Đưa pháp luật đến với người lao động

Trong khi  việc vi phạm pháp luật lao động và các chế độ chính sách của người lao động vẫn diễn ra phổ biến, việc bảo vệ người lao động thông qua tuyên truyền, tư vấn, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người lao động luôn là một nhiệm vụ quan trọng của tổ chức CĐ. 
dua phap luat den voi nguoi lao dong Luôn đảm bảo phúc lợi cho người lao động
dua phap luat den voi nguoi lao dong Đẩy mạnh các hoạt động “Vì lợi ích đoàn viên”

Thiệt thòi vì thiếu hiểu biết

Có thâm niên công tác 7 năm tại một doanh nghiệp tư nhân chuyên nhập khẩu, phân phối các sản phẩm sữa đặt tại địa bàn quận Nam Từ Liêmvà tham gia đóng BHXH liên tục từ đó đến nay, nhưng mới đây, khi xin thôi việc, chị Nguyễn Thị Ngọc nhân viên doanh nghiệp này không được thanh toán bất cứ một khoản gì ngoài tiền lương thời gian chị đã làm việc tại đó.

dua phap luat den voi nguoi lao dong
Mỗi buổi sinh hoạt trợ giúp pháp lý đều có rất đông công nhân tham gia. (Ảnh minh họa)

Do không hiểu rõ quyền lợi mình được hưởng, nên chị Ngọc cũng không thắc mắc, đòi hỏi gì. Chỉ đến khi theo dõi buổi tọa đàm trực tuyến về pháp luật lao động trên một tờ báo điện tử, chị Ngọc mới “vỡ lẽ” rằng khi người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên và chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật thìngười sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng phụ cấp lương (nếu có).

Tại hội nghị triển khai công tác tư vấn pháp luật năm 2017 do Trung tâm tư vấn pháp luật CĐ Hà Nội tổ chức mới đây, Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Lê Đình Hùng yêu cầu, trong thời gian tới, ngoài duy trì, phát triển hoạt động tuyên truyền pháp luật, Trung tâm tư vấn pháp luật CĐ Hà Nội và các tổ tư vấn pháp luật CĐ cấp trên cơ sở cần làm tốt hơn nữa công tác tư vấn pháp luật.

Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố cũng giao nhiệm vụ cho Trung tâm tư vấn pháp luật CĐ Hà Nội cần phối hợp với CĐ các KCN&CX Hà Nội thành lập văn phòng tư vấn pháp luật tại các KCN&CX Hà Nội để CNLĐ trong các KCN&CX Hà Nội có thể dễ dàng tìm đến khi có những vướng mắc trong quan hệ lao động hoặc khi muốn tìm hiểu về pháp luật lao động.

Ngoài ra, người lao động còn được nhận các khoản tiền khác như: Tiền những ngày nghỉ phép hàng năm (nếu còn) mà trong thời gian làm việc chưa nghỉ; các khoản trợ cấp hoặc các quyền lợi vật chất khác quy định tại Thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp (nếu có); được nhận sổ lao động; được nhận lại sổ BHXH và được hưởng quyền lợi về BHXH theo quy định của Nhà nước. Sau khi nắm được quy định này, chị Ngọc đã trở lại yêu cầu doanh nghiệp cũ thanh toán các khoản trên và được doanh nghiệp thanh toán đầy đủ.

Dẫu sao, chị Ngọc vẫn may mắn khi đã đòi lại được quyền lợi của mình. Trong nhiều trường hợp khác, vì không nắm rõ những quy định của pháp luật, người lao động đành chấp nhận mất trắng quyền lợi. Như trường hợp của Nguyễn Ngọc Tuấn – quê Hoài Đức- Hà Nội.

Quá khao khát có được việc làm, nên khi được nhận vào làm việc tại một doanh nghiệp tư nhân chỉ bằng một thỏa thuận miệng, Tuấn vẫn mừng như bắt được vàng. Làm việc miệt mài từ 8h sáng đến 18h chiều, cả tuần chỉ có một ngày nghỉ, không BHYT, BHXH nhưng với Tuấn “có việc làm, có thu nhập là tốt rồi, cần gì phải đòi hỏi này nọ”.

Thế rồi, bỗng nhiên, công ty gặp khó khăn, trong số các lao động bị cắt giảm có cả Tuấn. Tệ hại hơn, anh phải ra đi với hai bàn tay trắng bởi giữa anh và Công ty chưa hề có một ràng buộc nào trên văn bản, giấy tờ...

Những trường hợp kể trên cho thấy, kiến thức pháp luật của CNLĐ còn rất hạn chế. Nói về trình độ hiểu biết pháp luật của người lao động, bà Vũ Thị Trình, Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Hai Bà Trưng nhận xét: hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tuyển dụng lao động phần lớn là lao động phổ thông, việc nắm bắt pháp luật của họ hạn chế, từ đó dẫn đến những hậu quả khó lường trong quan hệ lao động.

Người lao động bị chèn ép, mất quyền lợi mà chính họ cũng không biết và không hiểu rõ những quy định của pháp luật. Trong khi đó, người sử dụng lao động là người có trình độ, năng lực, hiểu biết về pháp luật nên họ thường tìm mọi cách để lách luật với mục đích tối đa hóa lợi nhận, dẫn đến tình trạng mất cân bằng trong quan hệ lao động và hậu quả là người lao động bị thiệt thòi.

Tăng cường đưa pháp luật đến với người lao động

Trước thực trạng phổ biến việc vi phạm chế độ chính sách đối với người lao động có một phần do người lao động thiếu hiểu biết pháp luật, các cấp CĐ Thủ đô luôn đặc biệt quan tâm, xúc tiến nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật cho người lao động, nhất là CNLĐ trong DN ngoài nhà nước.

Điển hình, Trung tâm tư vấn pháp luật CĐ Hà Nội cùng với tổ tư vấn pháp luật CĐ các quận, huyện, ngành đã tích cực hoạt động, phát huy tốt vai trò của mình thông qua việc tổ chức tuyên truyền, tư vấn pháp luật cho người lao động với hình thức đa dạng như tư vấn tại trụ sở đơn vị, tư vấn qua điện thoại, tư vấn lưu động tại doanh nghiệp đồng thời chủ động, tích cực tham gia giải quyết các xung đột pháp lý trong quan hệ lao động, hỗ trợ pháp lý cho người lao động.Tuy nhiên, công tác này vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi thực tế của CNVCLĐ.

Bà Vũ Thị Hương Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn Hà Nội thẳng thắn cho biết: Công tác tư vấn pháp luật chưa được các cấp công đoàn quan tâm đầu tư đúng mức về thời gian và kinh phí cho các hoạt động tư vấn tại cơ sở, chất lượng tư vấn chưa cao do kinh phí đầu tư cho hoạt động này còn ít, mạng lưới tư vấn cơ sở trình độ nghiệp vụ và hiểu biết pháp luật còn hạn chế, bộ máy và độ ngũ cán bộ làm công tác tư vấn pháp luật còn mỏng, đều là kiêm nhiệm, thời gian dành cho hoạt động tư vấn pháp luật chưa nhiều nên chưa đáp ứng được nhu cầu tư vấn của rộng rãi đối tượng CNVCLĐ.

Trong khi đó, bà Đồng Thị Nga - Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Hoài Đức cho rằng, ý thức chấp hành pháp luật nói chung, Luật Lao động nói riêng của chủ sử dụng lao động còn chưa nghiêm. Nhiều chủ doanh nghiệp cố tình né tránh không muốn người lao động của mình hiểu biết về pháp luật. Do đó CĐ rất khó tiếp cận với CNLĐ để tuyên truyền, tư vấn pháp luật.

Để đưa pháp luật đến với CNVCLĐ hiệu quả hơn, giúp người lao động có thể tự bảo vệ mình trong quan hệ lao động, bà Vũ Thị Hương cho rằng, trước hết cần tạo chuyển biến về nhận thức của chủ sử dụng lao động và người lao động về sự cần thiết của việc nâng cao hiểu biết pháp luật cho CNLĐ.

Cùng đó, cần tăng cường phân cấp và quy rõ trách nhiệm cho từng cấp CĐ trong việc tổ chức hoạt động tư vấn, đánh giá hiệu quả về công tác này. Bà Đồng Thị Nga- Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Hoài Đức thì cho rằng cần cách thức tuyên truyền pháp luật cho người lao động cần phải được đa dạng, linh hoạt đa dạng chẳng hạn như sân khấu hóa việc tuyên truyền bằng các cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, lồng ghép với tổ chức chiếu phim phục vụ người lao động để giảm bớt sự khô khan, căng thẳng, giúp người lao động dễ nắm bắt, dễ hiểu, dễ nhớ và áp dụng trong thực tiễn.

Có ý kiến khác lại đề xuất, cần thiết kế, in ấn các tờ gấp nội dung ngắn gọn, dễ hiểu đề cập đến các vấn đề trọng tâm, thiết yếu mà người lao động cần biết, liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ khi ký HĐLĐ rồi phát cho công nhân tại các công ty.

Khi thấy đây là nội dung liên quan mật thiết với mình, người lao động sẽ tiếp nhận một cách nhanh chóng. Ngoài trông chờ vào tổ chức công đoàn, người lao động cũng cần chủ động nghiên cứu luật để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân, tránh thiệt thòi trong quan hệ lao động.

Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tin khác

Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ

Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị Ủy ban nhân dân các địa phương chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền và thực hiện tặng quà của Chủ tịch nước kịp thời, đầy đủ trước Tết Nguyên đán, không để xảy ra sai sót, tiêu cực.
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực

Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực

(LĐTĐ) Theo Hướng dẫn lương 2025 của ManpowerGroup Việt Nam, triển vọng lương tích cực ở hầu hết ngành nghề. Mức lương tối thiểu ở phần lớn các công việc trong tất cả các lĩnh vực duy trì ổn định, ngoại trừ một vài vị trí có sự giảm nhẹ.
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm

Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm

(LĐTĐ) Báo Thanh Niên vừa tổ chức thành công sự kiện tổng kết và trao giải mùa 4 của cuộc thi “Sống Đẹp” với chủ đề “San sẻ yêu thương”, một dịp tôn vinh những tác giả và tác phẩm xuất sắc, mang đến nhiều câu chuyện cảm động, truyền cảm hứng sống đẹp cho cộng đồng.
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025

Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025

(LĐTĐ) Năm 2024 sắp kết thúc, Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần, đây chính là thời điểm mà câu chuyện thưởng Tết được bàn tới. Theo dự báo của các chuyên gia và ghi nhận sơ bộ từ doanh nghiệp, do tình hình sản xuất kinh doanh năm nay tốt hơn và lương tối thiểu tăng, tiền thưởng Tết năm nay có thể sẽ cao hơn năm trước.
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?

Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?

(LĐTĐ) Những ngày cuối năm, các bữa tiệc giáng sinh, tổng kết, tất niên diễn ra triền miên. Tham gia party liên tục khiến nhiều bạn trẻ nóng trong người do ảnh hưởng từ đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ.
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng

Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương cho biết, đã có 1.676 doanh nghiệp có kế hoạch thưởng Tết năm 2025. Trong đó mức thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất khoảng 375 triệu đồng.
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương

Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương

(LĐTĐ) Dịp Tết Dương lịch 2025, người lao động được nghỉ làm, hưởng nguyên lương và có thể được thêm một khoản thưởng Tết.
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm

Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm

(LĐTĐ) Càng về cuối năm, sức nóng deadline, KPI tăng tỷ lệ thuận với độ sốt ruột khi phố phường ngập tràn không khí Giáng sinh, Tết đến gần khiến độ nóng trong người của Gen Z tăng lên từng ngày.
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?

Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?

(LĐTĐ) Năm 2024 sắp kết thúc, Tết dương lịch 2025 đang tới gần. Trong dịp này, ngoài chế độ ngày nghỉ hưởng nguyên lương, người lao động có thể được thêm một số khoản tiền.
Sớm công khai phương án thưởng Tết để ổn định quan hệ lao động

Sớm công khai phương án thưởng Tết để ổn định quan hệ lao động

Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội, các doanh nghiệp trên địa bàn cần sớm xây dựng phương án thưởng Tết 2025, và thông báo cho người lao động biết, góp phần ổn định quan hệ lao động...
Xem thêm
Phiên bản di động