EU bàng hoàng trong cú địa chấn lớn nhất lịch sử 59 năm
Khởi động cuộc thi “Nước Anh trong mắt tôi” | |
Hoàng tử bé nước Anh lần đầu công du nước ngoài |
EU đang trải qua cơn địa chấn lớn nhất trong lịch sử của liên minh |
Hơn 46 triệu cử tri Anh hôm 23/6 đã đi bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý lịch sử. Đây là con số cao kỷ lục đối với một kỳ bỏ phiếu ở Anh. Theo kết quả vừa được công bố ngày hôm qua (24/6), 51,9% người dân Anh ủng hộ rời EU trong khi con số ủng hộ việc ở lại liên minh này chỉ là 48,1%. Như vậy, phe ủng hộ rời khỏi EU đã giành chiến thắng.
Khỏi phải nói phe đấu tranh đòi Anh rời khỏi EU đã phấn khích như thế nào. Mọi thứ vỡ òa đối với họ bởi trước đó chỉ vài giờ, họ đã nghĩ mình thất bại trong cuộc đua lần này. Điều đó được thể hiện bởi phát biểu của một số lãnh đạo phe ủng hộ rời EU, trong đó họ bắt đầu thừa nhận sự thất bại.
Lãnh đạo Đảng Độc lập Anh – ông Nigel Farage tuyên bố: “Hãy để ngày 23/6 đi vào lịch sử của chúng ta như một ngày độc lập”.
Trong khi đó, một loạt lãnh đạo Châu Âu như Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Sigmar Gabriel, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk... đều bày tỏ 23/6 là “một ngày buồn” đối với Châu Âu.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk phát biểu: “Có một thực tế không cần phải che đậy đó là chúng ta mong muốn một kết quả khác trong cuộc trưng cầu dân ý ngày hôm qua. Vào thời điểm này, tôi nhận thức được đầy đủ mức độ nghiêm trọng, thậm chí là hệ lụy xấu về mặt chính trị”.
Chiến thắng của phe ủng hộ rời EU đã đẩy nước Anh vào một con đường phía trước đầy chông gai và bất ổn. Trong khi đó, EU phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong lịch sử 59 năm của liên minh. Người ta đang lo ngại rằng, kết quả cuộc trưng cầu dân ý ở Anh có thể là điềm báo cho sự kết thúc của một liên minh từng được đánh giá là khối thành công nhất trong lịch sử thế giới.
Nước Anh và tương lai bất định
Vào thời điểm này, khó có thể nói chính xác Anh mất gì và được gì khi quyết định rời khỏi EU. Tuy nhiên, giới phân tích lâu nay vẫn tin rằng, Anh sẽ phải đối mặt với một “cú sốc kinh tế” và đây được xem là hậu quả lớn nhất khi Anh “ly hôn” với EU. Những hậu quả về kinh tế đối với Anh sẽ bao gồm mất hạng tín dụng AAA, mất lợi thế xuất khẩu trong khu vực thương mại tự do EU, kinh tế sẽ tuột dốc với tăng trưởng GDP giảm mạnh, đồng bảng mất giá, gần 1 triệu lao động mất việc, hàng trăm doanh nghiệp Châu Âu rời khỏi Anh và mất vị thế là trung tâm tài chính của Châu Âu.
Người dân Anh sẽ phải trả thêm tiền thuế và chi phí đi lại, du lịch sang các nước Châu Âu sẽ tăng lên. Không còn chế độ tư do đi lại trong EU cũng sẽ khiến nhiều người dân Anh cũng như doanh nghiệp Anh mất đi những cơ hội tốt nhất trên thị trường lao động.
Ngoài ảnh hưởng về kinh tế, Anh sẽ mất đi vị thế đầy ảnh hưởng về mặt chính trị khi không còn là một thành viên của EU. Anh là một trong những thành viên hàng đầu của EU và bản thân liên minh này là một thế lực hàng đầu thế giới. Vị thế của Anh là rất lớn khi đóng vai trò chủ chốt trong một liên minh mạnh và gắn kết như EU. Tầm quan trọng của Anh với các đối tác lớn khác như Mỹ cũng sẽ bị giảm đi khi Anh tách ra đứng riêng. Về an ninh, quân sự, Anh rõ ràng tự cô lập mình. Thay vì được bảo vệ bởi một liên minh hùng hậu gồm 28 thành viên và đồng minh Mỹ, Anh có thể sẽ phải tự mình chống lại mối đe doạ từ chủ nghĩa khủng bố và những nguy cơ an ninh khác.
Việc Anh quyết định rời EU cũng khiến nước này phải đấu tranh với sự tồn tại của chính mình. Vương quốc Anh rất dễ tan đàn xẻ nghé bởi tỉ lệ người dân Scotland và Bắc Ireland bỏ phiếu ủng hộ ở lại EU ở mức áp đảo. Kết quả này rất dễ thúc đẩy người dân Scotland và Bắc Ireland tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý về việc tách họ ra khỏi Vương quốc Anh.
Cuộc trưng cầu dân ý ở Anh cũng đã khiến xã hội nước này chia rẽ rõ rệt giữa một bên là lực lượng ủng hộ EU và một bên là lực lượng phản đối EU. Thất bại của phe ủng hộ EU đã kéo đổ chính quyền của Thủ tướng David Cameron.
Có vẻ như cái mất đối với việc Anh rời EU là không hề ít. Vậy cái được ở đây là gì. Theo lập luận của những thành phần ủng hộ Anh rời EU thì họ đã được giải phóng, họ đã giành lại quyền độc lập, tự chủ, tự đưa ra quyết định về cuộc sống của họ. Anh sẽ không bị điều khiển bởi Brussels và không bị can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ.
Những người ủng hộ Anh rời EU cũng tin rằng, họ sẽ giải quyết được cuộc khủng hoảng nhập cư, giảm bớt mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố, không phải chịu hậu quả từ những bất ổn hay khủng hoảng từ các nước khác và không phải đóng góp số tiền lên tới 8,5 tỉ bảng cho Liên minh Châu Âu. Người dân Anh sẽ không còn phải đối mặt với cuộc cạnh tranh khốc liệt về công ăn việc làm.
Hiệu ứng domino
EU rõ ràng là choáng váng trước kết quả cuộc trưng cầu dân ý ở Anh. Sự ra đi của Anh là một cú giáng mạnh nhất từ trước đến nay mà EU phải hứng chịu kể từ khi được thành lập cách đây gần 60 năm. Cú giáng này khiến EU loạng choạng. Việc Anh lựa chọn rời EU đã khiến liên minh này suy yếu và phần nào mất đi uy tín, uy thế của một liên minh vốn được xem là hùng mạnh nhất, gắn kết nhất và thành công nhất từ trước đến nay.
Cuộc trưng cầu dân ý ở Anh sẽ gây ra một cơn hoảng loạn thực sự ở Châu Âu bởi người ta lo ngại về hiệu ứng domino – một hiệu ứng có thể phá tan giấc mơ Châu Âu thống nhất của nhiều người.
Để trấn an mối quan ngại trên, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đã ra tuyên bố, trong đó khẳng định: “Đây là một thời khắc lịch sử nhưng chắc chắn đây không phải là lúc dành cho những sự phản ứng hỗn loạn. Tôi muốn đảm bảo với tất cả người dân rằng chúng ta cũng đã chuẩn bị cho kịch bản xấu này. Thay mặt cho 27 vị lãnh đạo, tôi có thể nói rằng chúng ta quyết tâm gìn giữ sự nhất thể của 27 thành viên. Đối với tất cả chúng ta, Liên minh là khuôn khổ dành cho một tương lai chung của chúng ta. Những năm qua là những năm tháng khó khăn nhất trong lịch sử Liên minh của chúng ta. Tuy vậy, tôi luôn luôn nhớ tới câu nói cha tôi thường nói với tôi: ‘Những thứ không thể giết chết được con thì sẽ làm cho con mạnh mẽ hơn’”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
Quốc tế 06/11/2024 14:14
Cập nhật bầu cử tổng thống Mỹ: Ông Trump đang dẫn đầu về số phiếu đại cử tri
Quốc tế 06/11/2024 12:02
Malaysia tái khởi động cuộc tìm kiếm máy bay MH370 đã mất tích hơn 10 năm
Quốc tế 06/11/2024 11:20
Vì sao cuộc bầu cử Mỹ 2024 tốn kém nhất trong lịch sử?
Quốc tế 06/11/2024 10:01
Ông Donald Trump giành chiến thắng ở các bang Florida, Texas
Quốc tế 06/11/2024 09:59
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Ông Donald Trump đang dẫn đầu
Quốc tế 06/11/2024 08:41
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Quốc tế 05/11/2024 19:30
Philippines: Bão Trami gây mưa lớn, ngập lụt, hàng ngàn người bị ảnh hưởng
Quốc tế 23/10/2024 15:58
Ngoại trưởng Israel thông báo với các nước về cái chết của thủ lĩnh Hamas
Quốc tế 18/10/2024 07:41
Nổ xe bồn chở nhiên liệu ở Nigeria khiến gần trăm người thiệt mạng
Quốc tế 17/10/2024 06:26