Đổi mới tư duy để viết tiếp truyền thống vẻ vang
Thỏa ước lao động tập thể giúp người lao động hưởng lợi cao hơn | |
Chấp hành tốt Điều lệ Công đoàn Việt Nam | |
Các cấp công đoàn Thủ đô: Nâng cao chất lượng phong trào thi đua |
Nhân dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với các đồng chí nguyên Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội qua các thời kỳ về những kinh nghiệm quý báu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa trong tình hình mới.
Ông Trần Quang Giao- Nguyên Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội (Giai đoạn từ 1993 đến 2002): Tô thắm truyền thống Công đoàn bằng phương thức hoạt động mới Trong hoạt động Công đoàn, điều chúng tôi làm được trong thời kỳ đó là tích cực vận động công nhân lao động hăng hái thi đua lao động, sản xuất giỏi. Trong điều kiện kinh tế còn có nhiều khó khăn, việc được cả tập thể Ban Thường vụ Thành ủy và Ủy ban Nhân dân Thành phố xuống cơ sở để động viên công nhân và doanh nghiệp là điều mà chúng tôi thấy vô cùng phấn khởi. Không chỉ hô hào thi đua lao động sản xuất mà đời sống vật chất và tinh thần của công nhân, viên chức, lao động cũng được lãnh đạo thời kỳ đó rất quan tâm. Ở giai đoạn này, cái gì cũng thiếu, ăn ở đi lại không được như bây giờ nhưng không ai kêu ca phàn nàn. Bởi Công đoàn luôn xuống cơ sở nắm và giải quyết được mâu thuẫn từ lúc mới phát sinh giữa chủ và thợ, trả lại quyền lợi hợp pháp cho người lao động. Trên cơ sở đó chúng tôi thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng cho người lao động, động viên họ thi đua sản xuất, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh. Điều cần nói thêm, cùng với công cuộc đổi mới, tác động mặt trái của cơ chế thị trường như việc làm không ổn định, thời gian lao động kéo dài, cường độ lao động cao, điều kiện làm việc ít được cải thiện. Nhà ở tuy có được cải thiện nhưng nhìn chung vẫn tạm bợ, tiền lương thu nhập chưa tương xứng với sức lao động của công nhân bỏ ra. Nhiều điểm trong Luật Lao động, Luật Bảo hiểm còn thiệt thòi cho người lao động. Thời gian học tập văn hóa, chính trị hết sức khó khăn. Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày một gia tăng. Hiểu được điều đó, thời kỳ này, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã cố gắng hết sức bằng các biện pháp như tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa – thể thao, tổ chức các hội thi lồng ghép giáo dục chính trị, thành lập Quỹ cho công nhân vay vốn, hỗ trợ xây Mái ấm Công đoàn…nhờ đó vị thế Công đoàn tiếp tục được khẳng định. Hiện tại, dù có nhiều khó khăn, nhưng với quyết tâm cao, các cấp Công đoàn Thủ đô đã hoàn thành các chi tiêu lớn đề ra. Công tác chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của công nhân, viên chức, lao động được đánh giá cao. Kỷ niệm 90 Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là dịp để cùng nhau nhìn lại chặng đường đã qua và cùng cố gắng, nỗ lực tìm ra phương thức hoạt động tốt nhất trên cơ sở các chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước và nghị quyết của công đoàn. Làm được điều này tin rằng tổ chức Công đoàn ngày càng lớn mạnh và là chỗ dựa tin cậy của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động, tô thắm thêm truyền thống của tổ chức Công đoàn Việt Nam. |
Ông Nguyễn Tiến Dĩnh- NguyênThứ trưởng Thường trực Bộ Nội vụ, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội (Giai đoạn từ 2006 đến 2009): Nâng cao hơn thỏa ước lao động tập thể Nhằm đẩy mạnh các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức lao động của Thủ đô, trong giai đoạn 2006 – 2009, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã phát triển nhiều phong trào thi đua như “Công nhân giỏi Thủ đô”, “Sáng kiến, sáng tạo”… Những phong trào này được phát triển dựa trên cơ sở phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động. Qua đó, hướng tới việc quan tâm, ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, đóng góp và sáng kiến của người lao động trong quá trình làm việc, tạo động lực để người lao động tiếp tục gắn bó và cống hiến trong công việc. Đặc biệt, nhằm góp phần xóa nghèo trong công nhân viên chức lao động, được sự đồng ý của Thành ủy, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, năm 2007, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã thành lập Quỹ Trợ vốn công nhân viên chức lao động nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình. Hiện nay, Quỹ Trợ vốn vẫn đang được duy trì và phát triển mạnh mẽ, nhờ đó, đông đảo công nhân viên chức lao động nghèo đã kịp thời được quan tâm, hỗ trợ phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống và yên tâm lao động sản xuất. Giai đoạn 2006 – 2009, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội cũng đã thành lập Trung tâm công tác xã hội để phối hợp với Cung văn hóa hữu nghị Việt – Xô tổ chức chương trình Hát cho công nhân nghe, phối hợp với Trung tâm Tư vấn pháp luật để tuyên truyền pháp luật cho người lao động. Đồng thời, triển khai các chương trình như “Đưa công nhân về quê đón Tết”, xây dựng các khu nhà trọ văn minh… Trong bối cảnh Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể sẽ đem lại nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức đối với tổ chức Công đoàn. Vì vậy, trong thời gian tới, các cấp Công đoàn Thủ đô cần phải đổi mới mạnh mẽ và toàn diện mọi mặt hoạt động để tiếp tục khẳng định vai trò đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Trong đó, các Công đoàn cơ sở phải đi sâu, đi sát, chủ động tuyên truyền, nâng cao kiến thức cho người lao động về kỹ năng ký kết hợp đồng lao động để đảm bảo quyền lợi. Đồng thời, tích cực tham gia thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện Thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp, đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi có tranh chấp lao động xảy ra. |
Ông Nguyễn Thế Phúc- Nguyên Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội (Giai đoạn từ 2002 đến 2006): Tiếp tục tạo ra “hữu xạ tự nhiên hương” để người lao động tham gia Bất luận thời kỳ nào, hoàn cảnh nào điều đầu tiên mỗi cán bộ Công đoàn phải là người sâu sát với cơ sở. Nghĩa là cán bộ phải có phong cách làm việc không bó mình trong văn phòng, bàn giấy, không tự cho mình có địa vị cao hơn, không tạo cho mình vẻ quan cách, khác biệt với công nhân viên chức lao động. Chính vì thế, các cấp Công đoàn luôn hết lòng, hết sức đảm bảo quyền lợi, lợi ích của công nhân, viên chức, lao động. Cán bộ lãnh đạo là người tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời là người kiểm tra, giám sát tình hình và kết quả thực hiện. Nếu cán bộ lãnh đạo có phong cách sâu sát thì công việc dù khó khăn, phức tạp đến mấy cũng làm được. Ngược lại, sẽ không đạt kết quả, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng. Thực tế, không ít trường hợp, cán bộ cấp trên chỉ xuống làm việc với chủ doanh nghiệp, hãn hữu đến với công nhân lao động. Trong khi đó, tại các cuộc làm việc, nhiều khi doanh nghiệp chỉ báo cáo những điều tốt đẹp bỏ lọt những thông tin cần thiết. Do đó, để làm đúng chức năng, vai trò của mình, cán bộ Công đoàn phải dành thời gian xuống địa phương, cơ sở xem xét tình hình, kiểm tra công việc, thăm công nhân, viên chức, lao động để tìm hiểu, lắng nghe những chia sẻ, tập trung tháo gỡ tồn tại, bức xúc, vướng mắc, giúp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho họ. Người lãnh đạo muốn biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của mình, muốn biết công tác của mình tốt hay xấu, không gì bằng gần dân, sát dân và cán bộ có yêu dân, kính dân, thì dân mới yêu, mới kính cán bộ. Sự sâu sát của cán bộ lãnh đạo sẽ nâng cao tính khách quan, minh bạch, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát tốt hơn việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Thời kỳ mới, bối cảnh mới, tôi cho rằng Công đoàn cần trực tiếp về cơ sở để bám sát tình hình. Chỉ như vậy mới có thể từng bước nâng cao chất lượng hoạt động, làm tốt vai trò bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động và là cầu nối tích cực giữa người lao động với chủ doanh nghiệp. Như một hình thức “Hữu xạ tự nhiên hương”, Công đoàn sẽ ngày càng thu hút nhiều người lao động tham gia. |
Ông Trần Văn Thực- Nguyên Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội (Giai đoạn từ 2009 đến 2015): Cần đổi mới tư duy để nâng cao hiệu quả hoạt động Kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được của các cấp Công đoàn Thủ đô trong những giai đoạn trước, giai đoạn 2009 – 2015, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã tiếp tục triển khai hiệu quả các hoạt động chăm lo cho công nhân, viên chức, lao động. Trong đó, chú trọng chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn thông qua các chương trình hỗ trợ “Mái ấm công đoàn”, “Tết sum vầy”, “Đưa công nhân về quê đón Tết”... Các cấp Công đoàn đã tích cực tham gia thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện Thỏa ước lao động tập thể, giám sát chế độ lương, thưởng, tổ chức Hội nghị người lao động… Qua đó, khẳng định vai trò đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động. Ngoài ra, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các cấp Công đoàn đẩy mạnh việc triển khai các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, người lao động như phong trào “Sáng kiến, sáng tạo”, “Công nhân giỏi Thủ đô”… Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người lao động và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao để cải thiện đời sống tinh thần cho người lao động. Cùng với công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, công tác nữ công, tuyên giáo, tài chính… cũng được các cấp Công đoàn Thủ đô triển khai hiệu quả. Nhờ vậy, hoạt động của các cấp Công đoàn không ngừng phát triển, số lượng người lao động tham gia vào tổ chức Công đoàn ngày càng gia tăng và vị thể của tổ chức Công đoàn Thủ đô được khẳng định. Thời gian tới, tổ chức Công đoàn có nhiều thuận lợi trong hoạt động nhưng cũng sẽ gặp không ít thách thức khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), sẽ có các tổ chức khác đại diện cho người lao động. Để tổ chức Công đoàn tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của mình, các cấp Công đoàn Thủ đô cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, hướng tới thực chất, vì người lao động. Trong đó, tập trung vào các nhiệm vụ cốt lõi, đổi mới tư duy và phương pháp tổ chức hoạt động, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới. Cán bộ công đoàn phải tăng cường bám sát cơ sở để kịp thời biểu dương, nhân rộng những điển hình tiên tiến và phát hiện những vi phạm, tranh chấp về quan hệ lao động để kịp thời giải quyết, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Đồng thời, chú trọng thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động, phối hợp với người sử dụng lao động nâng cao tay nghề cho người lao động để đáp ứng yêu cầu hội nhập, toàn cầu hóa. |
M.Quý - P.Bùi (ghi)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)
Các bến xe tại TP.HCM lên kế hoạch phục vụ đi lại dịp Tết Ất Tỵ 2025
Giá xăng dầu hôm nay (27/11): Giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc
HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC
Hơn 400 tiểu sành, hài cốt được phát hiện khi thi công hệ thống thoát nước
Triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động
Hà Nội đặt mục tiêu tiêm vắc xin uốn ván - bạch hầu đạt tỷ lệ 90% trở lên
Tin khác
Cụm thi đua số 8 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Chú trọng công tác chăm lo, bảo vệ người lao động
Hoạt động 26/11/2024 17:11
Thiết thực xây dựng phong trào thi đua ở Đan Phượng
Hoạt động 26/11/2024 10:00
Đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn
Hoạt động 26/11/2024 09:59
Công đoàn quận Long Biên: Cán đích sớm nhiều nhóm chỉ tiêu quan trọng
Hoạt động 26/11/2024 09:04
Hà Nội - Bắc Kinh: Hợp tác hữu nghị đưa phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn phát triển
Hoạt động 25/11/2024 21:53
LĐLĐ thành phố Hà Nội hội đàm với Tổng Công hội Bắc Kinh
Hoạt động 25/11/2024 18:09
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
Hoạt động 23/11/2024 18:16
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06