau này cũng không có cơ hội áp dụng vào cuộc sống, thì chỉ tạo cho các em sự mệt mỏi, áp lực, thậm chí là sợ hãi với việc học”, cô giáo Hà Uyên cho biết. |
Giảm môn học, giảm nội dung học cho học sinh THPT là cần thiết, thế nhưng cũng tạo rất nhiều thách thức đối với các giáo viên. Thay đổi môn học đồng nghĩa với việc giáo viên phải thay đổi, nâng cao nghiệp vụ, trao dồi kiến thức, mở rộng chuyên môn hơn nhằm đáp ứng được nhu cầu giảng dạy. “Để dự thảo đi vào thực tế và có được hiệu quả tốt nhất, không chỉ thầy cô giáo ở bậc THPT phải trau dồi, mở rộng kiến thức, mà các trường sư phạm cũng phải có những kế hoạch cụ thể trong việc tính toán, đào tạo đội ngũ giáo viên có khả năng giảng dạy tích hợp, nhằm đáp ứng xu thế và yêu cầu thay đổi của ngành giáo dục trong thời gian tới”, cô giáo Nguyễn Thị Lan, trường Asian High School chia sẻ.
Đạt Đỗ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm
Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. |
Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030
Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024
Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực
Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô
Tin khác
Vinh danh 196 nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo
Giáo dục 14/11/2024 13:55
Tôn vinh nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo
Giáo dục 14/11/2024 10:13
Hải Phòng: Huyện An Dương biểu dương phong trào thi đua “Hai tốt” năm học 2023 - 2024
Giáo dục 13/11/2024 07:35
Ngành GD&ĐT Thủ đô: 70 năm vươn mình bứt phá
Xã hội 12/11/2024 14:33
VinFuture xây cầu nối đưa khoa học Việt Nam vươn tầm toàn cầu
Giáo dục 11/11/2024 17:05
Trường THCS Vân Canh: Lan tỏa phong trào khuyến học, khuyến tài
Giáo dục 11/11/2024 15:29
Hà Nội giành giải Nhất toàn đoàn tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Giáo dục 10/11/2024 20:32
Ấn tượng chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô”
Xã hội 10/11/2024 12:36
Sẽ nghiên cứu mức phụ cấp tương xứng cho nhân viên y tế, kế toán trường học
Giáo dục 09/11/2024 21:49
Trang bị kiến thức sử dụng Internet an toàn cho học sinh
Xã hội 09/11/2024 18:50