Đề phòng rơi vào âm mưu mua bán phụ nữ, trẻ em thời công nghệ

(LĐTĐ) Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm có diễn biến phức tạp, đặc biệt là các loại tội phạm xâm hại trực tiếp đến các quyền của phụ nữ và trẻ em như nhóm các tội về bạo lực bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em; nhóm tội mua bán người, mua bán trẻ em. 
de phong roi vao am muu mua ban phu nu tre em thoi cong nghe Tăng cường phối hợp liên ngành trong phòng, chống mua bán trẻ em

Theo Trung tá Khổng Ngọc Oanh – Cục cảnh sát hình sự (Bộ Công an), hàng năm các lực lượng công an, biên phòng phát hiện trên dưới 500 vụ mua bán người, mua bán trẻ em với gần 1.000 nạn nhân bị mua bán, đồng thời xác định có hàng ngàn người vắng mặt tại địa phương không rõ đi đâu, làm gì… nhiều người nghi bị mua bán, bị giam giữ cưỡng ép tình dục, cưỡng ép lao động.

Ước tính số phụ nữ, trẻ em bị mua bán sang Trung Quốc chiếm khoảng hơn 70%, ngoài ra sang các nước trong khu vực là Malaysia, Indonesia, Thái Lan…

Tình trạng người dân, trong đó có rất nhiều phụ nữ, trẻ em tự ý xuất cảnh ra nước ngoài tìm việc làm, lấy chồng, kết hôn… trong đó có rất nhiều người rơi vào tình cảnh như: Bị bóc lột sức lao động, bóc lột tình dục, ép làm vợ bất hợp pháp, phải làm vợ người chồng quá cao tuổi, bệnh tật hoặc tàn tật…

de phong roi vao am muu mua ban phu nu tre em thoi cong nghe
Ảnh minh họa: B.T

Bên cạnh đó, tình trạng sử dụng phụ nữ, trẻ em để mang thai hộ vì mục đích thương mại có dấu hiệu phức tạp. lực lượng chức năng đã xác định có những phụ nữ vùng núi Nghệ An, Tây nguyên, miền Tây nam bộ đang mang thai nhưng có điều kiện kinh tế khó khăn, nợ lần, đối tượng rủ rê ra nước ngoài sinh con giao cho chúng, chúng sẽ cho người mẹ một số tiền từ 60 - 80 triệu đồng sau khi sinh để trở về nước, đứa trẻ để lại sẽ được chúng cho làm con nuôi gia đình giàu có, sau đó bán đứa trẻ cho người nước ngoài, tuy nhiên nhiều trường hợp chúng không chuyển đủ số tiền như đã hứa.

Những trường hợp này hiện rất khó xử lý theo pháp luật hình sự về tội mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi vì khi đối tượng dụ dỗ, vận chuyển phụ nữ tại Việt Nam cháu bé chưa ra đời nên không có căn cứ xác định mua bán người dưới 16 tuổi. Khi sang đến Trung Quốc những phụ nữ này mới sinh con và hành vi giao nhận, mua bán mới được thực hiện, cháu bé sinh ra được bán tại nước ngoài, bản thân người mẹ không biết, đối tượng cũng không nhớ bán cho ai nên việc xác định và giải cứu đưa về là vô cùng khó khăn.

Theo Trung tá Khổng Ngọc Oanh, những nguyên nhân cơ bản khiến phụ nữ trẻ em rơi vào hoàn cảnh bị mua bán, lạm dụng là do nhận thức của người dân còn hạn chế, thiếu thông tin, không lường trước được rủi do khi theo người khác đi tìm việc làm, kết hôn lấy chồng ở nước ngoài. Nhiều trường hợp họ trốn gia đình, bố mẹ, chồng con để đi theo lời dụ dỗ, hứa hẹn của tội phạm.

Những đối tượng môi giới và người mẹ mang thai ra nước ngoài sinh con để bán, họ vì đồng tiền, không nhận thức được quyền các em phải được chăm sóc bởi chính cha mẹ mình, hậu quả rất lớn của sự việc này.

Một số em nữ sinh, sinh viên, đặc biệt tại các trường dân tộc nội trú, các trường khu vực miền núi, những em gái mới lớn song chưa có kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ mình, nhiều em do ham chơi đua đòi, dễ dãi trong việc kết bạn, làm quen nên bị đối tượng lợi dụng, rủ dê đi chơi, ăn uống… rồi lừa bán.

Việc mất cân bằng về giới cũng là nguyên nhân để đối tượng thực hiện hành vi mua bán trẻ em làm con nuôi trái pháp luật; phong tục tập quán lạc hậu nên bị đối tượng lợi dụng thực hiện việc mua bán người…

Để phòng tránh rơi vào âm mưu của tội phạm, nhất là trong bối cảnh công nghệ phát triển như hiện nay, Trung tá Khổng Ngọc Oanh khuyến cáo, phụ nữ và trẻ em cần có kỹ năng sống như không dễ dãi trong việc kết bạn, làm quen, nhận lời mời chào, đặc biệt trên môi trường mạng; không vội nhận lời đi chơi, ăn uống, du lịch với người mới quen, quen qua mạng, hoặc chưa có đầy đủ thông tin về người đó; trước khi đi cần thông tin trao đổi với người thân, bạn bè về việc sẽ đi với ai, thời gian về; chia sẻ, tham vấn với người khác trước các hiện tượng lạ, trước những “lòng tốt” mà chưa rõ nguyên nhân.

Thúy Ngọc – Nguyệt Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Từ việc Gạo Ông Cua bị giả mạo: Vẫn nóng chuyện bảo vệ thương hiệu

Từ việc Gạo Ông Cua bị giả mạo: Vẫn nóng chuyện bảo vệ thương hiệu

(LĐTĐ) Sau vụ việc hàng loạt cửa hàng kinh doanh gạo lớn ở nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội bị “bêu tên” vì bán gạo giả mạo nhãn hiệu “Gạo Ông Cua” - “cha đẻ” giống gạo ST25, chưa kịp lắng xuống; mới đây, thương hiệu gạo này tiếp tục bị giả mạo và bày bán tràn lan trên sàn thương mại điện tử Shopee, một lần nữa gióng lên cảnh báo về câu chuyện bảo vệ thương hiệu gạo từng đạt giải ngon nhất thế giới này ngay tại thị trường Việt Nam.
Báo động nạn giả mạo cơ quan nhà nước để lừa đảo

Báo động nạn giả mạo cơ quan nhà nước để lừa đảo

(LĐTĐ) Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, thời gian qua, trên các nền tảng mạng xã hội không chỉ xảy ra tình trạng mạo danh người uy tín, người nổi tiếng, hay các doanh nghiệp… để lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà ngay các bộ, ngành cũng lên tiếng về việc bị giả mạo trang web, văn bản để thực hiện hành vi lừa đảo.
Để lộ thông tin cá nhân có thể bị phạt tới 500 triệu đồng

Để lộ thông tin cá nhân có thể bị phạt tới 500 triệu đồng

(LĐTĐ) Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định đối với dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng. Nghị định này do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.
Cảnh giác để không “sập bẫy” những cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng

Cảnh giác để không “sập bẫy” những cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các cuộc gọi lừa đảo được thực hiện vô cùng tinh vi, các đối tượng lừa đảo thường giả danh cơ quan chức năng để gọi điện dọa nạt, thu thập thông tin cá nhân… nhằm chiếm đoạt tài sản. Khi nhận được các cuộc gọi tự xưng là cơ quan chức năng, người dân cần tỉnh táo, bình tĩnh không vội làm theo những yêu cầu mà các đối tượng đưa ra.
Cách tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản

Cách tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản

(LĐTĐ) Cài đặt hệ điều hành, sử dụng trình quản lý mật khẩu, bảo vệ tài khoản bằng khóa bảo mật và kiểm tra bảo mật định kỳ… là những việc cần làm ngay để tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản.
10 điểm của Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024

10 điểm của Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024

(LĐTĐ) Luật Căn cước được Quốc hội khoá XV thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, trong đó có những điểm mới đáng chú ý như: Chứng minh nhân dân 9 số hết hiệu lực từ 1/1/2025; Bỏ thông tin quê quán và vân tay trên thẻ căn cước; Cấp thẻ Căn cước cho người dưới 06 tuổi…
Mức phạt hành chính khi vi phạm giao thông đối với học sinh

Mức phạt hành chính khi vi phạm giao thông đối với học sinh

(LĐTĐ) Tình trạng học sinh vi phạm về an toàn giao thông vẫn diễn ra. Không khó để bắt gặp hình ảnh nhiều thanh, thiếu niên mặc đồng phục học sinh cấp 2, cấp 3 điều khiển xe máy đi học. Hầu hết, những học sinh ở độ tuổi này chưa đủ điều kiện để lái xe máy từ 50cm3 trở lên.
24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

(LĐTĐ) Trước các diễn biến phức tạp, liên tục thay đổi phương thức để lừa đảo của tội phạm công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội đã liệt kê 24 thủ đoạn mà tội phạm công nghệ cao thường hay sử dụng để người dân nêu cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tự bảo vệ bản thân.
Cảnh sát giao thông có được hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông?

Cảnh sát giao thông có được hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông?

(LĐTĐ) Theo quy định, điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được cấp có thẩm quyền quy định, nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương thức thực hiện, lực lượng, trang phục, thời gian, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát…
Không bắt buộc đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước khi còn hạn

Không bắt buộc đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước khi còn hạn

(LĐTĐ) Điều 46 Luật Căn cước quy định, thẻ Căn cước công dân (CCCD) đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp công dân có nhu cầu đổi thì được cấp đổi sang thẻ Căn cước.
Xem thêm
Phiên bản di động