Giá trị truyền thống dân tộc Mường được bảo tồn và phát triển
Phát triển gắn với gìn giữ bản sắc văn hóa | |
Đánh thứ tiềm năng của các vùng đất khó | |
Chiếc áo mới sau 10 năm sáp nhập |
Dừng chân mua một vài món đồ ở một cửa hàng tạp hóa, chị Đinh Nghĩa Hương, chủ cửa hàng cho chúng tôi biết, con đường nhựa thênh thang mà đoàn chúng tôi đang đi, khoảng chục năm trước đây, là đường đất, trời mưa thì lầy lội, nắng thì bụi bặm, khiến cuộc sống của người dân khu vực này gặp rất nhiều khó khăn.
“Ngay sau khi về với Thủ đô, con đường đã được đầu tư trải nhựa, từ đó, chúng tôi đi lại rất thuận tiện, hoạt động buôn bán cũng vì thế mà phát triển, gia đình tôi chuyển hẳn sang kinh doanh, không làm nông nghiệp nữa, thu nhập ổn định, đời sống giờ đã khá hơn rất nhiều”, chị Hương tâm sự.
Phụ nữ dân tộc Mường huyện Thạch Thất luyện tập cồng chiêng. ảnh: Kiều Hằng |
Đó cũng là cảm nhận chung của cán bộ, nhân dân xã Yên Bình sau 10 năm về với thủ đô Hà Nội. Ông Nguyễn Giáp Dần, Chủ tịch UBND xã Yên Bình kể lại: Trước khi sáp nhập về Thủ đô, xã Yên Bình cũng như 3 xã miền núi khác của huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình), điều kiện kinh tế - xã hội rất khó khăn, cơ sở vật chất gần như không có gì, hệ thống giao thông thì trên 90% là đường đất, lầy lội về mùa mưa, giao thông bị chia cắt. Hạ tầng trường học, trạm y tế, nhà văn hóa chủ yếu là nhà cấp 4 đã xuống cấp trầm trọng; hệ thống điện do nhân dân tự đóng góp xây dựng nên chất lượng không cao, có thôn còn chưa có điện…
Trên địa bàn xã còn có hồ thủy lợi xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước, hệ thống kênh mương hoàn toàn chưa được đầu tư xây dựng; việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi gặp rất nhiều khó khăn, do xã có tới 40% là đồng bào dân tộc Mường, cùng với thiếu vốn, thiếu khoa học kỹ thuật… nên năng suất, sản lượng không cao. Thu nhập trên 1 ha canh tác năm 2007 chỉ đạt 72 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân đầu người của xã cũng chỉ đạt 9 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 14,5%...
Nhưng ngay sau khi nhập về Hà Nội theo Nghị quyết 15 của Quốc hội, xã Yên Bình đã được Thành phố và huyện chỉ đạo, đặc biệt quan tâm đầu tư để bắt kịp mặt bằng chung của các xã khác. Nhờ vậy, hạ tầng xã dần trở nên khang trang, giao thông thuận lợi, từ đó tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh của xã phát triển, hoạt động giao thương tấp nập hơn, nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh cũng đã hình thành, góp phần thay đổi diện mạo của địa phương.
Một tuyến đường giao thông được nâng cấp tại xã Yên Bình. |
Ông Nguyễn Doãn Hoàn, Bí thư Huyện ủy Thạch Thất cho hay: Khi mới sáp nhập về Thủ đô, khu vực các xã thuộc địa phận huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) thậm chí còn chưa có điện. Nhận thấy việc tập trung đầu tư cho địa bàn này là rất cần thiết, để nâng cao đời sống người dân, cũng là để cho tỉnh bạn thấy việc đưa các xã này về với Thủ đô là một chủ trương hoàn toàn chính xác.
Chỉ sau 5 ngày sáp nhập, toàn bộ khu vực này đã có điện, ngay sau đó, huyện đã ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư hệ thống hạ tầng, điện, đường, trường, trạm, đặc biệt là từ khi thực hiện Chương trình số 02 về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.
Cùng với đó, Thành ủy Hà Nội còn ban hành Nghị quyết 06 về “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi TP Hà Nội”, trên cơ sở đó, huyện Thạch Thất đã ban hành Nghị quyết 21a, UBND huyện ban hành Kế hoạch 170,…
Theo thống kê, trong 10 năm qua, 3 xã Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân của huyện Thạch Thất đã được đầu tư trên 735 tỷ đồng để phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó, riêng xã Yên Bình được đầu tư trên 200 tỷ đồng.
Từ nguồn lực này, xã đã triển khai trên 23 công trình, dự án, như xây mới và xây thêm trường Trung học cơ sở, trường Tiểu học và Mầm non; thay thế đường điện hạ thế, trạm biến áp; xây dựng mới 8 công trình đường giao thông trong các thôn, 2 đường giao thông liên thôn, liên xã; 1 nhà văn hóa trung tâm xã; nạo vét và kè 2 hồ thủy lợi, đồng thời, xây mới 6 công trình kênh mương phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Đặc biệt, thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới, nhân dân trong xã đã được chuyển giao khoa học kỹ thuật, được hỗ trợ về giống, vốn (với tổng kinh phí trên 2,3 tỷ đồng) để chuyển đổi sản xuất nông nghiệp.
Mô hình trồng rau hữu cơ mang lại giá trị kinh tế ở xã Yên Bình, huyện Thạch Thất. |
Đến nay, trên địa bàn xã đã hình thành các mô hình nuôi ong, nuôi dê sinh sản; mô hình chuyển đổi vườn tạp sang trồng thanh long ruột đỏ và các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao; hay các mô hình rau an toàn kết hợp với chăn nuôi hữu cơ, trong số đó tiêu biểu nhất là trang trại Hoa Viên, với quy mô hơn 60ha, cung cấp cho thị trường những sản phẩm nông sản an toàn, chất lượng.
Từ sự quan tâm của Thành phố và huyện, với những giải pháp đồng bộ trên các lĩnh vực, diện mạo kinh tế - xã hội của Yên Bình có bước khởi sắc rõ nét. Đến năm 2017, giá trị sản xuất bình quân đạt 180 triệu đồng/ha/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng lên 42 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,06%. Xã cũng hoàn thành toàn bộ 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, được UBND TP công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2015.
Quan trọng hơn, cùng với phát triển kinh tế - xã hội, những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mường được quan tâm, gìn giữ và phát huy. Chủ tịch UBND xã Yên Bình Nguyễn Giáp Dần tự hào chia sẻ: “Trước đây khi chưa về Hà Nội, phụ nữ dân tộc Mường không thích mặc váy dân tộc, không biết đánh Cồng chiêng. Nhưng khi về Hà Nội thì ngược lại, phụ nữ thích mặc váy dân tộc và biết đánh Cồng chiêng”.
Đến nay, 10 thôn của xã Yên Bình có tới 13 bộ Cồng chiêng, 10/10 thôn đều có đội Cồng chiêng thường xuyên luyện tập, giao lưu với nhau cũng như với các xã, các huyện khác.
Có được kết quả này, Bí thư Huyện ủy Thạch Thất Nguyễn Doãn Hoàn cho biết: Ngay sau hợp nhất, huyện xác định văn hóa Cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường cần phải được bảo tồn, phát triển. Chính vì thế, huyện đã mua tặng 3 xã, mỗi xã 1 bộ Cồng chiêng.
Đồng thời, 4 tháng sau hợp nhất, huyện tổ chức Ngày hội văn hóa tại 3 xã, với mục đích nhận diện, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và loại bỏ dần những hủ tục. Đến nay, đồng bào 3 xã thực hiện rất tốt việc cưới, việc tang văn minh, tiết kiệm, trong đó, tỷ lệ hỏa táng ở 3 xã cũng cao nhất huyện Thạch Thất.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành
Nhịp sống Thủ đô 05/11/2024 18:26
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Nhịp sống Thủ đô 05/11/2024 17:05
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên
Thủ đô 05/11/2024 16:23
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Nhịp sống Thủ đô 05/11/2024 14:46
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Nhịp sống Thủ đô 05/11/2024 13:00
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05