Nhiều doanh nghiệp “phớt lờ” khai báo tai nạn lao động
Phát động Tháng hành động ATVSLĐ năm 2017 | |
Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thăm công nhân bị tai nạn lao động |
Nhiều tai nạn lao động bị “giấu nhẹm”
Nhiều năm nay, bà Nguyễn Thị Thoan ở tỉnh Hòa Bình lặn lội tìm đến các cơ quan chức năng, đề nghị giúp đỡ “truy tìm” cặp vợ chồng chủ một cơ sở sản xuất nước mắm đóng tại huyện Thanh Trì để yêu cầu họ thực hiện lời hứa “giúp đỡ bố mẹ của nhân viên công ty bị chết vì TNLĐ khi gia đình nạn nhân gặp khó khăn”.
Tai nạn lao động trên thực tế vẫn diễn biến phức tạp. Ảnh minh họa. |
Chia sẻ với phóng viên, bà Thoan cho biết, vợ chồng bà sinh được 2 người con. Cô con gái lớn lấy chồng xa, còn cậu con trai thì theo bạn bè về Hà Nội làm thuê. Vào một ngày mưa to gió lớn, trước khi bắt đầu giờ làm việc buổi sáng, theo sự phân công của lãnh đạo Công ty sản xuất nước mắm, con trai bà ra mở cổng trụ sở. Không ngờ, cánh cổng bị đường dây điện đứt chạm vào và cậu nhân viên đã chết vì điện giật.
Nghĩ tai nạn đã xảy ra, người chết không thể sống lại, vợ chồng bà Thoan nghe theo sự thỏa thuận đền bù của chủ doanh nghiệp. Họ đã nhận khoản tiền mai táng cho nạn nhân và tin vào lời hứa như đã nêu trên của vợ chồng chủ công ty. “Sau khi con trai mất, chồng tôi ốm nặng phải điều trị dài ngày tại Bệnh viện tỉnh Hòa Bình. Kinh tế quá khó khăn, tôi liền đi tìm ông bà chủ công ty nhưng chẳng thấy người đâu, còn nơi Công ty đóng trụ sở trước kia giờ là một nhà kho trống rỗng”- Bà Thoan buồn bã nói.
Thiết nghĩ, để chấn chỉnh công tác khai báo, thống kê, báo cáo trong công tác BHLĐ trước hết, nhất là khai báo TNLĐ, các cấp quản lý cần coi trọng công tác khai báo, thống kê, báo cáo, nhận thức đẩy đủ vai trò và tầm quan trọng của nó. Các quy định, biểu mẫu về lĩnh vực này cần được rà soát, xem xét sửa đổi cho đơn giản hơn. |
Câu chuyện của gia đình bà Thoan có lẽ không phải là câu chuyện hiếm hoi. Trên thực tế, có không ít những vụ việc tương tự như của gia đình bà đã xảy ra. Khi để xảy ra TNLĐ, nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân thường tìm cách giấu giếm.
Theo thống kê của Cục An toàn lao động (Bộ LĐTBXH), trong năm 2016 cả nước xảy ra 7.981 vụ TNLĐ, làm 8.251 người bị nạn, trong đó số vụ TNLĐ chết người lên đến 799 vụ làm 862 người chết. Trong đó, khu vực có quan hệ lao động trên toàn quốc đã xảy ra 7.588 vụ TNLĐ, làm 7.806 người bị nạn.
Tại khu vực không có quan hệ lao động, thống kê tại 44/63 tỉnh, thành phố trên cả nước cho thấy có 393 vụ TNLĐ làm 445 người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động bị tai nạn. Tuy nhiên, cơ quan chức năng đánh giá, những con số trên chưa thống kê hết được số người gặp rủi ro trong quá trình lao động.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính cho biết: “Nhiều doanh nghiệp thỏa thuận với gia đình của nạn nhân như đưa ra mức đền bù 100 - 200 triệu đồng nhằm tránh việc gia đình công khai với pháp luật. Doanh nghiệp tìm cách “ém” thông tin về TNLĐ. Con số thống kê TNLĐ của ngành lao động và ngành y tế có sự chênh lệch gần gấp đôi, trong đó ngành y tế báo cáo có khoảng 1.500 TNLĐ thông qua việc người nhà nạn nhân khai báo khi nhập viện, ngành lao động báo cáo gần 800 TNLĐ”.
Tại Hà Nội, LĐLĐ Thành phố cũng đánh giá, công tác khai báo, thống kê về tai nạn lao động của các doanh nghiệp chưa được thực hiện nghiêm túc nên số liệu về TNLĐ được công bố chưa phản ánh đúng tình hình TNLĐ diễn ra trên thực tế. Nhiều doanh nghiệp đã có hành vi che dấu, không khai báo với cơ quan có thẩm quyền khi có tai nạn lao động xảy ra theo quy định, mà che dấu và tự thỏa thuận giải quyết với gia đình nạn nhân.
Nguyên nhân từ đâu?
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do người sử dụng lao động chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc khai báo, thống kê, báo cáo. Họ e ngại việc để các cơ quan chức năng biết những thiết sót và “sự cố” về ATVSLĐ, TNLĐ, bệnh nghề nghiệp sẽ ảnh hưởng đến “thi đua”, đến uy tín, thương hiệu của DN và bản thân họ.
Bên cạnh nhận thức chưa đúng, nhiều DN thiếu hiểu biết do không tìm hiểu, cập nhật các văn bản pháp luật về khai báo, thống kê, báo cáo trong công tác BHLĐ. “Tôi tưởng chỉ khi nào có TNLĐ chết người thì mới phải báo cáo” hoặc “Chúng tôi không thấy cơ quan nào nhắc nhở cần phải báo cáo”... Đó là cách lý giải thông thường của các doanh nghiệp trước những câu hỏi của đoàn thanh tra, kiểm tra về BHLĐ thường xuyên phải nghe từ các DN.
Một nguyên nhân quan trọng nữa chính là sự thiếu ý thức chấp hành đến mức coi thường các quy định của pháp luật của người sử dụng lao động. Rất nhiều người sử dụng lao động có biết đến các quy định của pháp luật nhưng do việc thực hiện công tác BHLĐ còn nhiều sai phạm, thiếu sót nên khi TNLĐ họ thường tìm mọi cách có thể để che dấu và thỏa thuận bồi thường với nạn nhân hoặc gia đình họ.
Ngoài ra, việc các cơ quan quản lý, chưa có giải pháp quyết liệt để chấn chỉnh, các đoàn thanh tra, kiểm tra về BHLĐ xử lý chưa nghiêm minh; những biểu mẫu về thống kê, báo cáo TNLĐ hiện hành còn rườm rà, khó thực hiện, gây cho các DN tâm lý ngại ngần, khó thực hiện rồi chế tài xử phạt còn nhẹ, chưa đủ tích răn đe... cũng là những nguyên nhân dẫn đến việc phổ biến những vi vi phạm pháp luật về khai báo, thống kê, báo cáo về BHLĐ.
Về vấn đề này, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính cho rằng, chế tài của chúng ta về thống kê báo cáo số vụ TNLĐ chưa có tính răn đe. Tới đây, chúng ta phải đề xuất sửa đổi Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính, nâng mức độ xử phạt đối với những hành vi không báo cáo. Còn về phía mình, các doanh nghiệp cần chủ động, tự giác tìm hiểu, cập nhật các văn bản pháp luật để chấp hành nghiêm túc các quy định về khai báo, thống kê, báo cáo, làm cơ sở để tự xây dựng kế hoạch, giải pháp triển khai công tác BHLĐ một cách thực sự hiệu quả, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Ngọc Tú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21
Sớm công khai phương án thưởng Tết để ổn định quan hệ lao động
Đời sống 11/12/2024 16:58