Giải mã mâm cỗ Tết

(LĐTĐ) Tết để sum vầy, Tết để con cháu làm những mâm cỗ, thắp nén nhang thơm dâng lên tiên tổ thể hiện lòng thành kính. Song có điều không phải ai cũng hiểu hết tận cùng ý nghĩa của mâm cỗ Tết trong dòng chảy văn hóa của người Việt.
giai ma mam co tet Vẹn nguyên cỗ Tết kinh kỳ
giai ma mam co tet Cỗ Tết thời công nghệ, chị em nhàn tênh

Tinh hoa trong mâm cỗ Tết cổ truyền

giai ma mam co tet
Nghệ nhân Ánh Tuyết.

Theo nghệ nhân Ánh Tuyết, một người con của Hà Nội - Người Việt xưa rất coi trọng việc chuẩn bị cho mâm cỗ ngày Tết. Những món ăn trong mâm cỗ truyền thống ngày Tết là những món đặc sắc, hiếm có trong những mâm cơm hàng ngày.

Mâm cỗ Tết của người Việt phụ thuộc phần nhiều vào kinh tế của từng gia đình. Với những gia đình có điều kiện kinh tế trung bình thì mâm cỗ thường có 4 bát 4 đĩa, không kể xôi, nước chấm và dưa hành, tượng trưng cho tứ trụ, 4 mùa, 4 phương. 4 bát bao gồm: Canh bóng thả, chân giò hầm măng khô, mọc nấm thả và miến. 4 đĩa bao gồm: Thịt gà, nem rán, bánh chưng, giò lụa (hoặc chả quế, giò thủ).

Các món bày trên đĩa thường mang ra dùng trước, còn các món bày trong bát thì dùng sau. Với những gia đình khá giả có thể làm mâm cỗ to hơn với 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa, thêm một số món rất đặc sắc như cá chép, cá trắm kho riềng, tôm sú hấp, nộm su hào hoặc đu đủ…

Bên cạnh đó, mỗi khi Tết đến, những món mứt được làm từ thực phẩm trong nhà như bí, gừng... cũng được các chị em tự tay chuẩn bị để cùng gia đình thưởng thức sau mỗi bữa ăn, tăng thêm hương vị ấm áp trong những ngày đầu của năm mới.

Mâm cỗ Tết cổ truyền ngày xưa có thể không đầy đủ, nhưng không thể thiếu bánh chưng, canh măng, giò mỡ, hành muối và thịt. Bánh chưng thường được luộc từ 27 - 28 Tết, riêng món măng được ngâm nước gạo từ vài ngày trước rồi để bên cạnh nồi bánh chưng cho nóng để tiết kiệm củi, còn các loại thực phẩm khác tùy thuộc vào sự sáng tạo của người phụ nữ trong gia đình…

Tùy văn hóa từng vùng miền mà cỗ Tết cũng có sự khác biệt. Để phù hợp với phong tục tập quán thì mỗi nơi có một mâm cỗ khác nhau, tạo nên sự đa dạng về văn hóa ẩm thực. Ví dụ như ở vùng núi, ngoài những món cần có thì mâm cơm Tết thường có thêm các đặc sản như thịt trâu gác bếp, lạp sườn hun khói…

Còn với người Hà Nội cổ thì món bóng lại là món đặc trưng nhất. Món bóng có từ hàng trăm năm nay, bóng bì lấy từ phần vai của lợn, sau khi luộc lên lọc hết mỡ đưa ra phơi và nướng phồng.

Từ nguyên liệu chính là bóng bì người Hà Nội xưa đã chế biến thành các món ăn như bóng xào, canh bóng. Nguyên liệu để làm món canh bóng cũng rất cầu kỳ, để thái một đĩa hạnh nhân phải mất đến 2 giờ; cà rốt, củ đậu, su hào, giò, chả, thịt đều phải thái một cự ly giống nhau, vuông góc.

giai ma mam co tet
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink gói bánh chưng dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân Ánh Tuyết. Ảnh: Đinh Lan

Có lẽ cách làm khá cầu kỳ nên ngày nay những món từ bóng bì đã trở thành đặc trưng của người Hà Nội mà không nơi nào có được. Mâm cỗ Tết xưa cũng được bày biện khá cầu kỳ, có nhà cẩn thận thì tỉa chân tẩy, có nhà muốn nhanh thì bày biện đơn giản, nhưng đa phần mọi người đều muốn để cho mâm cỗ ngày Tết thêm phần bắt mắt nên rất chú trọng đến khâu trang trí bằng cách tỉa chân tẩy.

Tùy từng món khô hay nước mà cách bày biện cũng được các gia đình linh hoạt tạo hình, sự khéo léo, chu đáo của người phụ nữ cũng được thể hiện qua cách nấu những mâm cỗ dâng lên tổ tiên.

Thể hiện nét đẹp văn hóa của người Việt

Những nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt cũng được thể hiện qua mâm cỗ Tết cổ truyền. Xuất phát từ quan niệm của người Việt xưa về sự no đủ trong ngày Tết, các cụ quan niệm rằng những ngày đầu năm phải no đủ thì quanh năm mới được ấm no, hạnh phúc. Còn nếu trong những ngày đầu tiên của năm mới mà bữa ăn thiếu thốn, ăn uống không đầy đủ thì cả năm sẽ đói kém, làm ăn quanh năm không thể phát đạt.

Mâm cỗ ngày Tết cũng là nơi gia đình đoàn tụ, sum vầy, là nơi những thành viên trong gia đình cùng nhau chia sẻ những điều phiền muộn trong năm cũ và hy vọng vào một năm mới sung túc hơn. Mâm cỗ Tết cũng là nơi anh em, hàng xóm, đồng nghiệp quây quần để cùng chúc cho gia chủ có một năm mới may mắn và an lành.

Trong mâm cỗ, những món ngon nhất sẽ được dành cho những người lớn tuổi và trẻ em trong gia đình. Có thể nói, phong tục kính trên, nhường dưới của người Việt đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng không quốc gia nào sánh được.

giai ma mam co tet
Mâm cỗ Tết

Những suy nghĩ từ việc kính trên nhường dưới, đùm bọc nhau, nghĩ về nhau đã tạo nên những mắt xích kết nối các thế hệ trong gia đình. Sự kính trên nhường dưới cũng được lan truyền đến những thành viên nhỏ tuổi trong gia đình.

Những cô bé, cậu bé được chứng kiến bố mẹ dành dụm thực phẩm cho những ngày Tết, được tham gia vào những công việc nhỏ nhất như: Rửa lá dong, trông bánh chưng cùng cha mẹ; chọn những chiếc bánh to, đẹp để rửa sạch, lau khô, buộc lạt đỏ dâng lên ban thờ hay cùng cha mẹ đã giúp các em tự ý thức về việc kính trọng tổ tiên cùng những người lớn trong gia đình.

Để rồi sau này lớn lên, chính các em sẽ là người kế truyền cha mẹ dâng lên tổ tiên những tình cảm chân thành, kể lại cho những thế hệ sau về truyền thống biết ơn ông bà cha mẹ, dù đi bất cứ nơi đâu cũng không thể quên ngày lễ cổ truyền của dân tộc.

Sự thay đổi của cuộc sống hiện đại đã khiến cho những mâm cỗ Tết ngày nay có đôi chút thay đổi, thế nhưng những món đặc trưng trong ngày Tết đến nay vẫn được từng gia đình kế truyền.

Chính những món ăn cầu kỳ trong mâm cỗ Tết truyền thống đã tạo nên nét đặc trưng trong văn hóa của người Việt. Kết nối các thành viên trong gia đình, tạo nên sự ấm cúng trong từng gian bếp mỗi khi xuân về.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đối thoại “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

Đối thoại “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Ngayf 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động". Chương trình nhằm cung cấp những kiến thức mới liên quan đến chế độ, chính sách và pháp luật lao động; đồng thời giải đáp những điều đang còn băn khoăn, vướng mắc cho đoàn viên, người lao động và bạn đọc.
Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, lượng hành khách vào các bến xe có xu hướng giảm mạnh, cùng với đó là hàng loạt đơn vị vận tải tuyến cố định thông báo cắt lốt, ngừng hoạt động. Thực trạng này khiến các bến xe ngày càng vắng vẻ, thưa thớt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bến bãi, điều này đòi hỏi các ngành chức năng cần có giải pháp tháo gỡ.
Ngày 25/4: Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông

Ngày 25/4: Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 25/4, khu vực Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông, nhiệt độ cao nhất là 34 độ C.
Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Nhằm kết nối công nhân, hướng về cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Đáng chú ý là Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Hát cho công nhân nghe - nghe công nhân hát” vào sáng 24/4/2024.
55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty CP Bê tông Minh Đức tổ chức thăm hỏi, tặng quà đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.

Tin khác

Ảnh những khoảnh khắc ấn tượng vòng Tứ kết

Ảnh những khoảnh khắc ấn tượng vòng Tứ kết

(LĐTĐ) Giải bóng đá Công nhân, viên chức, lao động Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - 2024 đã đi đến vòng tứ kết với 4 cặp đấu diễn ra rất hấp dẫn và kịch tính. Sau đây là một số hình ảnh sinh động trong ngày thi đấu hôm nay (23/4).
Taylor Swift từng biểu diễn với trái tim tan vỡ

Taylor Swift từng biểu diễn với trái tim tan vỡ

(LĐTĐ) Trong tour "Eras Tour", Taylor Swift đã tiết lộ về sự đau khổ của mình sau khi chia tay bạn trai lâu năm Joe Alwyn.
Hai Kiện tướng quốc gia thi Mister Vietnam 2024

Hai Kiện tướng quốc gia thi Mister Vietnam 2024

(LĐTĐ) 60 gương mặt vừa lọt vào vòng sơ khảo cuộc thi Mister Vietnam - Nam vương Việt Nam mùa 2 năm 2024. Trong đó, 2 gương mặt đã để lại nhiều ấn tượng với Ban Tổ chức bởi nổi bật ở lĩnh vực thể thao.
Phim 18+ “Cái giá của hạnh phúc”: Lỗi kịch bản hay “lọt” kiểm duyệt?

Phim 18+ “Cái giá của hạnh phúc”: Lỗi kịch bản hay “lọt” kiểm duyệt?

(LĐTĐ) Phim ảnh là một trong những loại hình của nghệ thuật thứ 7, bên cạnh chức năng giải trí còn có chức năng giáo dục. Song thời gian qua, không ít phim thương mại do các nhà sản xuất trong nước dàn dựng quá thiên về yếu tố “sinh lý”, thậm chí đi ngược với thuần phong, mỹ tục vẫn cứ được công chiếu. Phim “Cái giá của hạnh phúc” là ví dụ.
Giờ thứ 9+: Sân chơi sôi động của công nhân, người lao động Việt Nam

Giờ thứ 9+: Sân chơi sôi động của công nhân, người lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Sau hai mùa thành công, phiên bản mới của Giờ thứ 9+ mùa có nhiều đổi mới về nội dung, chương trình sẽ lên sóng vào lúc 15h00 ngày 28/4 trên VTV3.
U23 Việt Nam bị tổn thất về lực lượng sau trận thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam bị tổn thất về lực lượng sau trận thắng U23 Malaysia

(LĐTĐ) Đội tuyển U23 Việt Nam đón tin kém vui về lực lượng sau trận thắng U23 Malaysia.
U23 Việt Nam là đội đầu tiên của Đông Nam Á vào tứ kết giải U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam là đội đầu tiên của Đông Nam Á vào tứ kết giải U23 châu Á 2024

(LĐTĐ) Tính đến lúc này, khi lượt trận thứ 2 của vòng bảng vừa khép lại, danh tính 5 đội chính thức góp mặt ở tứ kết giải U23 châu Á 2024 đã được xác định.
Đánh bại Wolves, Arsenal trở lại ngôi đầu bảng Ngoại hạng Anh

Đánh bại Wolves, Arsenal trở lại ngôi đầu bảng Ngoại hạng Anh

(LĐTĐ) Dù phải làm khách trên sân của Wolves, Arsenal vẫn giành chiến thắng để lấy ngôi đầu bảng giải Ngoại hạng Anh.
Hạ đẹp Malaysia, U23 Việt Nam chờ tin vui vào tứ kết cùng Uzbekistan

Hạ đẹp Malaysia, U23 Việt Nam chờ tin vui vào tứ kết cùng Uzbekistan

(LĐTĐ) Với chiến thuật hợp lý, U23 Việt Nam đã không gặp quá nhiều khó khăn để giành chiến thắng với tỷ số 2-0 trước U23 Malaysia nhờ các pha lập công của Văn Khang và Minh Khoa. Chiến thắng này, gần như chắc chắn sẽ giúp thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn giành tấm vé vào tứ kết cùng với Uzbekistan sớm một lượt trận.
Đêm nay (19/4), Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ cùng giành vé đi tiếp?

Đêm nay (19/4), Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ cùng giành vé đi tiếp?

(LĐTĐ) Tối nay (19/4) sẽ diễn ra hai trận đấu bảng B vòng chung kết Giải bóng đá U23 châu Á năm 2024. Khả năng cao, U23 Nhật Bản sẽ sớm giành vé đi tiếp khi gặp U23 Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) vào 22 giờ 30 phút, trong khi U23 Trung Quốc sẽ khó có điểm trước U23 Hàn Quốc ở trận đấu trước đó vào 20 giờ.
Xem thêm
Phiên bản di động