Ghi nhận các ý kiến để xem xét
Lãng phí, nguy hiểm và không hiệu quả! | |
Xe máy lưu thông ban ngày phải bật đèn: Liệu có phản tác dụng? | |
“Bật đèn xanh” |
Vì sao dư luận phản ứng?
Như Lao động Thủ đô đã đề cập, quanh đề xuất phương tiện xe máy lưu thông phải bật đèn 24/24 giờ được Bộ Giao thông Vận tải đề cập tại dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), không ít chuyên gia nghiên cứu cho rằng đề xuất này nên được cân nhắc kỹ lưỡng.
Góp ý vào Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, cho rằng nên bỏ quy định xe máy phải bật đèn nhận diện. Thay vào đó, cơ quan chức năng chỉ nên khuyến cáo các phương tiện sử dụng đèn nhận diện trong điều kiện thời tiết xấu.
Theo nhiều chuyên gia, đèn nhận diện của xe máy là nội dung được luật hóa theo quy định tại điều 32 Công ước Viena, đã được nghiên cứu và áp dụng ở nhiều quốc gia, trong đó có các quốc gia có khí hậu tương đồng Việt Nam. Tại Việt Nam, những quy định pháp lý hiện hành mới chỉ yêu cầu người điều khiển phương tiện xe máy bật đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ hôm trước đến 5 giờ hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.
Bày tỏ quan điểm của mình về đề xuất phương tiện xe máy lưu thông phải bật đèn 24/24 giờ, ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho rằng đề xuất không nên áp dụng quá cứng nhắc và máy móc các quy định.
Nhiều ý kiến cho rằng, phương tiện giao thông bật đèn ban ngày có thể gây chói mắt với người điều khiển phương tiện đi ngược chiều. Ảnh: Giang Nam |
Khi đề xuất cần căn cứ vào những điều kiện cụ thể và mang tính đặc thù của giao thông Việt Nam. Viện dẫn điều này, ông Bùi Danh Liên chia sẻ, trong công cuộc chống dịch Covid – 19 thời gian qua, Việt Nam xử lý tương đối hiệu quả và thành công. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới có những phương cách tưởng chừng hữu hiệu song khi áp dụng thực tế lại không mấy hiệu quả.
Đồng quan điểm này, chuyên gia giao thông TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, ở Việt Nam, loại phương tiện di chuyển chủ yếu là xe gắn máy, vì vậy việc sử dụng đèn ban ngày, gia tăng sự căng thẳng cho người tham gia giao thông. Nguy cơ tai nạn nhiều hơn.
Lấy ý kiến hoàn thiện
Trao đổi quanh đề xuất này, bà Trịnh Thị Hằng Nga, Vụ trưởng Pháp chế (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết quy định về đèn nhận diện là nội dung được luật hóa theo quy định tại công ước quốc tế trong lĩnh vực này, đã được nghiên cứu và áp dụng ở nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước có khí hậu tương đồng Việt Nam. Tuy nhiên, bà Trịnh Thị Hằng Nga cũng chia sẻ quy định bật đèn nhận diện xe máy vào ban ngày sẽ không quy định “cứng” thành quy tắc giao thông.
Thay vào đó, chỉ quy định về đèn nhận diện thành một cấu thành bắt buộc của phương tiện để vừa đảm bảo quy định của Công ước, vừa đảm bảo cơ chế phòng ngừa tai nạn cho người tham gia giao thông. "Trên cơ sở ý kiến đóng góp của người dân, dự thảo đã được chỉnh lý theo hướng không quy định cứng thành quy tắc giao thông mà chỉ quy định về đèn nhận diện thành một cấu thành bắt buộc của phương tiện để vừa đảm bảo quy định của Công ước vừa đảm bảo cơ chế phòng ngừa tai nạn cho người dân" – đại diện Vụ trưởng Pháp chế thông tin.
Với vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ cho biết, ban soạn thảo sẽ tiếp tục ghi nhận các ý kiến góp ý của các bộ ngành, địa phương, người dân đến ngày 21/6. Sau đó sẽ tiếp thu, chỉnh sửa và trả lời bằng văn bản. Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm nay.
Liên quan đến Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, Luật Giao thông Đường bộ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Qua nhiều năm triển khai, dù đã được sửa đổi nhưng Luật Giao thông Đường bộ hiện thời đã bộc lộ một số bất cập nhất định, chưa theo kịp với sự phát triển của đời sống kinh tế hiện đại. Theo đó, vẫn tồn tại sự chồng chéo giữa các quy định và thủ tục dẫn tới sự chồng lấn về mặt quản lý giữa các cơ quan Nhà nước và gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.
“Luật Giao thông Đường bộ mới cần tạo hành lang pháp lý điều chỉnh vận tải, thúc đẩy phát triển giao thông đường bộ và kinh tế đất nước, hội nhập giao thông trong khu vực. Trong đó, nhiều vấn đề cộng đồng doanh nghiệp quan tâm như việc phân loại các loại hình, điều kiện kinh doanh vận tải, cấp phép điều hành giao thông thông minh, quản lý điều hành cao tốc. Luật Giao thông Đường bộ mới phải mở đường cho hướng phát triển đó” - ông Vũ Tiến Lộc chia sẻ quan điểm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34