Địa phương cũng phải có trách nhiệm
Nhiều doanh nghiệp “phớt lờ” khai báo tai nạn lao động | |
Bàn giao hơn 681 ngàn sổ BHXH cho người lao động |
Tại hội thảo, Phó Trưởng Ban Quan hệ Lao động Tổng LĐLĐVN Lê Đình Quảng cho biết: Tính đến hết năm 2015 có 220,5 tỷ đồng tiền nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của một số doanh nghiệp giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn; trong đó: Có 1.676 doanh nghiệp bị phá sản, giải thể, rút giấy phép kinh doanh với 7.800 LĐ, nợ số tiền BHXH, BHYT, BH thất nghiệp là 79,5 tỷ đồng.
1.931 doanh nghiệp trong nước không còn hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa điểm đăng ký với 1.400 LĐ, nợ số tiền BHXH, BHYT, BH thất nghiệp là 89,5 tỷ đồng; 106 doanh nghiệp chủ nước ngoài bỏ trốn với 4.000 lao động, nợ số tiền BHXH, BHYT, BH thất nghiệp là 51,5 tỷ đồng.
Người lao động cần được đảm bảo quyền lợi trước tiên. |
Tại dự thảo Nghị định đang đưa ra xin ý kiến lần này có điểm đáng chú ý là phương án: Ghi nhận thời gian NLĐ làm việc tại các doanh nghiệp giải thể, phá sản mà doanh nghiệp nợ tiền đóng BHXH là thời gian đóng BHXH để làm cơ sở giải quyết các chế độ BHXH hoặc chốt sổ BHXH để NLĐ chuyển đơn vị khác; sau khi thanh lý tài sản được ưu tiên đóng BHXH, trong trường hợp không đủ, thì được đảm bảo bằng khoản tiền lãi mà người sử dụng lao động phải nộp khi nợ đóng BHXH theo quy định tại Khoản 3 Điều 122 của Luật BHXH năm 2014.
Ông Lê Đình Quảng- Phó Trưởng Ban Quan hệ Lao động cho rằng, phương án đưa ra trong dự thảo có ưu điểm là chỉ cần sửa đổi một số quy định của pháp luật có liên quan, nhất là Luật Phá sản. Phương án này đảm bảo nguyên tắc đóng-hưởng của Luật BHXH, đồng thời ngân sách nhà nước không phải bố trí. Hơn nữa, phương án này chỉ cần Chính phủ ra quyết định, không cần phải qua Quốc hội. Ông Quảng bày tỏ băn khoăn: Khả năng tiền lãi thu có nhiều không, về lâu dài có bền vững không? Nếu tiền lãi thu không đủ chi trả thì lấy gì để đảm bảo? |
Cụ thể, theo Khoản 3 Điều 122 của Luật BHXH năm 2014 quy định: Người sử dụng lao động nợ đóng BHXH từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.
Ông Lê Đình Quảng- Phó Trưởng Ban Quan hệ Lao động cho rằng, phương án đưa ra trong dự thảo có ưu điểm là chỉ cần sửa đổi một số quy định của pháp luật có liên quan, nhất là Luật Phá sản. Phương án này đảm bảo nguyên tắc đóng-hưởng của Luật BHXH, đồng thời ngân sách nhà nước không phải bố trí.
Hơn nữa, phương án này chỉ cần Chính phủ ra quyết định, không cần phải qua Quốc hội. Ông Quảng bày tỏ băn khoăn: Khả năng tiền lãi thu có nhiều không, về lâu dài có bền vững không? Nếu tiền lãi thu không đủ chi trả thì lấy gì để đảm bảo?
Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu cho biết, các địa phương cũng cần phải trích nguồn từ ngân sách địa phương để cùng chia sẻ trách nhiệm, đảm bảo quyền lợi an sinh cho NLĐ.
Bởi, địa phương phải có trách nhiệm khi không quản lý, giám sát tốt, dẫn tới tình trạng phá sản, giải thể, chủ bỏ trốn của các doanh nghiệp xảy ra mà không nắm bắt sớm để có biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu tối đa hệ luỵ...
Phó Tổng Giám đốc Trần Đình Liệu cũng cho rằng việc tăng cường chia sẻ, liên thông dữ liệu giữa các ngành: Kế hoạch Đầu tư - Thuế - BHXH và thực hiện hiệu quả công tác quản lý thu nợ BHXH cũng là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu tình trạng chủ sử dụng lao động chiếm dụng tiền đóng BHXH của NLĐ, xâm phạm quyền lợi an sinh chính đáng của NLĐ.
Tuy nhiên, một số đại biểu cho rằng, về giải pháp lâu dài, nguồn tiền bù đắp này nên lấy từ ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó cũng cần phải tăng cường vai trò đại diện của tổ chức Công đoàn trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ.
Ngọc Lan
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33