Giá điện dự kiến tăng 8,36%: Lại thêm những nỗi lo

(LĐTĐ) Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, vừa qua phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân đã được Chính phủ chấp thuận. Theo đó, dự kiến trong tháng 3/2019, giá bán lẻ điện trên cả nước sẽ tăng khoảng 8,36% (từ 1.720 đồng/KWh lên 1.864 đồng/KWh). Trước việc này, nhiều doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là công nhân lao động, người ở trọ… lo lắng vì thêm gánh nặng cho các khoản chi phí.
gia dien du kien tang 836 lai them nhung noi lo Bộ Công Thương dự tính điều chỉnh tăng giá điện 8,36% trong tháng 3
gia dien du kien tang 836 lai them nhung noi lo EVN Hà Nội lý giải lý do tiền điện tháng 02/2019 tăng cao
gia dien du kien tang 836 lai them nhung noi lo Chính thức ban hành khung giá điện mới 2019

Lý giải thêm về quyết định điều chỉnh giá điện, theo đại diện Bộ Công Thương, hiện mức tiêu thụ điện ở Việt Nam đã tăng lên 10%, trong khi đó các dự án điện ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bị chậm, không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ điện.

Vì thế, ngành điện phải huy động các nguồn điện có giá cao từ khí, dầu, than. Ngoài ra, những biến động của nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và các tác động từ phí bảo vệ môi trường, tỉ giá… đã làm EVN tăng chi phí lên hàng ngàn tỉ đồng.

gia dien du kien tang 836 lai them nhung noi lo
Giá điện dự kiến được điều chỉnh tăng khoảng 8,36% trong tháng 3/2019.

Do đó, việc điều chỉnh phương án giá điện năm 2019 tăng thêm 8,36% đã bao gồm các chi phí đầu vào có tác động đến giá điện. Cụ thể, giá than nội địa điều chỉnh bước 1 với mức tăng bình quân 5% khiến chi phí mua điện tăng thêm khoảng 3.183 tỉ đồng.

Giá than pha trộn giữa than nhập khẩu với than sản xuất trong nước từ ngày 16/1/2019 có giá cao hơn giá than nội địa làm tăng chi phí mua điện khoảng 1.921 tỉ đồng.

Thuế bảo vệ môi trường đối với than và xăng dầu tăng cũng làm tăng chi phí mua điện khoảng 450 tỉ đồng. Trong kịch bản điều hành giá điện năm 2019, riêng đối với các hộ nghèo, hộ chính sách vẫn được hỗ trợ với mức hỗ trợ hàng tháng tương đương số lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng.

Hộ chính sách xã hội có lượng điện sử dụng không quá 50 kWh/ tháng được hỗ trợ với mức hỗ trợ hàng tháng tương đương số lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng (theo quy định tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện)…

Phương án điều chỉnh giá điện năm 2019 được đại diện Bộ Công Thương lý giải là vậy, tuy nhiên, trước thông tin này không ít người dân và doanh nghiệp tỏ ra lo lắng khi cho rằng, giá điện tăng sẽ gây tác động và áp lực lên các chi phí khác như giá cả, chi phí nhân công… những lo lắng này không phải là không có cơ sở bởi thực tế, sau mỗi đợt giá điện được điều chỉnh, hàng loạt các mặt hàng, dịch vụ khác cũng “té nước theo mưa” và thiệt thòi vẫn là người dân phải gánh chịu.

So với mức tăng 6,08% của đợt điều chỉnh lần tăng giá điện gần nhất của EVN vào năm 2017, lần này, mức tăng giá điện được điều chỉnh cao hơn lên mức 8,36%. Với mức tăng này, giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 1.720 đồng/KWh hiện nay lên 1.864 đồng/KWh.

Mặc dù thông tin phương án dự kiến tăng giá điện mới được công bố, tuy nhiên, theo chia sẻ của một số người dân đang thuê nhà trọ để ở, cũng như công nhân lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn Thủ đô, họ đang tỏ ra hết sức lo lắng về việc các chủ nhà trọ sẽ nâng giá điện cao hơn mức bình thường, thậm chí nâng cả giá phòng trọ cho thuê…

Chị Nguyễn Thị Hường một công nhân đang thuê trọ tại phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm) băn khoăn góc độ chủ nhà thuê trọ nhập nhèm. Chị cho hay, dẫu Nhà nước đã có những quy định cụ thể về việc sử phạt vi phạm đối với các chủ nhà trọ, nếu như họ thu tiền vượt mức quy định của Nhà nước đối với công nhân lao động và người thuê nhà để ở.

Tuy nhiên, hiện đa số công nhân lao động và những người thuê trọ như chúng tôi vẫn phải trả tiền điện ở mức từ 3.000 – 4.000đồng/kwh mà không dám lên tiếng, bởi lẽ nếu lên tiếng chủ nhà trọ bị phạt thị họ sẵn sàng tống cổ chúng tôi ra đường. Vì thế, lần này giá điện chắc chắn cũng sẽ được các chủ nhà trọ tăng giá, điều này khiến chúng tôi cảm thấy gánh nặng đè thêm lên đôi vai của mình.

Tương tự, chị Trần Thị Hương (người thuê trọ tại quận Cầu Giấy) cũng rất lo lắng khi giá điện tăng thêm 8.36% khiến mỗi tháng gia đình chị chi phí thêm khoảng 500.000 đồng.

Chị cũng lo ngại giá điện tăng thì giá cả hàng hóa khác cũng sẽ tăng theo. “Vợ chồng tôi đều là công nhân lao động, tổng lương thu nhập nếu tính cả tăng ca chỉ khoảng 15 triệu đồng/tháng.

Chi phí đó vừa đủ trả tiền thuê nhà trọ, nuôi hai đứa con đi học, còn dư vài trăm để dành phòng khi đau ốm. Giờ điện tăng, gas tăng, xăng dầu tăng, thực phẩm tăng… tất cả đều tăng sẽ khiến cuộc sống không chỉ của vợ chồng tôi mà rất nhiều người khác cũng sẽ khó khăn hơn”, chị Hương cho biết.

Trước thông tin dự kiến tăng giá điện trong tháng 3 vừa được đại diện Bộ Công Thương thông báo, ông Phạm Duy Khánh, Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất ở Hà Nội, tỏ ra hết sức lo ngại về việc sẽ đội chi phí sản xuất trong khi giá bán sản phẩm không dễ tăng bởi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.

"Hiện nay dây chuyền sản xuất của chúng tôi chủ yếu đều sử dụng điện, do đó, chi phí tiền điện hàng tháng không hề nhỏ. Vì thế, nếu giá điện được điều chỉnh tăng thêm 8,36%, đồng nghĩa với việc chi phí tiêu hao sẽ tăng lên, buộc chúng tôi phải tính toán giảm các chi phí khác nếu như không muốn tăng giá sản phẩm”, ông Khánh cho biết.

Tương tự như với các doanh nghiệp, việc điều chỉnh giá điện tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đối với các hộ sản xuất nông nghiệp ở nông thôn. Bởi lẽ, những chi phí về việc sử dụng điện để tưới tiêu, thắp sáng… sẽ phải tăng lên, cộng với các chi phí tiền phân bón, công chăm sóc, thì mỗi sào rau bán ra lời lãi chẳng được bao nhiêu.

Trong khi đó thu nhập đối với ngành nghề này lại bấp bênh, bởi thế, khi giá điện được điều chỉnh tăng thêm, thiệt thòi thuộc về người dân.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy: “Thi đua là cách tốt nhất và thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ, thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm để thi đua mãi”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã chủ động phát động sâu rộng các phong trào thi đua trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn thị xã.
Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

(LĐTĐ) Vé máy bay trong nước quá đắt do “khan” máy bay phục vụ đợt cao điểm nghỉ lễ, nên nhiều người đã chọn cách đi du lịch các nước trong khu vực. Giá vé xe khách, tuy ngành Giao thông vận tải yêu cầu nhà xe không tăng giá, nhưng việc đặt chỗ xe đã “nóng” từ lâu. Thời điểm này đặt xe từ Hà Nội về các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh bằng xe chất lượng cao rất khó. Đơn giản, vì chỗ đã được hành khách đặt trước từ lâu rồi.
3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

(LĐTĐ) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố quyết định xử phạt 3 doanh nghiệp với tổng số tiền 600 triệu đồng. Doanh nghiệp bị phạt nặng nhất gần 450 triệu đồng vì không đăng ký giao dịch chứng khoán.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Dự báo thời tiết ngày 24/4: Hà Nội nhiều mây, mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết ngày 24/4: Hà Nội nhiều mây, mưa rào và dông vài nơi

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 24/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, ngày có mưa rào và dông vài nơi, nhiệt độ cao nhất là 31 độ.
Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 nhân viên nhà máy xi măng

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 nhân viên nhà máy xi măng

(LĐTĐ) Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố bị can đối với Trần Mạnh Hùng, là nhân viên cân băng liệu của Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, để tiếp tục điều tra vụ tai nạn lao động làm 7 người chết.

Tin khác

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quyết định đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Đây cũng được coi là giải pháp nhằm giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu. Liệu rằng sắp tới giá vàng sẽ “ngừng nhảy múa” và “giảm nhiệt”?
Mở rộng không gian ngành điện

Mở rộng không gian ngành điện

(LĐTĐ) Sau gần một năm có Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), kế hoạch thực hiện quy hoạch quan trọng này cuối cùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng miếng, với giá hơn 81,3 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới chao đảo, vàng trong nước giảm mạnh

Giá vàng thế giới chao đảo, vàng trong nước giảm mạnh

(LĐTĐ) Chưa từng có trong lịch sử, thị trường vàng thế giới chao đảo theo những cơn sóng địa chính trị tại một số điểm nóng. Vàng thiết lập đỉnh mới liên tục rồi chạy biên độ ngang dọc, lên xuống, khó lường. Trong sáng nay (23/4), những thông tin mới về địa chính trị cũng như các chỉ số kinh tế Mỹ có dấu hiệu tươi sáng hơn là yếu tố then chốt thúc đẩy giá vàng thế giới rơi thẳng đứng.
Cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán nổi sóng

Cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán nổi sóng

(LĐTĐ) VN-Index tăng 15 điểm trong phiên đầu tuần. Các mã ngân hàng, chứng khoán dẫn đầu đà tăng trong khi thanh khoản thị trường giảm sâu, dòng tiền thận trọng sau cú rơi hơn 100 điểm vừa qua.
Hủy đấu thầu vàng miếng SJC

Hủy đấu thầu vàng miếng SJC

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa có thông báo hủy phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng nay (22/4) do không đủ số doanh nghiệp đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc.
Vàng bất ngờ giảm giá, USD lại nóng lên

Vàng bất ngờ giảm giá, USD lại nóng lên

(LĐTĐ) Sáng nay (22/4), trong khi giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn sụt giảm thì tỷ giá USD vẫn tăng vọt. Hiện giá USD tại các ngân hàng thương mại đã lập đỉnh lịch sử khi bán ra ở mức 25.473 đồng.
Sáng mai (22/4) sẽ đấu thầu gần 17.000 lượng vàng miếng

Sáng mai (22/4) sẽ đấu thầu gần 17.000 lượng vàng miếng

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước thông báo sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng vào 10h sáng ngày 22/4 tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước.
Giá vàng hạ nhiệt, tỷ giá USD vẫn cao

Giá vàng hạ nhiệt, tỷ giá USD vẫn cao

(LĐTĐ) Do một số nhà đầu tư đã tranh thủ bán chốt lời nên giá vàng hạ nhiệt, đóng cửa ở mức khoảng 2.392 USD/ounce. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dù công bố bán USD cho các ngân hàng thương mại nhưng giá USD vẫn cao.
Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

(LĐTĐ) Mảng xuất khẩu của Vinamilk năm 2023 tăng về cả doanh thu và số thị trường, kết quả quí I/2024 dự báo tích cực. Bên cạnh sự đóng góp lớn từ các thị trường chủ lực truyền thống, nhiều thị trường mới đã được khai phá.
Xem thêm
Phiên bản di động