Du lịch kém phát triển bởi điệp khúc giá cao, quảng bá kém
Phát động chiến dịch "Nâng cao hình ảnh du khách Việt” | |
Phát triển “công nghiệp không khói”: Nhiều chính sách kích cầu |
Khi giá dịch vụ cao hơn các nước
Theo bình chọn của The Richest - một trang mạng khá ăn khách ở Mỹ thì Việt Nam đứng thứ 6 trong danh sách 10 quốc gia thuộc nhóm du lịch giá rẻ năm 2016 (cùng với các quốc gia khác như Ấn Độ, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Guatemala).
Phong cảnh đẹp, nhưng khâu quảng bá chưa xứng tầm. Ảnh minh họa. |
Theo nội dung đăng tải của trang này thì du khách có thể tìm thấy những phòng nghỉ qua đêm ở Việt Nam chỉ khoảng 10 USD, thậm chí nếu du khách không ngại nghỉ đêm tại những căn phòng nghỉ kiểu ký túc xá thì giá còn rẻ hơn.
Chi phí dành cho đồ ăn, thức uống và phương tiện đi lại tại đây cũng rất phải chăng. Du khách có thể du ngoạn đất nước Việt Nam với chi phí chỉ rẻ như du lịch Lào và Campuchia.
Phát triển cụm giải trí gắn liền với du lịch “Ở một số quốc gia như Thái Lan, Trung Quốc… nhiều doanh nghiệp lữ hành chấp nhận chào bán tour với mức giá “siêu rẻ”, nhưng thu lại từ khách hàng bằng việc cung cấp các dịch vụ tham quan, giải trí hấp dẫn, đa dạng và “tận thu” từ các sản phẩm hàng hóa, quà lưu niệm. Cần phải phát triển cụm giải trí gắn liền với du lịch mới mong thu hút được khách du lịch đến Việt Nam...” - ThS. Trần Tất Thành cho biết thêm. |
Xếp hạng của một trang tạp chí quốc tế là vậy, tuy nhiên, theo số liệu cung cấp từ Công ty Du lịch Vietrantour thì giá dịch vụ mặt đất (ăn, ở, buồng, bàn, vận chuyển…) của Việt Nam cao hơn các quốc gia xung quanh.
Cụ thể, giá cho cùng một đối tượng khách ở dịch vụ 3 sao ở Thái Lan một đêm là 22,5 USD; ở Malaysia là 30 USD/đêm, Trung Quốc 40 USD/đêm, còn Việt Nam là 80 USD/đêm. Nguyên nhân của hiện tượng này, là do sự khác biệt về giá dịch vụ lưu trú, vận chuyển và cả dịch vụ ăn uống giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực.
Cụ thể, giá dịch vụ lưu trú ở Việt Nam cao hơn 20 - 25%, ăn uống cao hơn 30 - 35%. Tương tự, giá dịch vụ vận chuyển ở Việt Nam cũng cao hơn khoảng 12% - 20%, thậm chí có lúc cao điểm mùa hè, mùa xuân tăng gấp đôi.
Quảng bá hấp dẫn mới là điểm nhấn
Trên thực tế, giá thành tour cũng chỉ là một yếu tố để khách hàng lựa chọn điểm đến, chứ không phải là tất cả. Vấn đề mà du khách quan tâm là chất lượng dịch vụ thế nào; điểm đến có hấp dẫn hay không mà thôi. Vì thực tế, sự quảng bá về sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch và các điểm du lịch đến với du khách vẫn khá khiêm tốn.
Chị Lan Yến (ở phố Kim Mã - Hà Nội), là người thường xuyên đi du lịch cho rằng, những hình ảnh quảng cáo về các điểm du lịch rất ít, đã thế ngay tại các điểm du lịch, các quảng cáo cũng không bắt mắt du khách Thái Lan, Singapore khiến cho cá nhân chị và du khách chưa đủ sự tò mò muốn khám phá…
Còn theo anh Tuấn Minh – hướng dẫn viên các tour du lịch cho khách nước ngoài - thì ngay những thước phim giới thiệu về đất nước, con người, văn hóa cảnh sắc Việt Nam dẫu được dàn dựng, song những cảnh quay nghèo nàn dẫn đến kém hấp dẫn du khách.
Chia sẻ về điều này, bà Phạm Bích Ngọc - Phó giám đốc Vietrantour cho biết, các chương trình famtrip (khảo sát du lịch), roadshows (quảng bá lưu động) mà Tổng cục Du lịch huy động các doanh nghiệp lữ hành tham gia tại các thị trường để xúc tiến du lịch hầu như chưa có sự chuẩn bị đầy đủ.
Thời gian thông báo đến khi triển khai thường rất ngắn, dẫn tới đối tượng khách mời famtrip không đúng; vì vậy hiệu quả quảng bá du lịch không cao, gây ra sự lãng phí.
“Tổng cục Du lịch hoặc các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch nên chăng giao cho một đơn vị xúc tiến chuyên trách, chịu trách nhiệm thực hiện qua sự tham vấn của doanh nghiệp lữ hành để đảm bảo chương trình chọn lọc đúng đối tượng khách mời, cách thể hiện mới, sáng tạo và có sự chuẩn bị lâu dài”- bà Ngọc cho biết thêm.
Ngoài ra, ở góc độ doanh nghiệp lữ hành, đại diện của Vietrantour và một số doanh nghiệp lữ hành khác cũng đưa ra kiến nghị về các chính sách để thu hẹp dần sự chênh lệch về giá dịch vụ mặt đất như cần có chính sách khen thưởng thiết thực cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch (lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống).
Đồng thời, doanh nghiệp chủ động thực hiện các chương trình khuyến mãi kích cầu du lịch; giảm thuế cho các đơn vị đang thực hiện chương trình khuyến mãi kích cầu, mức phần trăm giảm thuế có thể tương ứng với tỉ lệ giảm giá, căn cứ trên các hợp đồng khuyến mãi thực hiện.
Tập hợp các danh sách các doanh nghiệp tham gia kích cầu đăng tải trên trang thông tin du lịch của Trung ương và địa phương để khuyến khích khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ nhằm gia tăng nguồn thu bù đắp vào việc thực hiện chính sách khuyến mãi của doanh nghiệp.
Đồng tình quan điểm này, ThS. Trần Tất Thành - giảng viên Khoa Quản trị Du lịch (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) cho biết: “Hiện Thái Lan, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông đã và đang rất tích cực chi ngân sách hợp tác với các công ty du lịch triển khai nhiều chương trình kích cầu du lịch, quảng bá điểm đến tại các quốc gia trong khu vực với chủ đề xúc tiến đa dạng và nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Trong khi đó, chúng ta lại quá trông chờ và cơ hội quảng bá, xúc tiến du lịch miễn phí mà chưa tập trung xây dựng chiến lược xúc tiến bài bản qua lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp lữ hành để đảm bảo chiến lược sát với thực tế, tiết kiệm chi phí”.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm
Thị trường 21/11/2024 06:27
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 20/11/2024 07:08
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Thị trường 20/11/2024 07:05
Giá vàng hôm nay (20/11): Tăng không ngừng
Thị trường 20/11/2024 06:18
Giá xăng dầu hôm nay (19/11): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 19/11/2024 08:48